Chuyên trang Tech2 vừa đăng tải một bài tổng hợp về chất liệu sản xuất điện thoại của tác giả Mihir Patkar. Bài viết này giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về chất liệu sản xuất, yếu tố mà rất nhiều người quan tâm khi muốn sở hữu một sản phẩm công nghệ.
——————————–
Nhựa thì rẻ tiền. Kim loại thì cao cấp. Hoặc ít nhất đó là những gì mà các nhà sản xuất smartphone muốn người dùng tin. Nếu nhìn vào danh sách các loại điện thoại di động mà bạn có thể mua ngày hôm nay, sẽ không có gì bất ngờ khi những dòng điện thoại cấp thấp sẽ có chất liệu chủ yếu bằng nhựa, trong khi phan khúc cấp cao sẽ được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau, từ kim loại và mặt kính cho tới gỗ và da.
Và sự khác biệt về giá chính là yếu tố khiến chúng ta, những người sử dụng bình thường, sẽ dần bỏ qua những thông số của sản phẩm. Thay vào đó, khi chúng ta thấy 1 sản phẩm cấp thấp với thiết kế kim loại hào nhoáng, chúng ta sẽ tự động nâng tầm sản phẩm này thành cao cấp, và khi thấy 1 sản phẩm cao cấp như Samsung Galaxy S5 với vỏ nhựa thì ý thức của chúng ta sẽ tự động lên tiếng chê bai.
Chất liệu tạo sự khác biệt trong cảm nhận và khiến cộng hưởng cảm xúc rất lớn khi ta sử dụng smartphone. Tuy nhiên, thật ra yếu tố này chỉ có một chút tác động tích cực tới quá trình sử dụng mà thôi. Vậy bạn có thực sự sẵn sàng chi thêm tiền để có được một sản phẩm với vẻ ngoài bóng bẩy hay cảm giác cầm máy tốt hơn không?
Sự ảnh hưởng của chất liệu
Dĩ nhiên không thể nói khả năng hoạt động của điện thoại không bị ảnh hưởng bởi chất liệu sản xuất được. Sự thật là thiết kế của máy có thể phải thay đổi tùy theo chất liệu của phần vỏ bên ngoài.
Có lẽ ví dụ tốt nhất đối với hiện tượng này là dải ăng ten ngoài của iPhone 4s trong sự cố với ăng ten của chiếc điện thoại này, khi vị trí cầm vô tình ảnh hưởng đến khả năng thu sóng. Một số chiếc điện thoại cũng phải sử dụng dải ăng ten ngoài. Tại sao? Bởi dải ăng ten vẫn thỉnh thoảng phải sử dụng ở bên ngoài vì nhôm và kính là những chất liệu gây trở ngại tới tín hiệu radio. Nhựa thì khác, nó không cản trở tín hiệu này và một chiếc điện thoại với mặt lưng vỏ nhựa sẽ luôn có ăng ten trong. Và như vậy thì sẽ ít xảy ra sự cố với việc thu phát sóng hơn rất nhiều.
Ngoài ra, điện thoại vỏ kim loại luôn bị nóng khi bạn chơi game trong thời gian dài hoặc khi đi du lịch và sử dụng 3G hết công suất. Nhựa, lại không hề bị nóng trong những bối cảnh sử dụng tương tự. Tuy nhiên, mặt khác, kim loại tản nhiệt tốt hơn trong khi nhựa dẫn nhiệt kém. Vì thế mà bộ xử lý của một chiếc điện thoại vỏ nhôm luôn đạt điểm cao hơn so với điện thoại vỏ nhựa.

Và hiện trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện một số chất liệu mới có ích hơn. Ví dụ như LG G Flex với mặt lưng tự lành hoặc mặt chống xước của Motorola Razr. Mặt lưng bọc da như Samsung Galaxy Note giúp cầm nắm các thiết bị với kích cỡ lớn dễ dàng hơn. Như vậy, chất liệu sản xuất hoàn toàn ảnh hưởng đến thiết kế cũng như hiệu năng của máy. Tuy nhiên yếu tố nào là yếu tố để các nhà sản xuất chọn chất liệu khi thiết kế 1 chiếc điện thoại? Nói đơn giản thì các hãng này sẽ thực hiện các bài kiểm tra để đảm bảo rằng chất liệu đó sẽ không làm ảnh hưởng đến việc bạn sử dụng máy hằng ngày.
