Đánh giá Dell Pro 13 Premium: Laptop doanh nhân gần như hoàn hảo, hiệu năng vượt trội, pin 24 giờ, giá từ 49 triệu đồng


Đánh giá Dell Pro 13 Premium sau một khoảng thời gian sử dụng, các chuyên gia công nghệ nhận ra rằng: Đây thật sự là một chiếc laptop doanh nhân gần như hoàn hảo trên thị trường.
Trong nhiều năm trở lại đây, Dell luôn hướng đến và phát triển phân khúc cao cấp nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm. Sau bao ngày chờ đợi thì cuối cùng, các chuyên gia công nghệ cũng được trải nghiệm chiếc laptop 13 inch - Dell Pro 13 Premium. Với cái tên Premium mà mình đang mang, không lạ gì khi Dell đang hướng đến những người dùng, doanh nghiệp có yêu cầu cao về các cổng kết nối hiện đại, thiết kế kim loại và tích hợp AI.

Xem thêm: Đánh giá Dell 14 Plus: Hiệu năng tốt, pin ngon, nhưng phần cứng chưa đủ “mê” trong tầm giá 25 triệu
Chi tiết đánh giá Dell Pro 13 Premium
Phải thừa nhận rằng, Dell Pro 13 Premium đã và đang định hình một hướng đi của Dell trong những năm tới. Việc đánh mạnh vào phân khúc doanh nhân ưa thích sự linh động cho thấy Dell đang tiếp cận đúng mục đích và nhu cầu của người dùng thời đại mới.
Dell Pro 13 Premium sở hữu thiết kế tối giản
Trước hết, hãy cùng đi qua về vẻ ngoài của Dell Pro 13 Premium. Có thể thấy, chiếc laptop sở hữu tông màu xám đậm, chất liệu được làm từ 90% hợp kim magie tái chế. Điều này giúp phần thân và nắp máy (có thể mở 180 độ) rất chắc chắn; không có tiếng ọp ẹp khi vặn xoắn thiết bị. Nhìn chung, chiếc laptop doanh nhân này có thiết kế cực kỳ nhỏ gọn, tối giản nhưng vẫn thanh lịch.

Dell Pro 13 Premium có hai cổng Thunderbolt 4, mỗi bên một cổng và một cổng HDMI full-size. Máy có cảm biến vân tay được tích hợp trong nút nguồn. Tuy nhiên, bạn dễ dàng nhận ra rằng máy không có đầu đọc thẻ nhớ hay cổng LAN riêng biệt, nhưng bù lại máy hỗ trợ Wi-Fi 7 và có khe SIM.

Máy khá dễ tháo với các ốc vít Phillips. Tuy nhiên, RAM và mô-đun Wi-Fi được hàn chết và SSD chỉ là chuẩn nhỏ M.2 2230, không có khe cắm thứ hai. Webcam IR có độ phân giải 8 MP, mang đến hình ảnh sắc nét. Tuy nhiên màu sắc có hơi lệch và có hơi ngã sang màu xanh lá.

Bàn phím và touchpad của Dell Pro 13 Premium
Yếu tố tiếp theo mà các chuyên gia đề cập đó là bàn phím. Có thể thấy, Dell Pro 13 Premium có bố cục gọn gàng với các phím lớn (khoảng 1.7 cm) và không có khoảng cách giữa các phím. Phím nguồn ở góc trên bên phải có tích hợp cảm biến vân tay.


Hành trình phím hơi nông nhưng khả năng phản hồi rõ ràng, giúp gõ nhanh và tiếng ồn gõ phím ở mức vừa phải. Máy có đèn nền bên dưới bàn phím và sử dụng đèn mini LED, tiết kiệm đến 75% điện năng.

Touchpad của laptop có kích thước khoảng 12.5 x 7.1 cm, nổi bật với các phím riêng dành cho cuộc gọi video nằm ở hàng trên (bật/tắt camera, chia sẻ màn hình, trò chuyện, bật/tắt micro). Các biểu tượng này chỉ hiện khi đang họp qua Zoom hoặc Teams. Các chuyên gia đánh giá rằng, bề mặt touchpad này rất mượt.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng touchpad trong lúc tay ướt thì thiết bị sẽ hơi khựng nhẹ. Bù lại, các nút chuột tích hợp nhấn êm và phản hồi tốt.
Dell Pro 13 Premium nổi bật với tấm nền tương phản cao
Về cấu hình, phiên bản Dell Pro 13 Premium trong bài viết này có màn hình tỷ lệ 16:10, độ phân giải 1,920 x 1,200 pixels, sở hữu bề mặt nhám, độ sáng 400 nits và không hỗ trợ cảm ứng. Ngoài ra, thiết bị còn có bản 300 nits và bản cao cấp với độ phân giải lên đến 2,560 x 1,600 pixels, có cảm ứng và độ sáng 500 nits. Dell nhấn mạnh rằng tất cả màn hình của hãng đều tiết kiệm điện năng.

