Trang chủMáy tínhĐánh giá
Đánh giá ASUS TUF Gaming F15: 17 triệu cho cấu hình "dị" với RTX 2050, hoá ra lại ngon cho sinh viên chăm "học tập"
Đánh giá ASUS TUF Gaming F15: 17 triệu cho cấu hình "dị" với RTX 2050, hoá ra lại ngon cho sinh viên chăm "học tập"

Đánh giá ASUS TUF Gaming F15: 17 triệu cho cấu hình "dị" với RTX 2050, hoá ra lại ngon cho sinh viên chăm "học tập"

Đánh giá ASUS TUF Gaming F15: 17 triệu cho cấu hình "dị" với RTX 2050, hoá ra lại ngon cho sinh viên chăm "học tập"

Hải Trần
Ngày đăng: 19/05/2024-Cập nhật: 24/05/2024
gg news

ASUS TUF Gaming F15 là một cái tên không hề xa lạ với anh em game thủ phổ thông, lẫn học sinh, sinh viên. Một chiếc laptop có ngoại hình hầm hố, tản nhiệt mát mẻ, hiệu năng rất tốt cho bộ môn "FPS" thì chiếc laptop này là một lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu hành trình 4 năm đại học.

ASUS TUF Gaming F15 có thể nói là một dòng laptop chơi game quốc dân, với ngôn ngữ thiết kế truyền thống của những thế hệ TUF trước đó. Tuy nhiên, với phiên bản được trang bị RTX 2050 trong năm 2024, nhiệt độ và sức mạnh trên phiên bản này đã tốt hơn đáng kể. Hãy cùng mình đánh giá xem hiệu năng cỡ này thì anh em học sinh, sinh viên quẩy game và học tập được tới cỡ nào nhé.

Thiết kế

Sự hầm hố truyền thống của những chiếc laptop thuộc dòng TUF Gaming series đã ghi lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí những ai từng ít nhất một lần nhìn thấy nó. Với phiên bản ASUS TUF Gaming F15 FX506HF, ấn tượng ấy vẫn tồn tại trên dòng laptop gaming thế hệ mới này. Vẫn thân hình đầm chắc, sắc bén, trọng lượng 2.3kg không quá nặng để có thể mang đi học, đi làm.

Ở mặt A, chúng ta sẽ có phần nắp máy được thiết kế như một bao thư, với 2 cạnh nhọn 2 bên và đường gấp ở giữa. Logo TUF phủ bóng cũng được đặt ở chính diện mặt A, tạo điểm nhấn thị giác đặc trưng của dòng laptop gaming TUF lừng danh. Bề mặt của nắp máy cũng được cách điệu giữa chi tiết nhựa phay xước và tổ ong nhỏ khá độc đáo và bắt mắt.

Mở nắp lên, có thể nhìn thấy ngay chiếc màn hình 144Hz của chúng ta được thiết kế hơi hướng tương lai và bắt mắt, với phần bản lề 2 chấu hai bên tạo khoảng trống ở giữa khá độc đáo. Màn hình của ASUS TUF Gaming F15 FX506HF có 3 phần viền trên và hai bên khá mỏng, còn phần viền dưới vẫn khá dày tuy nhiên lại không hề giảm đi sự hiện đại và chuyên nghiệp.

Bản lề màn hình cũng rất chắc chắn, cứng cáp, đảm bảo sự bền bỉ và sẵn sàng cho hàng ngàn lần “gập bụng” cùng người dùng trong suốt những năm tháng học tập, làm việc và giải trí quẩy game.

Ở mặt C là nơi chứa cụm bàn phím của máy, chúng ta sẽ thấy được dòng chữ TUF Gaming được dập nổi trên một dải nhựa rất nổi bật. Kế bên sẽ là 4 đèn báo trạng thái khi máy hoạt động. Ở khu vực này, cũng đồng thời chứa một dải lưới tản nhiệt góp phần vào sự mát mẻ cho toàn bộ chiếc laptop.

Cụm bàn phím của ASUS TUF Gaming F15 FX506HF được thiết kế bắt mắt, các nút phím to, đẹp mắt và có hệ thống LED RGB Aura tỏa đều độc đáo. Bàn phím được thiết kế theo dạng full size, nghĩa là có đi kèm bộ phím số numpad giúp cho việc nhập, xử lý số liệu trở nên dễ dàng hơn. Phù hợp cho công việc và cả khi đi học đối với học sinh, sinh viên.

Cảm giác gõ phím trên chiếc máy này mình đánh giá là rất tốt, nút bấm to có hành trình khá sâu, độ nẩy tốt, mềm mại và êm ái, âm thanh cũng nhỏ nhẹ yên tĩnh và LED thì sáng đẹp.  

Phần kê tay và trackpad của máy có diện tích khá lớn, đem lại đủ sự thoải mái khi để tay, mượt mà và nhanh nhạy để sử dụng, thao tác, làm việc văn phòng cơ bản rất ổn áp. Mình đã thử sử dụng trackpad thay vì chuột trong một vài ngày, và tốc độ làm việc của mình không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Ở mặt D của máy, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng bộ lưới tản nhiệt hình tổ ong rất hầm hố và độc đẹp lạ mắt của ASUS TUF Gaming F15. Mỗi một cụm tổ ong sẽ chứa một bộ quạt tản nhiệt riêng biệt. Kết hợp với dải lưới tản nhiệt phía dưới màn hình sẽ giải quyết triệt để vấn đề nhiệt độ khi sử dụng trong môi trường phòng kín.Cổng kết nối rất đầy đủ

Nhìn đông nhìn tây rồi thì bây giờ chúng ta hãy nhìn hai cạnh bên của ASUS TUF Gaming F15 FX506HF thêm vài giây. Ở cạnh máy bên trái, chúng ta sẽ có “kính thưa các loại cổng kết nối” rất đầy đủ gồm cổng sạc, cổng LAN, 2x cổng USB 3.2 gen 1, 1x cổng HDMI, 1x cổng Type-C ThunderBolt 4 hỗ trợ sạc nhanh 65W và xuất hình ảnh, và cuối cùng là jack cắm AUX 3.5mm.

Đối với cổng LAN, mình nhận thấy đây là một tiện ích rất hay để anh em game thủ thường try hard các tựa game online có được đường truyền mạng internet ổn định. Việc cắm trực tiếp dây mạng LAN vào máy sẽ đem lại sự tối ưu nhất có thể cho trải nghiệm chơi game online. 

Ở cạnh máy bên trái, chúng ta chỉ có vỏn vẹn 1 cổng USB-A cũng là 3.2 gen 1. Mình nghĩ mình sẽ cắm receiver của chuột không dây khi sử dụng ở bên này để được gần tay cầm chuột và tín hiệu sẽ tốt hơn, ổn định hơn.

Riêng ở cạnh máy bên phải, có thêm một dải lưới tản nhiệt nữa để tăng thêm một chút sự mát mẻ tổng thể cho nội thất bên trong máy. Càng nhiều khe tản nhiệt thì máy càng mát, và lý thuyết này rất đúng với thực tế mà mình đang sử dụng trên ASUS TUF Gaming F15 FX506HF. Khi cầm chuột thì mình vẫn cảm nhận luồng hơi ấm thổi ra nhưng không hề khó chịu.

Chất lượng màn hình

Tất nhiên, đối với một chiếc laptop gaming như TUF F15 đây, thì việc được trang bị một tấm nền IPS LCD có độ phân giải Full HD 1920 x 1080, tần số quét 144Hz đương nhiên là sẽ đem lại một trải nghiệm nghe nhìn, giải trí, làm việc là mượt mà và rất tốt.

Soi kỹ hơn, màn hình chỉ có độ sáng tối đa là 250 nits, được phủ một lớp chống chói. Độ sáng này nói thẳng ra là không quá cao, chỉ phù hợp sử dụng trong môi trường văn phòng, trong nhà, phòng kín ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời. Thực tế, chẳng ai lại đem một chiếc laptop gaming ra môi trường ngoài trời để sử dụng cả vì nhiệt độ là trở ngại lớn nhất.

Tuy nhiên, ASUS đã trang bị cho TUF F15 công nghệ wide angle với góc nhìn rộng, hình ảnh sẽ ít bị biến dạng, mờ, đổi màu khi nhìn và sử dụng với nhiều góc độ khác nhau. Cá nhân mình sử dụng trong môi trường studio công ty mỗi ngày, không hề cảm thấy bị mỏi mắt, hình ảnh bị nhòe, mờ kể cả khi chơi game, xem phim hay edit media rất ổn áp.

Nói về edit hình ảnh, video clip, thì màn hình của ASUS TUF Gaming F15 FX506HF có độ phủ màu đạt 45% NTSC, 62.5% sRGB và 47.34% AdobeRGB. Đây là những thông số phản ánh được độ chuẩn màu hiển thị của chiếc máy này khi các bạn học sinh, sinh viên sử dụng em nó để xử lý bài tập đồ họa từ cơ bản đến nâng cao vừa phải đều rất tốt.

Nhìn chung, màn hình của ASUS TUF Gaming F15 FX506HF là một công cụ hiển thị hoàn hảo, có đủ mọi tiêu chí để đảm bảo không chỉ về mặt hình ảnh khi giải trí, làm việc, học tập mà còn bảo vệ sức khỏe mắt lâu dài khi có độ sáng 250 nits vừa phải và tấm nền phủ chống chói. Rất phù hợp để các bạn học sinh, sinh viên sử dụng cho suốt 4 năm học mà không cần lăn tăn lo nghĩ về độ bền và hiệu năng. 

Cấu hình

Ở phiên bản mình đang sử dụng đầy đủ là FX506HF với cấu hình là CPU Core i5-11260H của Intel, có 6 lõi và 12 luồng cùng xung nhịp tối đa lên đến 4.4Ghz. Đây không phải là một CPU quá mới mẻ để đem lại sự phấn khích khi chọn mua chiếc laptop này. Tuy nhiên, nếu kết hợp em nó cùng với GPU RTX 2050 4GB, và 16GB DDR4, 512GB bộ nhớ trong thì nó lại là một câu chuyện khác.

Có phải Intel Core i5 thế hệ 11 và RTX 2050 là bộ đôi yếu đuối hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không…nếu chúng ta đầu tư thêm vào RAM và cả dung lượng ổ cứng SSD để đáp ứng về mặt hiệu năng lẫn lưu trữ. RAM của ASUS TUF Gaming F15 FX506HF đã trang bị sẵn 16GB  có thể được nâng cấp lên đến 32GB, và ổ cứng có thể lên đến tối đa 1TB để thỏa sức lưu trữ mọi tựa game và file học tập.

Sự thật về RTX 2050, đây là một sự thay thế cho kẻ thống trị phân khúc giá rẻ GTX 1650 vốn đã tung hoành ngang dọc ở phân khúc này quá lâu. Đã đến lúc Nvidia phổ cập “văn hóa” Ray-Tracing đến mọi người mọi nhà. Vì vậy, RTX 2050 là một sự lựa chọn không thể nào hợp lý hơn nữa về khía cạnh tiết kiệm tài chính, hiệu năng mạnh và độ mát mẻ khi sử dụng. 

Thực tế mà nói, với tầm giá 17 triệu ở thời điểm hiện tại đối với ASUS TUF Gaming F15 FX506HF, thì đây là một cấu hình hoàn hảo. Tất nhiên là RTX 2050 không thể mạnh bằng RTX 3050, 4050, v.v… Tuy nhiên, nhìn lại tầm tiền này, thì làm gì còn sự lựa chọn nào tốt hơn và cân bằng hơn nữa giữa nhiệt độ và hiệu năng trên một chiếc laptop gaming như thế này? 

Hiệu năng thực tế và chiến game

Test hiệu năng Benchmark

Để kiểm tra thực tế hiệu năng của bộ đôi Intel Core i5 thế hệ 11 H và RTX 2050 4GB với 16GB RAM, mình sẽ thực hiện kiểm tra với Cinebench R23 trước. Chúng ta có thể thấy điểm CPU đơn lõi và đa lõi mà ASUS TUF Gaming F15 cho ra lần lượt là 1256 và 7983 khá ấn tượng.

Để ý một chút đến phần HWMonitor, thì có thể nói con chip i5-11260H trên TUF F15 là rất mát mẻ, nhiệt độ tối đa chỉ chạm ngưỡng 96 độ C. Tuy nhiên, do là mình đặt laptop trực tiếp trên mặt bàn, không sử dụng đế tản nhiệt và nhiệt độ trong phòng lúc đó đang là 27 độ C, nên đáng lý ra nhiệt độ chỉ loanh quanh từ 80-85 độ C mà thôi. 

Được trang bị ổ cứng SN740 với tố độ băng thông PCIe Gen 4,  là đến tốc độ đọc và ghi lần lượt như hình trên gần như tương đương với thông số hãng, việc load cả game map lớn hàng trăm GB cũng không làm khó chiếc laptop này. 

Bài test 3DMark Time Spy chính là một trong những minh chứng rõ rệt về độ vượt trội và ổn định về hiệu năng của ASUS TUF Gaming F15 FX506HF. Khi cho ra số điểm là 4359, được đánh giá là Excellent khi test tựa game Battlefield V với mức setting 2K 1440P sẽ đem lại mức FPS rất ổn định là trên 45.

Để có thể làm nổi bật sự vượt trội và đáng lựa chọn của RTX 2050 trên thị trường hiện nay. Mình sẽ so sánh ASUS TUF Gaming F15 FX506HF với Gigabyte G5 GD (i5-10400H/RTX3050) và Acer Nitro 5-57 (i5-10400H/GTX1650). Và cả 3 thiết bị đều có RAM 16GB.

Đầu tiên sẽ là bài test Cinebench R23, có vẻ như CPU i5-11260H của TUF F15 có hiệu năng đơn lõi thua kém một chút so với i5-10400H trên 2 dòng laptop của Gigabyte và Acer Nitro. Tuy nhiên, đến phần hiệu năng đa lõi, thì TUF F15 lại nhỉnh hơn Acer Nitro 5 một chút. Gigabyte G5 GD dường như có phần tản nhiệt tốt hơn nên lại có hiệu năng CPU đơn lẫn đa lõi dẫn dầu. 

Tiếp đến là hiệu năng của card đồ họa RTX 2050 trên TUF F15 so với GTX 1650 trên Acer Nitro 5-57 và RTX 3050 trên Gigabyte G5 GD. Có thể thấy rõ rệt, hiệu năng của mẫu GPU RTX 3050 cách biệt hơn 1000 điểm so với RTX 2050. Điều này là hiển nhiên bởi mẫu RTX 3050 ăn điện lên đến 95W so với 40W của RTX 2050 nên mới có thể cho ra một số điểm 3DMark TimeSpy vượt trội như vậy. 

Vậy, kết luận lại, chúng ta sẽ có gì? RTX 2050 sẽ mạnh hơn GTX 1650 khoảng 15% cộng thêm công nghệ RayTracing hoàn toàn mới mẻ. Vậy còn RTX 3050 thì sao? GPU RTX 3000 series có trên Gigabyte G5 GD sẽ mạnh hơn RTX 2050 khoảng 21%.

Đối với các bạn học sinh, sinh viên, việc tiết kiệm chi phí mà vẫn tối ưu hiệu quả học tập, làm việc là điều rất cần thiết. Vì vậy, với ASUS TUF Gaming F15 FX506HF được trang bị RTX 2050, sức mạnh không có quá nhiều chênh lệch và mức giá rẻ hơn so với RTX 3050 là rất đáng lựa chọn. 

Chơi game thực tế

“Làm xong bài kiểm tra rồi” thì chúng ta sẽ tới giờ “ra chơi”. Counter Strike 2 sẽ là tựa game quốc dân yêu thích của mình trong bài test lần này. Có thể thấy, mình đã chỉnh trong setting mục Shader Detail là High, khử răng cưa 4x, còn lại đều để low và mặc định cài đặt trong game. 

Có thể thấy, hình ảnh khi chơi không bị ảnh hưởng quá nhiều, vẫn đủ sự mượt mà cần có với FPS trung bình là 144 và cao nhất là 189. Nhiệt độ của CPU và GPU chỉ dao động từ 67 cho tới 85 độ C mà thôi. Đây là mức nhiệt rất mát mẻ, giúp cho anh em game thủ và các bạn sinh viên khi chơi game không bị nóng máy và sốt cả ruột vì lo lắng cho tuổi thọ của chiếc laptop. 

gallery

gallery

Chuyển qua tựa game Liên Minh Huyền Thoại ở mức setting cao nhất, ASUS TUF Gaming F15 tất nhiên là sẽ làm gỏi luôn tựa game này một cách giòn tan. FPS trung bình là 165 và đỉnh điểm là lên đến 238. Nhiệt độ CPU GPU thì còn mát mẻ hơn cả khi chơi CS2 với mức nhiệt chỉ dao động từ 58 đến 67 mà thôi.

gallery

gallery

gallery

Cuối cùng là PUBG, tựa game online khiến nhiều game thủ phải nâng cấp máy tính để đáp ứng được cấu hình yêu cầu khá cao. Khi cài đặt ở mức Very Low, PUBG vẫn "ngốn" hết 13GB RAM, cho thấy nếu không trang bị sẵn 16GB như trên TUF Gaming F15, trải nghiệm chơi game sẽ gặp nhiều khó khăn.

gallery

gallery

gallery

Với mức FPS trung bình từ 51 đến 62, CPU Intel Core i5-11260H và GPU NVIDIA GeForce RTX 2050 chỉ chạy ở mức hiệu năng trung bình, điều này chứng tỏ tựa game này chưa tối ưu tốt cho cấu hình của laptop ASUS TUF Gaming F15. Tuy nhiên, với số FPS này, trải nghiệm chơi PUBG vẫn mượt mà, đủ để thỏa mãn đam mê "chạy bo" của các game thủ. 

Tổng kết

ASUS TUF Gaming F15 FX506HF là một phiên bản laptop gaming tầm trung giá rẻ hoàn hảo cho học sinh, sinh viên và game thủ. Với thiết kế hầm hố, hiệu năng mạnh mẽ và khả năng tản nhiệt tốt, chiếc laptop này không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập mà còn mang lại những giờ phút giải trí đỉnh cao. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc laptop đáng tin cậy để đồng hành suốt 4 năm học, Asus TUF Gaming F15 FX506HF chắc chắn là sự lựa chọn không thể bỏ qua.

Hiện tại, dòng sản phẩm ASUS Gaming TUF F15 FX506HF đang có sẵn tại các chi nhánh của hệ thống CellphoneS trên toàn quốc. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin và đặt mua ngay để trải nghiệm sự tuyệt vời mà chiếc laptop này mang lại. 

[Product_Info id='73639']

Thành viên Smember sẽ được giảm thêm 1 triệu đồng khi tham gia chương trình "Thu cũ đổi mới". Đây là cơ hội tuyệt vời để nâng cấp thiết bị với chi phí thấp hơn nữa, các bạn tham gia ngay link dưới đây nhé!

Hải Củ Cải là chàng trai đang là Sforum editer với hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT các thiết bị thông minh trong nhà. Mình có niềm đam mê về các công nghệ mới nhất về PC, Laptop và các đồ chơi thông minh tiên tiến nhất. 

Mình đã có cơ hội cập nhật công nghệ mới từ các nước tiên tiến và chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm của mình với các độc giả qua những bài viết hay và hấp dẫn. Mình tin rằng công nghệ làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng và thú vị hơn.