Trang chủS-GamesGame PC
Các chi tiết siêu vô lý trong những tựa game kinh điển
Các chi tiết siêu vô lý trong những tựa game kinh điển

Các chi tiết siêu vô lý trong những tựa game kinh điển

Các chi tiết siêu vô lý trong những tựa game kinh điển

Sforum CTV, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Sforum CTV
Ngày đăng: 25/09/2021-Cập nhật: 30/09/2021
gg news
Kể cả với các game kinh điển hay bom tấn, thì các tình tiết vô lý vẫn là thứ khiến người chơi vô cùng buồn cười, vì nó đôi khi hư cấu tới độ không thể tin được.

Resident Evil 2: Làm thế nào Leon và Claire có thể vào được thành phố Raccoon?

Các chi tiết siêu vô lý trong những tựa game kinh điển

Nếu là một fan của dòng game kinh điển Resident Evil, thì hẳn các bạn không xa lạ gì với phần Resident Evil 2, khi thảm họa Zombie ở thành phố Raccoon đã trở thành khuôn mẫu cho rất nhiều game sau này. Hai nhân vật chính của chúng ta là Leon Kennedy và Claire Redfield vô tình bị đến thành phố đúng lúc xảy ra đại dịch, tình cờ trở thành người hùng và phải tìm cách sống sót trước hàng đàn Zombie lẫn quái vật đột biến.


Mọi thứ về cơ bản là không có gì sai cả, nhưng vốn dĩ nếu tính theo mốc thời gian, thì phiên bản Resident Evil 2 diễn ra sau Resident Evil 3. Do một vài sai sót trong khâu sản xuất, nên phần 3 đáng lý phải ra trước lại thành ra sau, việc đánh số cũng càng khiến game thủ đinh ninh rằng trình tự 2 phải trước 3. Thực tế thì ở phần 3, thành phố Raccoon khi đó đã bị phong tỏa toàn bộ, khi nguyên một đội hình cả quân đội, cảnh sát lẫn đặc nhiệm đều bị làm gỏi bởi Zombie, đừng nói người mà ngay cả một con ruồi cũng đừng hòng mà bước ra được.

Các chi tiết siêu vô lý trong những tựa game kinh điển

Vậy thì bằng cái cách thần kì nào đó Leon lẫn Claire lại có thể mò vào được Raccoon, thậm chí là họ còn chẳng biết đại dịch Zombie đang diễn ra, bất chấp quân đội đang đứng đầy bên ngoài. Cái tình tiết vô lý này về sau được Capcom chữa ngượng bằng lý do khá là vớ vẩn, đó là hai nhân vật chính đã “lẻn” ra sau hàng phong tỏa để đi vào.

Nghe thôi đã thấy là nhảm nhí không thể chấp nhận được rồi, vì thà rằng Claire vào kiếm anh trai thì liều mạng nghe nó còn hợp lý, chứ Leon vốn là tân binh cảnh sát, gặp trường hợp như thế có mà chạy luôn chứ hơi đâu mà ôm vạ vào người. Resident Evil 2 có thể là một game kinh điển, nhưng mà cách nó hợp thức hóa cốt truyện thì…

Final Fantasy 7: Tại sao Cloud không cứu Aerith bằng Phoenix Down?

Bất kì ai đã chơi qua tựa game kinh điển Final Fantasy 7, hẳn đều nhớ khoảnh khắc Aerith bị Sephiroth xiên lòi ruột và ra đi một cách lãng xẹt, một cái chết đáng nhớ nhất trong lịch sử. Vấn đề ở đây là, tại sao chúng ta không đơn giản hồi sinh Aerith chỉ bằng một cái Phoenix Down với giá 250 g?

Phoenix Down hay lông chim phượng hoàng, thứ đã cứu sống không biết bao nhiêu nhân mạng, nhưng hoàn toàn bị vứt xó khi Aerith bị đâm chết. Rất nhiều game thủ FF7 lúc đó đã thắc mắc và ý kiến ý cò rất nhiều trong suốt những năm sau, tới độ SquareSoft đã phải chính thức lên tiếng giải thích, đó là Phoenix Down chỉ là thứ giúp hồi phục ở trạng thái “bất tỉnh” mà thôi, chứ chết thì coi như vô phương.

https://youtu.be/I7ujjQA4vGw

Lời giải thích này kể ra thì cũng hợp lý, nhưng nhiều người đã nói rằng vốn dĩ Aerith chết không phải do kịch bản, mà là do cái Limit Break Great Gospel bá đạo ngoài sức tưởng tượng, đúng kiểu phá nát cả game. Nói trắng ra thì SquareSoft đã không nghĩ ra cách nào để xử lý vụ này, vì nếu như Aerith còn sống, thì cái đám boss trong game coi như vứt sọt rác, thôi thì chết đi cho nhanh.

Vòng lặp vô tận trong The Legend of Zelda: Ocarina of Time

Các chi tiết siêu vô lý trong những tựa game kinh điển

The Legend of Zelda: Ocarina of Time là một game kinh điển và cực hay, có thể xếp vào hàng huyền thoại, nhưng nó cũng sở hữu một tình tiết phi lý, mà cho tới bây giờ vẫn làm game thủ nhức não. Xin giới thiệu nghịch lý thời gian, hay có thể gọi là “thuyết ông nội của Link”.