Tạm chốt lại, khi chúng ta chỉ là những khách hàng bình thường thì không cần phải quá quan tâm đến chuyện liệu một chiếc điện thoại mặt kính có nhanh hơn điện thoại vỏ nhựa không? Hay ăng ten của điện thoại vỏ nhựa hẳn là mạnh hơn vỏ nhôm nhỉ? Điều cần cân nhắc là sử dụng chất liệu nào thích hơn.
Chất liệu chỉ nhằm hướng tới cảm xúc
“Cảm xúc” là một định nghĩa phức tạp và trừu tượng. Các bài review công nghệ và di động cũng hay đề cập đến cảm nhận khi sử dụng điện thoại, thế nên thỉnh thoảng ta vẫn thấy điện thoại vỏ nhựa thì cho cảm giác cao cấp còn điện thoại vỏ kim loại cho cảm giác rẻ tiền. Phần lớn các nhà sản xuất chạy theo xu thế nên muốn găm vào ý thức người dùng rằng nhựa thì rẻ và mọi vật liệu khác đều sang trọng hơn nhựa nhiều. Thế nên chúng ta dần đánh giá các smartphone vỏ nhựa theo hướng này. Nhưng thủ cầm một chiếc Nokia/Microsoft Lumia với chất liệu polycarbonate xem, bạn sẽ không thể nói đấy là sản phẩm rẻ tiền được.
Tương tác với vật liệu tạo ra phản ứng rất lớn đối với điện thoại. Ví dụ như tác giả Russel Holly của Android Central có nói về mặt lưng ốp gỗ của Moto X cho cảm giác mới lạ mà cũng hoài cổ, mặc dù vẫn là chiếc smartphone với thiết kế bình thường. Điều Holly nói cũng chính là cách chúng ta nghĩ về những chiếc smartphone hiện nay. Nó giống như 1 sản phẩm thời trang vậy, vì thế với 1 sản phẩm mà chúng ta thu hút được sự chú ý và khen ngợi từ mọi người thì còn chần chừ gì mà không chọn nhỉ?
Vấn đề cảm xúc với chất liệu được hiểu như vậy. Và dĩ nhiên, hệ quả của cảm xúc chính là những quyết định thiếu tính logic. Quyết định nhanh thì sẽ phải hối hận lâu dài. Chắc chắn không ai muốn dính mãi với một smartphone mặt kính đắt tiền mà hiệu năng dở tệ, và phát hờn lên khi nhìn bạn mình dùng một chiếc điện thoại vỏ nhựa mượt mà rẻ hơn rất nhiều phải không nào?
1 chiếc ốp lưng có thể giải quyết được tất cả
Chỉ cần 1 cái ốp lưng, mọi mong muốn về chất liệu điện thoại đều được giải quyết. Rất nhiều người trong số chúng ta sử dụng ốp để bảo vệ điện thoại phải không nào? Vậy hãy quan tâm nhiều đến ốp lưng hơn là chất liệu máy. Hiện có 1 số nhà sản xuất ốp đầu tư sản xuất phụ kiện này cũng nhiều như các nhà sản xuất điện thoại vậy. Và dĩ nhiên, hiệu quả thì rõ ràng khi thay đổi hoàn toàn vẻ ngoài điện thoại của bạn. Điện thoại nhựa với ốp lưng carbon? Muốn ốp lưng giống mặt kính mà lại trót mua điện thoại vỏ kim loại? Hoàn toàn có những lựa chọn này cho bạn trên thị trường.
Khi bạn đi mua điện thoại, hãy cân nhắc kỹ rằng liệu bạn có sử dụng ốp lưng không. Nếu có hãy mua những chiếc điện thoại có hiệu năng tốt nhất chứ đừng quan tâm quá nhiều đến chất liệu nữa.
Lời cuối
Các nhà sản xuất giờ dựa vào yếu tố cảm xúc của người dùng để bán hàng cho họ. Và bạn thì cũng muốn mua những sản phẩm mình thấy thích đúng không? Vậy nên hãy chắc chắn rằng mình cần đối được giữa logic và cảm xúc. Hãy nghĩ tới việc sử dụng sản phẩm đó hằng ngày và cân nhắc với vẻ ngoài hào nhoáng của chiếc điện thoại mỗi khi định rút ví.