Các chuyên gia đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau để test, qua đó đo được độ sáng trung bình thực tế là 460 nits, rất đồng đều trong nhiều lần kiểm tra. Độ tương phản cũng tốt, độ bao phủ AdobeRGB và Display P3 khoảng 75%, còn sRGB gần như bằng 100%. Tuy nhiên, tốc độ phản hồi của màn hình khá chậm và chỉ hỗ trợ tần số quét 60 Hz.
Có một vấn đề mà các chuyên gia gặp phải đó là màu sắc. Dù đã điều chỉnh lại bằng tay giúp cải thiện giá trị DeltaE ở grayscale và ColorChecker, tuy nhiên các chuyên gia vẫn thấy màn hình còn một số sai lệch, nhất là ở vùng màu đỏ của màn ảnh.

Đánh giá về tính ngoại cảnh thì trải nghiệm sử dụng thiết bị ngoài trời khá thoải mái nhờ độ sáng cao, độ tương phản tốt, lớp phủ chống chói và góc nhìn ổn định.

GPU Arc 140V mạnh mẽ, nâng tầm hiệu năng Dell Pro 13 Premium
Trái tim của Dell Pro 13 Premium đó là vi xử lý Intel Core Ultra 7 268V, kết hợp cùng 32 GB RAM cho khả năng đa nhiệm thả ga. Ngoài ra còn có phiên bản thấp hơn với Core Ultra 5 236V và 16 GB RAM. Bộ nhớ lưu trữ có nhiều tùy chọn khác nhau (256 GB, 512 GB, 1 TB). Rõ ràng, Dell nói chung và Dell Pro 13 Premium nói riêng đang nhắm tới người dùng ưu thích sự linh hoạt.

Bên cạnh cấu hình thì Dell Optimizer đóng vai trò là trung tâm điều khiển, cung cấp các thiết lập quạt làm mát ảnh hưởng đến hiệu năng và một vài tùy chọn khác. Trong các bài benchmark, các chuyên gia giữ nguyên chế độ mặc định là "Tối ưu hóa" (Optimized) để xem khả năng xử lý của CPU, GPU bên trong.

Intel Core Ultra 7 268V là một trong những mẫu chip cao cấp hơn trong dòng tiết kiệm điện Lunar Lake. Chip có 4 nhân tiết kiệm điện (E-cores) và 4 nhân hiệu năng cao (P-cores) với xung nhịp từ 2.2 GHz đến 5.0 GHz, tích hợp thêm NPU 48 TOPS.
Hiệu năng đơn nhân rất ấn tượng trong các bài test. Tuy nhiên, trong các bài test đa nhân, CPU lại chưa mang đến sự hiệu quả cao, số điểm đôi khi còn thấp hơn so với một vaif CPU dưới tầm (xét về thông số). Khi chạy bằng pin, hiệu năng giảm khoảng 16%.

Trong bài test Cinebench R15, hiệu năng giảm tới 28% sau ba vòng đầu và giữ ổn định sau đó. Ở chế độ Optimized, công suất tiêu thụ ban đầu khoảng 38W, sau đó giảm còn 27W.
Trong các bài test PCMark 10 và CrossMark, kết quả giữa các thiết bị so sánh khá sát nhau. Riêng về Dell Pro 13 Premium, chiếc laptop có kết quả trung bình và thường nằm ở giữa bảng xếp hạng thiết bị trong phân khúc.

Vấn đề độ trễ bắt đầu xuất hiện rõ ràng khi mở nhiều tab trình duyệt. Các chuyên gia chia sẻ rằng, đồ trễ của Dell Pro 13 Premium tăng dần khi họ mở thêm video YouTube 4K 60 FPS, nhưng may mắn là video vẫn chạy mượt mà, không bị rớt khung hình. Tuy nhiên, giá trị độ trễ cuối cùng vẫn cao hơn mức lý tưởng.

Nói về bộ nhớ bên trong, máy sở hữu SSD Micron 2550 dung lượng 1 TB (cũng có phiên bản sở hữu 512 GB SSD). Trong bài test đầu tiên, SSD mang đến hiệu suất không cao và có vẻ như tiến trình test có một vài trục trặc. Sau khi test lại, tốc độ SSD đã được cải thiện đáng kể.

