Các nhà nghiên cứu tạo ra "Tiểu cường" phiên bản máy móc, phục vụ nhiệm vụ giải cứu


Các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra gián cyborg, nửa gián nửa máy. Loại gián này có thể hỗ trợ điều khiển từ xa và được tiếp năng lượng thông qua tấm thu năng lượng mặt trời. Tất nhiên, bạn sẽ không thể mong chờ chúng sẽ dễ thương và lém lỉnh như những chú gián trong bộ phim hoạt hình 'Oggy and the Cockroaches, gián cyborg có hình dáng khá đáng sợ.
Dù có vẻ ngoài không ưa nhìn, nhưng chúng ta vẫn phải 'nể' loài gián với khả năng 'sống dai thành huyền thoại' của chúng. Vốn là một trong những loài côn trùng có thể chịu và sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt tốt nhất, đặc biệt trong cả những môi trường với bức xạ cao gián vẫn sống 'nhăn răng' thì đây là một ứng cử viên sáng giá cho công tác cứu hộ ở những vùng thiên tai, nơi mà con người không đảm bảo được công tác cứu hộ cũng như bị giới hạn nhiều bởi không gian chật hẹp.
Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản tại trung tâm nghiên cứu Riken Center đã đưa ra một giải pháp được đánh giá là rất “táo bạo” khi kết hợp giữa côn trùng và máy móc, cụ thể là gián để phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Như bất kỳ chiếc ô tô điều khiển từ xa, loại cyborg gián này hoàn toàn có thể “sạc” lại và điều khiển hướng dễ dàng.
Ngoài công tác cứu hộ, loài gián máy này còn được cho rằng có thể sử dụng trong việc theo dõi tình trạng môi trường và nghiệm thu địa hình hiểm trở,… hay bất kì công tác nào yêu cầu sự giám sát, thâm nhập các nơi hiểm trở hoặc không gian hạn hẹp.
https://www.youtube.com/watch?v=vLlyLohoYCI&ab_channel=NBCNews
Gián máy được cấu tạo bởi phần gián, và máy. Phần gián sẽ gồm một chú gián sống, vâng sống sờ sờ và một bộ phận máy được in 3D dưới dạng cái ba lô để gián “đeo” vào. Sau đó sẽ có những thiết bị kẹp ở các chi để các nhà khoa học “thao túng” hành vi của chú gián sống dưới sự điều khiển thông qua remote từ xa.
Chi tiết hơn về bộ phận điều khiển chi, một bộ phận dây nhợ sẽ được gắn vào phần đuôi của con gián, vốn là bộ phận phụ trợ ở cuối cơ để. Sau đó sử dụng dòng điện chạy qua để kích thích. Hướng kích thích bằng xung điện ở phần đuôi sẽ tạo tín hiệu buộc cho gián phải di chuyển trái, phải.
Ví dụ như “chọt” điện bên phần đuôi trái thì gián sẽ đi bên trái, “chọt” điện bên phần đuôi phải thì gián đi bên phải. Cứ đi trái phải liên tục thì sẽ kích thích cơ thể con gián liên tục. Nếu là người thì chắc sẽ nhột lắm, còn gián thì mình không chắc.
[caption id='attachment_670012' align='aligncenter' width='1200']

Làm thế nào để 'sạc pin' cho gián? Về căn bản không cần cắm sạc như điện thoại, trong 'ba lô' của gián máy đựng một viên pin lithium-polymer và một tấm thu năng lượng mặt trời ở phần bụng của gián để lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Chưa rõ không biết cần bao nhiêu ánh sáng để có thể nạp đầy pin, nhưng về căn bản chỉ cần gián tiếp xúc với ánh nắng là được.
Tấm pin này được làm dưới dạng mỏng và có thể cho ra công suất 17.2 mW, cho phép thời lượng pin cao hơn 50 lần so với thời lượng pin trên các công nghệ hiện tại. Vì chủ yếu công cụ máy trên gián cyborg căn bản là dùng điện để kích thích chúng di chuyển theo ý chúng ta muốn nên thời lượng pin được tin rằng sẽ đủ cho khả năng cứu hộ.
Về mặt đạo đức, có thể chuyện đem một con gián sống về làm máy móc có vẻ hơi không được thoả đáng. Đồng ý là chưa có bất kỳ nhà 'gián quyền' nào nhưng có lẽ phát minh này nếu được phổ biến có thể vẫn sẽ gây tranh cãi vì loài vật nào cũng có sự tự do của riêng nó và vẫn chưa rõ liệu có gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái chung hay không.
Nhưng ít ra các nhà nghiên cứu cũng đã công bố các linh kiện, kể cả tấm pin sẽ được làm dẻo, phù hợp với đặc tính di chuyển của loài vật và đảm bảo không gây ảnh hưởng lên các chi xương ngoài của loài côn trùng này.
[caption id='attachment_670011' align='aligncenter' width='1200']

Câu hỏi đặt ra tiếp theo rằng tại sao phải là gián cyborg? Trong khi với kỹ thuật và chuyên môn hiện tại vẫn có thể làm các phiên bản gián máy 100% máy. Câu trả lời là pin, pin vẫn chưa đáp ứng được thời lượng đủ lâu để điều khiển trong thời gian dài, vốn không hợp trong quá trình cứu hộ. Tiếp theo là chi phí sản xuất, cần phải đầu tư một giây chuyền sản xuất hàng loạt gián máy sẽ tốn rất nhiều, đi 'bẫy' gián thì dễ hơn.
Không phải gián nào cũng được các nhà nghiên cứu 'chọn mặt gửi vàng', cần phải có kích thước khoảng 2.3 inch, tương đương hơn 5.8 cm thì mới có thể làm cyborg được. Các nhà sáng chế đang dùng loài gián gió Madagascar, vốn là loài gián to nhất thế giới để gắn bộ phận máy lên người. Đặc biệt loài gián này không có cánh để bay đi trốn nên khá phù hợp, gián mà không bay thì cũng mất đi 50% độ đáng sợ.
Hiện tại, phiên bản gián cyborg này chỉ mới dừng lại ở bước thử nghiệm 1.0 và vẫn chưa hoàn toàn điều khiển được chúng 100%, ví dụ đôi khi bảo chúng rẽ phải, chúng sẽ đi thành vòng tròn. Nên có lẽ các nhà sáng chế cần phải làm việc nhiều hơn để hiểu tập tính di chuyển của gián. Ngoài ra họ cũng khẳng định rằng cần phải cải thiện tốc độ di chuyển và thêm tính năng cho những chú gián máy.
- Xem thêm các bài viết chuyên mụcKhám phá

Bình luận (0)