Thứ được nhắc tới ở đây là bản nhạc Song of Storm, được dùng để quay cối xay gió và mở đường, nó cũng chẳng vấn đề gì nếu như không có vụ lằng nhằng về thời gian. Theo đó Link học bản nhạc này từ Guru-Guru, nguồn gốc xuất xứ của Song of Storm sau đó được hé lộ, đó là vào 7 năm trước đã có một đứa bé mặc đồ xanh dạy cho Guru-Guru, chú ý nhé đoạn sau rất là hack não đấy.

https://youtu.be/27Pwa5Zq_y4

Nghịch lý thời gian bắt đầu từ đây, vì đứa bé đó chính là Link từ hiện tại sau khi đã học Song of Storm, đi ngược về quá khứ và biến thành dạng nhỏ, với mục đích là để dạy cho chính mình trong tương lai.

Nhưng như vậy thì nó lại dẫn tới nghịch lý ông nội (một nhân vật phát triển đè lên dòng thời gian của chính mình), vì Link ở quá khứ biết được Song of Storm là do được dạy trong tương lai, nhưng cái nguồn gốc bài hát lại cho chính Link từ quá khứ dạy ngược về cho Link tương lai, sau đó mới biết mà đi trở về quá khứ. Vậy rốt cục Song of Storm bắt nguồn từ đâu, vì Link thực tế đang dạy cho chính mình? Đây là một cái vòng lặp không có hồi kết, nghĩ nhiều chắc phát điên.

God of War và một đống thứ khó hiểu

Các chi tiết siêu vô lý trong những tựa game kinh điển

Nói tới God of War thì những màn biến tấu hư cấu của nó là vô vàn, vì riêng vụ kịch bản “bóp méo” thần thoại thôi đã là quá dư rồi. Thế nên một game kinh điển như vậy vẫn đầy thứ hư cấu, ví dụ như chiếc hộp Pandora được quảng cáo là thứ dùng để kìm giữ tà khí từ thời Titan, bảo vật mạnh nhất toàn vũ trụ.

Nó do chính Hephaestus rèn nên và để chắc chắn không có ai có thể mở ra được, thần thợ rèn đã sử dụng ngọn lửa của Olympus bao quanh chiếc hộp, thứ sẽ giết chết bất kì kẻ nào dám chạm vào. Quảng cáo thì ghê gớm thế thôi, nhưng ngay phần một chiếc hộp Pandora đã bị Kratos mở ra như đúng rồi, chắc ngọn lửa có thể giết được cả thần nó chừa nhân vật chính ra.

Các chi tiết siêu vô lý trong những tựa game kinh điển

Ở God of War 3, Kratos đã có một chuyến hành trình dài dằng dặc, khi tên đồ tể phải chiến đấu với các chị em số mệnh và làm một vòng du hành thời gian loạn xạ. Mọi thứ được đẩy lên cao trào khi Kratos trở về quá khứ, để một lần nữa chứng kiến cái chết của gia đình mình.

Nó có vẻ vô cùng drama cho tội lỗi của một kẻ sát thần, cho tới khi ai đó nhớ ra, là nếu Kratos có khả năng du hành thời gian, sao thằng ngố này không trở về từ lúc trước khi mọi chuyện xảy ra, như thế có phải là hoàn mỹ không, tôi đoán IQ của hắn cũng không được cao lắm.

Nathan Drake GPS - Uncharted


Elena Fisher là một nhân vật rất đặc biệt, cô ta sở hữu một loạt các loại kỹ năng mà đúng là chỉ xuất hiện trong một game console như Uncharted, bao gồm: thợ săn kho báu, cướp xe jeep chuyên nghiệp, nhà báo “đời”, ngoại ngữ cái gì cũng biết và vô đối hơn là Nate GPS. Elena có thể tìm được Nathan Drake ở bất kì cái lỗ nào trên quả đất này, không cần địa chỉ và cũng không cần manh mối luôn.

Điển hình như trong phần Drake's Fortune, Elena đã bị Nathan và Sully bỏ lại ở Panama, ở đây là bỏ lại như kiểu làm sao để nó không thể đi theo mình ấy. Nhưng chỉ sau đó không lâu khi Drake đang phải chạy mửa mật ở Amazon, thì Elena bằng một cách thần thánh nào đó đã xuất hiện ngay kế bên anh ta, trong cái khu rừng rộng hơn mấy triệu km vuông này.

Mà đó vẫn chưa phải là lần duy nhất, trong A Thief's End thì Elena còn hư cấu hơn khi tìm thấy Nate ở giữa rừng ngay khi anh ta vừa bị té núi đắm tàu, kiểu Elena có Nate GPS chỉ đúng chính xác mục tiêu đang ở đâu, bất chấp mấy triệu dặm vuông xung quanh. Nếu có thể giải thích thì chắc là do Elena được định sẵn sẽ là vợ của Nate, nên cô ta có thể “đánh hơi” được chồng mình chăng.

Tạm kết


Nói chung thì nếu soi mói đủ nhiều mấy game kinh điển, thì bạn sẽ thấy nhiều tiết mục rất buồn cười, nhưng may mắn là hầu hết chưa tới mức khiến game pc online trở nên thảm họa, nên biết để tấu hài một chút thì hay hơn.
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Trang tin công nghệ Sforum.vn được thành lập từ năm 2012, đến nay đã hơn 10 năm tuổi. Chúng tôi vẫn không luôn ngừng đổi mới và thử nghiệm các chuyên mục, nội dung mới để phục vụ bạn đọc. Hi vọng các thông tin công nghệ, game hay mẹo vặt từ Sforum sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong đời sống cũng như có những phút giây giải trí lành mạnh.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo