Với người dùng bình thường, công cụ tìm kiếm Google là một trong những nguồn phần mềm mà họ tin tưởng nhất. Mỗi khi cần một phần mềm mới, chúng ta lại lên Google, gõ tên nó vào ô tìm kiếm và thường thì một trong vài kết quả đầu tiên sẽ là thứ đang cần.
Tuy nhiên những kẻ lừa đảo trên mạng internet biết rõ điều này, và chúng đang tìm mọi cách để xâm nhập vào những kết quả tìm kiếm đó bằng chiến thuật phishing. Những đường link tưởng chừng chính xác và vô hại như ứng dụng WhatsApp, phiên bản “Pro” của các phần mềm tạo USB bootable,… đều có thể là hàng giả, nhưng được làm công phu như hàng thật nhằm lừa người dùng click vào, tải về một file nào đó và trở thành nạn nhân.

Ngay cả những hãng phần cứng cũng là đối tượng để kẻ gian giả mạo. Sforum đã thấy trang tải driver card đồ họa AMD, trang chủ của hãng card đồ họa EVGA bị sao chép để dụ người dùng tải virus. Và với mức độ tinh vi ngày càng gia tăng, không ít người đã bị mắc lừa. Cách mà chúng làm điều này thật ra rất đơn giản: mua quảng cáo trên Google, và kết quả tìm kiếm trả về sẽ tự động hiển thị đường link độc hại lên đầu tiên (kèm chữ “Ad” ngay đầu dòng).
Chỉ vài ngày trước đây, “NFT God”, một người dùng internet dày dạn chuyên đầu tư vào các loại tiền ảo đã bị kẻ gian lấy sạch “tất cả gia tài số” khi tìm cách tải phần mềm livestream OBS về máy của mình. Chưa hết, hacker còn gửi 32,000 email tới cộng đồng fan của anh chàng, khiến “lòng tin mà tôi tạo dựng suốt hơn một năm trời biến mất”, NFT God nói.

May mắn là người dùng bình thường chúng ta có thể thực hiện một việc đơn giản để tránh bị lừa: cài một add-on chặn quảng cáo. Chúng sẽ lọc hết tất cả các quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm, giúp bạn tránh được nguy cơ click nhầm vào những link độc hại của hacker. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn không biết chính xác tên của trang web hay phần mềm mình cần tìm.
Tuy nhiên giải pháp này sẽ sớm bị Google vô hiệu hóa trên Chrome: Họ có kế hoạch làm lại Chrome trong năm nay để khiến các add-on chặn quảng cáo không còn hiệu lực. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến các trình duyệt được xây dựng dựa trên nền tảng Chrome (Chromium) khác như Edge hay Cốc Cốc. May mắn là bạn vẫn có thể chuyển sang sử dụng Firefox – cá nhân tác giả đang sử dụng uBlock Origin và hết sức hài lòng với hiệu quả của nó.

Theo chính sách của Google, ngay cả khi hacker bị phát hiện là mua quảng cáo để treo virus lên đánh lừa người dùng, chúng cũng không bị khóa tài khoản ngay lập tức. Họ không cho phép link tới virus, ransomware, worm, trojan, rootkit, keylog, spyware nhưng nếu vi phạm thì kẻ gian sẽ chỉ phải nhận một lời cảnh cáo và ít nhất 7 ngày sau mới có các biện pháp trừng phạt. Vì vậy, người dùng hãy tự trang bị kiến thức để bảo vệ mình.
Danh sách PC Gaming đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS
Xem tất cả
Thông tin người gửi