Trang chủTư vấnMáy tính
Cẩm nang build PC: Chọn tản nhiệt khí hay tản nhiệt nước, và tại sao?
Cẩm nang build PC: Chọn tản nhiệt khí hay tản nhiệt nước, và tại sao?

Cẩm nang build PC: Chọn tản nhiệt khí hay tản nhiệt nước, và tại sao?

Cẩm nang build PC: Chọn tản nhiệt khí hay tản nhiệt nước, và tại sao?

Bookgrinder , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Bookgrinder
Ngày đăng: 10/01/2023-Cập nhật: 23/01/2024
gg news
Nhiệt độ của linh kiện trong máy càng mát mẻ thì chúng hoạt động càng ổn định, và có tuổi thọ càng lâu dài. Trong bài viết này, hãy cùng Sforum tìm hiểu ưu điểm và khuyết điểm của hai giải pháp tản nhiệt khí và tản nhiệt nước nhé. Với người dùng máy tính thì ngoài hiệu năng của các linh kiện, nhiệt độ của chúng cũng là một vấn đề thường được quan tâm. Nhiệt độ càng thấp thì linh kiện hoạt động càng ổn định, và dĩ nhiên là cũng giúp người dùng yên tâm hơn khi 'vắt kiệt' hiệu năng cỗ máy của mình. Hiện tại thì với người dùng bình thường, có hai giải pháp tản nhiệt chính là tản nhiệt khí và tản nhiệt nước, với những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Trong bài viết này, Sforum xin được giúp bạn lựa chọn loại tản nhiệt phù hợp nhất để build PC giá rẻ chất lượng.

Tản nhiệt hoạt động như thế nào?

Dù bạn chọn tản nhiệt khí hay tản nhiệt nước, chúng đều hoạt động theo cùng một nguyên lý: chất dẫn nhiệt (không khí hoặc chất lỏng) sẽ đi đến bề mặt con chip để hấp thụ nhiệt mà nó phát ra khi hoạt động, sau đó mang nhiệt ra bên ngoài.

Với tản nhiệt khí, lượng nhiệt phát ra từ chip được đẩy lên nắp kim loại (được gọi là Intergrated Heat Spreader – tản nhiệt tích hợp) của chip và truyền sang tấm kim loại dùng làm đáy (base plate) của tản nhiệt. Lượng nhiệt này sẽ được phân phối qua các ống kim loại hoặc chất lỏng dẫn nhiệt đến quạt để thổi nhiệt độ này ra ngoài thùng máy của bạn.

Tuy nhiên dù cơ chế hoạt động là giống nhau, hai dạng tản nhiệt khí và nước lại cực kỳ khác nhau, và tùy theo nhu cầu mà người dùng PC có thể chọn loại phù hợp.

Tản nhiệt khí

Trong loại tản nhiệt này, hơi nóng tỏa ra từ CPU (hay GPU) được truyền từ con chip đến khối kim loại tản nhiệt thông qua phần keo (thermal paste). Khối kim loại thường được làm từ đồng và / hoặc nhôm, được gắn liền với các ống dẫn nhiệt được thiết kế để truyền nhiệt nhanh chóng từ bề mặt CPU đến các lá kim loại mỏng. Điều này là nhằm tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, giúp trao đổi nhiệt nhanh hơn.

Các nhà sản xuất thường bố trí thêm một hoặc hai quạt để khiến nhiều không khí hơn lưu thông qua khe hở giữa các lá kim loại nhằm làm tăng quá trình này. Dù vậy, hiệu năng tản nhiệt của giải pháp này là rất khác nhau, tùy vào nhiều yếu tố như nơi đặt máy và khả năng lưu thông không khí trong thùng máy, số lượng quạt, chất liệu và kích thước tản nhiệt,… Vì vậy, bạn có thể tìm thấy rất nhiều hình dạng và kích thước tản nhiệt khác nhau trên thị trường. Riêng với card đồ họa, đại đa số người dùng bình thường sẽ hài lòng với dàn tản nhiệt có sẵn và không cần thay thế bởi nó đã được thiết kế để đảm bảo card hoạt động bình thường.

Nhược điểm của giải pháp này là tản nhiệt chậm, bởi không khí không phải là một chất dẫn nhiệt tốt. Tuy nhiên bù lại thì nó rất rẻ, và bạn có thể dùng giải pháp này trên những dàn máy tính từ bình dân đến đỉnh cao mà không lo ngại gì về chi phí.

Tản nhiệt nước

Với những người dùng quan tâm đến hiệu năng hoặc muốn cho dàn máy của mình mát hơn, tản nhiệt nước là giải pháp tốt hơn. Dù được gọi là 'nước' nhưng thật ra thì bạn không nhất thiết phải dùng nước mà có thể là một chất lỏng dẫn nhiệt nào đó. Các loại chất lỏng đặc biệt này (ví dụ dầu khoáng) không dẫn điện nên bạn không lo ngại việc hư hỏng khi rò rỉ, nhưng giá sẽ cao hơn.

https://www.youtube.com/watch?v=tqku9z-Wesg

Đặc biệt, thông thường thì với tản nhiệt khí chúng ta chỉ quan tâm đến việc tản cho CPU và GPU, nhưng với tản nhiệt nước, các bộ kit cao cấp sẽ liên kết CPU, GPU và chip cầu Bắc (north bridge) của bo mạch chủ. Đó là vì trong quá trình hoạt động, con chip này cũng sẽ nóng lên khá nhiều do phải điều phối dữ liệu giữa các linh kiện công suất cao.

Ưu điểm của giải pháp tản nhiệt nước là hiệu năng cao, có thể giữ cho các linh kiện trong máy vận hành ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với tản nhiệt khí. Từ đó, người dùng có thể yên tâm ép xung linh kiện để có được sức mạnh xử lý cao hơn nữa mà vẫn ở mức nhiệt độ thấp. Chúng cũng rất đa dạng về kích thước và mẫu mã, từ chỉ tản cho CPU, cho CPU và GPU, hoặc cho CPU, GPU, RAM và chip cầu bắc,... Với những dàn máy đỉnh, không ngại chi phí thì tản nhiệt nước còn có một ưu điểm là lên đèn cực đẹp, có tính thẩm mỹ cao.

Ngược lại, nó cũng có một vài nhược điểm: chi phí cao hơn, lắp đặt phức tạp hơn, đòi hỏi bảo trì (chẳng hạn thay thế chất lỏng trong hệ thống) và nguy cơ rò rỉ chất lỏng. Nếu chất lỏng được dùng là nước, việc rò rỉ khi máy đang bật có thể phá hủy linh kiện do chập mạch. Ngày nay, đã có các tản nhiệt nước dạng All In One thường đi kèm với chất lỏng dẫn nhiệt đã được nạp sẵn và không cần thay thế, người dùng bình thường có thể tháo lắp tương đối dễ dàng.

Lời kết

Ngoài hai loại tản nhiệt khí và nước thì chúng ta còn có phương thức làm mát bằng nitơ lỏng, nhưng người dùng bình thường hoàn toàn không cần (và cũng không nên) sử dụng phương thức này. Nó nguy hiểm và cũng chỉ để cho dân ép xung đua tốc độ. Bạn chỉ cần cân nhắc hai giải pháp tản nhiệt đã được Sforum nhắc đến bên trên cho dàn máy tính của mình.

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Game thủ nghiêm túc, mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, và đam mê của tôi với mọi người qua những bài viết và video về trò chơi trực tuyến hot nhất của tôi.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo