Trang chủTư vấnMáy tính
Cẩm nang build PC: Toàn tập về kích cỡ và layout bàn phím
Cẩm nang build PC: Toàn tập về kích cỡ và layout bàn phím

Cẩm nang build PC: Toàn tập về kích cỡ và layout bàn phím

Cẩm nang build PC: Toàn tập về kích cỡ và layout bàn phím

Bookgrinder
Ngày đăng: 25/11/2023-Cập nhật: 25/12/2023
gg news
Nếu bạn không có nhu cầu cao khi chọn bàn phím thì quá dễ dàng, chỉ cần mua một cái vừa túi tiền là đủ. Nhưng những ai thực sự quan tâm đến trải nghiệm sử dụng máy tính của mình sẽ muốn chọn một bàn phím tốt, và Sforum sẽ giúp bạn nhận ra những điều mình chưa chú ý đến trong món linh kiện này. Thời buổi mà bàn phím máy tính chỉ toàn những khối chữ nhật thống nhất, đơn điệu và nhàm chán đã trôi qua rất lâu. Giờ đây, người dùng PC khi chọn mua bàn phím có được rất nhiều lựa chọn khác nhau, từ membrane kinh tế, mech key (bàn phím cơ) chuẩn mực đến các loại phím custom độc nhất vô nhị. Trong bài viết Cẩm nang xây dựng cấu hình PC lần này, Sforum xin được chia sẻ với bạn về bàn phím, các loại layout (bố cục phím), kích thước và chức năng. Chúng phức tạp hơn bạn nghĩ nhiều!

Cấu tạo của một bàn phím

Một bàn phím cơ bản thường có các phím được chia làm nhiều nhóm khác nhau, nằm ở các vị trí tách biệt:

  • Function Row: Hàng phím chức năng, với phím Esc, Print Screen, Scroll Lock, Pause, và 12 phím từ F1 đến F12.
  • Alpha: Các phím ký tự từ A đến Z, những dấu câu thường dùng như chấm, phẩy, chấm hỏi, chấm than, lớn hơn, nhỏ hơn,…
  • Modifier: Các phím điều chỉnh, cho phép thay đổi tác dụng của các phím khác. Ví dụ Capslock, Shift, Tab, Backspace, Enter, Windows…
  • Navigation: Các phím điều hướng Insert, Delete, Home, End, Page Up, Page Down và 4 mũi tên.
  • Numpad: Cụm phím số bên phải bàn phím.

Cẩm nang build PC: Toàn tập về kích cỡ và layout bàn phím

Trên các phím bấm (keycap), bạn sẽ thấy các ký tự (Legend) và có thể là những ký tự nhỏ hơn (Sublegend). Đôi khi có những bàn phím sử dụng các phím không có ký tự nào, được gọi là blank keycap.

Kích thước của bàn phím

Khi nói tới kích thước của bàn phím PC, chúng ta thường nói tới số lượng phím mà nó sở hữu, hơn là con số chính xác từng mm. Ví dụ những bàn phím được gọi chung là kích thước 'full size' hay '100%' đều có 108 phím, nhưng kích thước chính xác của chúng là khác nhau. Ngoài ra thì chúng cũng không nhất thiết có cùng số lượng phím - một số sẽ được trang bị thêm các phím macro hay những tính năng phụ trợ, ví dụ trên các mẫu phím gaming thường có nút macro, tăng giảm âm lượng,…

Người ta thường dùng con số phần trăm để nói về kích cỡ bàn phím, nhưng đôi khi cũng có ngoại lệ.

  • Full size / 100%: Bàn phím tiêu chuẩn với đầy đủ các nhóm phím đã được nói đến ở phần trước.
  • 1800: Đây là một bàn phím cũng có đầy đủ phím như Full size nhưng cách sắp xếp khác biệt.
  • Tenkeyless / TKL: Bàn phím tiêu chuẩn nhưng bị cắt giảm phần phím số ở bên phải để đạt kích thước nhỏ hơn.
  • 75%: Có số lượng phím giống với Tenkeyless, nhưng chúng được đặt sát nhau và gần như không có khoảng trống nào.

Cẩm nang build PC: Toàn tập về kích cỡ và layout bàn phím

  • 65%: Giống 75% với đầy đủ các phím Alpha, Modifier, Navigation; nhưng bỏ mất hàng phím Function.
  • Compact / 60%: Bàn phím này bé hơn nữa bằng cách vứt bỏ các phím Navigation và Function.
  • 40%: Bàn phím siêu nhỏ, bỏ luôn cả hàng phím số ở trên cùng bằng cách kết hợp nó vào hàng ký tự đầu tiên.

Đó chưa phải là tất cả các loại kích cỡ bàn phím có trên thị trường, vì còn những dạng phím custom hiếm gặp hơn chẳng hạn CandyBar Premium có một sản phẩm bàn phím 40% nhưng lại kèm thêm phần numpad. Những bàn phím kích thước 60% trở xuống được gọi chung là phím compact (nhỏ gọn), hữu ích khi bạn cần mang bàn phím đi lại khắp nơi.

Do thiếu phím, các bàn phím compact cần dựa vào các phím điều chỉnh để thực hiện công việc của một bàn phím bình thường. Chúng cần đến khả năng lập trình để người dùng có thể gán chức năng của những phím đã bị loại bỏ vào các phím hiện có. Ví dụ trên đại đa số bàn phím dạng này, bạn có thể nhấn giữ nút Fn và WSAD để thay thế cho 4 phím mũi tên. Hay bàn phím Minivan bên dưới là 40% có hai phím Spacebar – một tạo khoảng cách giữa các ký tự, và một thay đổi chức năng của các phím ký tự.

Cẩm nang build PC: Toàn tập về kích cỡ và layout bàn phím

Những bàn phím lạ lùng

Các loại bàn phím được tác giả nhắc đến bên trên ít nhất trông còn quen thuộc khi vuông vắn và liền một khối. Sau đây, Sforum xin chia sẻ thêm cùng bạn về những loại bàn phím trông kỳ lạ hơn và khó gặp hơn trên thị trường.

Ortho: Hay còn gọi là Ortholinear. Nó là một dạng bàn phím mà các hàng và cột được xếp ngay ngắn, không lệch nhau như bàn phím truyền thống. Nó có ưu điểm nhỏ gọn và đầy đủ tính năng, nhưng người dùng sẽ phải tập luyện nhiều để quen tay.

Cẩm nang build PC: Toàn tập về kích cỡ và layout bàn phím


Split: Bàn phím dạng này được thiết kế theo công thái học và 'cắt đôi' cụm phím lớn nhất, thậm chí là chia đôi cả cấu trúc bàn phím. Mục tiêu của nó là giúp người dùng có được sự thoải mái tối đa khi gõ phím bằng cách điều chỉnh chúng cho phù hợp với tư thế đôi tay.

Cẩm nang build PC: Toàn tập về kích cỡ và layout bàn phím

Macropad: Không phải là một bàn phím độc lập, mà thường được dùng như một phụ kiện cho bàn phím truyền thống. Bạn có thể dùng nó kết hợp với một bàn phím Tenkeyless hoặc compact để có đủ chức năng khi cần.

Cẩm nang build PC: Toàn tập về kích cỡ và layout bàn phím

Tạm kết

Đó là những gì bạn cần biết về các loại bàn phím PC. Nhưng cuộc chơi của chúng ta còn chưa dừng lại ở đây, vì thế giới bàn phím vẫn còn có những điều thú vị hơn nữa. Hẹn gặp lại bạn trong phần kế tiếp của Cẩm nang build PC nhé!

Xem thêm: Làm thế nào để chọn đúng card đồ họa cho mình?
5/5
(0 lượt đánh giá)

Game thủ nghiêm túc, mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, và đam mê của tôi với mọi người qua những bài viết và video về trò chơi trực tuyến hot nhất của tôi.