Một trong những điểm sáng của Dell Pro 13 Premium nằm ở GPU. Chiếc laptop sở hữu GPU tích hợp Intel Arc Graphics 140V và đây là GPU được đánh giá khá cao về hiệu năng bên trong. Khi test bằng 3DMark, GPU hoạt động đúng kỳ vọng, thậm chí có phần vượt mức mong đợi. Khi chạy bài test Fire Strike ở chế độ normal, các chuyên gia nhận thấy hiệu năng không hề bị sụt giảm.

Khi test game trong điều kiện thực tế, GPU mang đến sức mạnh khá ấn tượng khi chạy tốt các tựa game nổi tiếng ở mức độ phân giải Full HD và FPS 30, thậm chí có một số tựa game có thể cài đặt ở mức đồ họa cao. Với Cyberpunk 2077, Dell mang đến khung hình khá ổn định khi setting ở mức Full HD và chơi trong 30 phút.

Nhiệt độ và thời lượng pin có đủ hấp dẫn?
Khác với các sản phẩm khác trong tầm giá, Dell Pro 13 Premium sử dụng hai quạt thay vì một, điều này giúp nhiệt độ bề mặt mát mẻ hơn rất nhiều. Khi chơi game, máy nóng lên nhiều, cao hơn cả lúc chạy stress test. Tuy nhiên, điểm nóng nhất mà chuyên gia đo được cũng chỉ đạt 37°C. Cả hai bên máy đều được làm mát thay vì chỉ thoát khí từ 1 hướng (như các đối thủ khác trong phân khúc).

Nhờ sử dụng SoC Lunar Lake, Dell Pro 13 Premium rất tiết kiệm điện. Khi ở chế độ chờ, máy chỉ tiêu thụ 2 đến 4.75W và khi chạy game Cyberpunk 2077, mức tiêu thụ cũng chỉ là 38W. Trong số các đối thủ, chỉ có Dell XPS 13 9350 (với CPU Lunar Lake yếu hơn) tiêu thụ ít điện hơn, còn lại đều tiêu thụ nhiều hơn.
Nhờ mức tiêu thụ điện thấp nên Dell Pro 13 Premium đạt thời lượng pin rất ấn tượng. Trong các bài test trải nghiệm lướt web và xem video qua Wi-Fi, các chuyên gia đo được thời gian sử dụng gần 24 giờ, một kết quả rất ấn tượng. Dù dung lượng pin chỉ đạt 60 Wh, tuy nhiên thực tế cho thấy máy làm được nhiều hơn bạn nghĩ.

Có nên mua Dell Pro 13 Premium không?
Nhìn chung, Dell Pro 13 Premium rất đáng quan tâm, không chỉ nằm ở thiết kế bên ngoài mà cả hiệu năng bên trong. Người dùng sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng và linh hoạt của một chiếc laptop nhỏ gọn, tiết kiệm điện, cực kỳ trâu (thời lượng lên tới 24 giờ) và mạnh mẽ. Cùng với đó, máy có khung magie cao cấp, webcam 8 MP độ phân giải cao và các cổng hiện đại như Thunderbolt 4 kép và Wi-Fi 7.

Tuy nhiên, mức giá phải bỏ ra cho chiếc laptop này rơi vào khoảng từ 1,900 USD (khoảng 49.25 triệu đồng) đến 2,500 USD (64.8 triệu đồng). Bạn đánh giá thế nào về Dell Pro 13 Premium? Hãy để lại bình luận bên dưới và cho mình biết với nhé.
Nguồn: Notebookcheck
Xem thêm:
- Đánh giá Dell Alienware AW2725Q: Màn hình OLED 4K 27 inch 240Hz - QD-OLED hấp dẫn nhất hiện tại?
- Dell 14 Plus ra mắt phiên bản sử dụng AMD Ryzen AI, giá rẻ hơn bản Intel tới 5 triệu đồng!
- TOP 8 mẫu laptop Dell mỏng nhẹ đáng mua nhất năm 2025
Được đánh giá cao về hiệu năng và thời lượng pin, ấy nhưng mức giá cao của Dell Pro 13 Premium sẽ khiến nhiều người dùng có phần e dè. Nhưng đừng lo, ở tại CellphoneS đang bán hàng các sản phẩm laptop của nhà Dell, còn chờ gì mà không click và tham khảo ngay nào:
[Product_Listing categoryid="154" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop/dell.html" title="Danh sách Laptop Dell đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Bình luận (0)