Trang chủĐánh giáMáy tính
Đánh giá lại ASUS TUF Gaming F15 2021: Hiệu năng vẫn dư, giá mới không thể tốt hơn, sinh viên nên "yêu"
Đánh giá lại ASUS TUF Gaming F15 2021: Hiệu năng vẫn dư, giá mới không thể tốt hơn, sinh viên nên "yêu"

Đánh giá lại ASUS TUF Gaming F15 2021: Hiệu năng vẫn dư, giá mới không thể tốt hơn, sinh viên nên "yêu"

Đánh giá lại ASUS TUF Gaming F15 2021: Hiệu năng vẫn dư, giá mới không thể tốt hơn, sinh viên nên "yêu"

Sforum CTV
09:51 ngày 23/07/2023
gg news
ASUS TUF Gaming F15 2021FX506HF là chiếc laptop gaming thuộc phân khúc phổ thông cực 'over hợp' cho sinh viên học sinh tìm chiếc máy vừa đáp ứng ngon lành cho cả học tập và giải trí toàn diện dịp hè năm nay để chuẩn bị năm học mới đầy hứng khởi.

Từ 2021 trở lại đây, các thiết kế laptop gaming phân khúc phổ thông giờ đã trở nên toàn diện hơn nhờ thiết kế đẹp, chất lượng build bền và hiệu năng tốt. Hiện tại đã kết thúc kì thi tốt nghiệp và các bạn học sinh, sinh viên bắt đầu cân nhắc tìm kiếm cho bản thân các mẫu máy phù hợp để sử dụng suốt 4 năm học tập. Ngoài thời gian học tập, những giây phút giải trí chơi game cũng là nhu cầu thiết yếu và để đáp ứng điều đó tất nhiên chiếc laptop phải sở hữu hiệu năng mạnh mẽ.

Thiết kế tổng quan của ASUS TÙ Gaming F15

Nếu dạo một vòng các mẫu laptop đời mới với cấu hình Intel Gen13 và GPU RTX 4000 series, bạn đọc chắc không khỏi phải thốt lên vì mức giá quá cao để nhóm người dùng phổ thông như học sinh, sinh viên có thể sở hữu. Thay vào đó, bài viết này mình sẽ gợi ý cho anh em một mẫu laptop đã 2 năm tuổi nhưng vẫn rất đáng cân nhắc tại thời điểm hiện tại. Đúng vậy, ASUS TUF Gaming F15 2021 là một ví dụ thực tiễn cho các bạn đang tìm kiếm một em laptop gọn, không quá nặng, có kiểu dáng cá tính, mạnh để 'cày game' và hơn hết là tản nhiệt ngon.

Đầu tiên mình xin tổng hợp sơ cấu hình của ASUS TUF Gaming F15 2021 FX506HF:

  • Màn hình: Kích thước 15.6 inch, độ phân giải Full HD (1920 x 1080 pixel), hỗ trợ tần số quét 144 Hz
  • CPU: Intel Core i5 Tiger Lake - 11400H
  • Card đồ họa: Card rời - NVIDIA GeForce RTX2050, 4 GB
  • RAM: 8GB, DDR4 2 khe (1 khe 8GB + 1 khe rời) (hỗ trợ nâng cấp với dung lượng tối đa lên đến 32 GB)
  • Ổ cứng: 512 GB SSD NVMe PCIe (Có thể tháo ra, lắp thanh khác tối đa 1TB)
  • Hệ điều hành: Windows 11
  • Dung lượng pin: 48 Whr

Thiết kế đậm nét gaming đặc trưng của dòng TUF

Dòng laptop gaming ASUS TUF Gaming Series hầu như sẽ không thay đổi quá nhiều về thiết kế, có thể nói gần như giữ nguyên, chỉ decor lại đôi chút nhất là ở phần mặt A để mang tí gì đó khác biệt thôi.

Mặt A của ASUS TÙ Gaming F15 được bài trí đẹp mắt, cao cấp và cá tính

Và chiếc ASUS TUF Gaming F15 2021 mình đang sở hữu cũng thế, mặt A được cách tân với logo TUF bằng nhựa kính nằm giữa, đồng thời tại bề mặt này được hoàn thiện 2 kiểu khác nhau được phân cách dạng chữ X.

logo TUF của ASUS TUF Gaming F15 được bố trí giữa, in chìm huyền bí

Phần trên dưới là dạng phay xước, cho cảm giác nhìn từ xa các bạn sẽ tưởng lầm mặt A này bằng kim loại đấy. Thật sự ngay bản thân mình mới đầu tiếp xúc cũng nghĩ như vậy như hóa ra làm, đây vẫn là nhựa mà thôi.

Mặt A của ASUS TUF Gaming F15 gồm lớp hoàn thiện nhám mờ và phay xước

Còn hai bên trái phải là làm nhám sần, được biết đây là chủ ý của hãng nhằm giúp chúng ta khi cầm máy sẽ chắc chắn hơn, nhất là với các bạn tay trơn, hay đổ mồ hôi tay thì đây rõ ràng là ưu điểm thực dụng. Song bù lại rất dễ bám dấu vân tay và cũng khá khó lau chùi ra, các bạn nên lưu tâm điểm này nhé.

Bên cạnh đó, các đường chia chữ X ở mặt A này cũng được làm rất tỉ mỉ, tạo độ nổi khối 3D cho bề mặt lại tôn nét cá tính thêm cho sản phẩm.

Thiết kế của ASUS TUF Gaming rất cá tính, mạnh mẽ và tinh tế

Cơ bản mình đánh giá cao kiểu thiết kế này, nó khá hiện đại và khác biệt, kì thực giữa thế giới công nghệ phát triển hiện nay thì sử dụng thiết bị có phần khác biệt giúp chúng ta tự tin hơn và hứng thú sử dụng nhiều hơn.

Đi về bên cạnh phải của ASUS TUF Gaming F15 2021 FX506HF chỉ có các khe thoát nhiệt và cổng USB 3.2, còn bên trái thì đầy đủ các cổng gồm cổng sạc, LAN, HDMI, 2 USB 3.2, USB TypeC và cuối cùng là jack tai nghe chuẩn 3.5mm.

Cạnh bên ASUS TUF Gaming F15 gồm các cổng kết nối cần thiết cho các bạn học sinh sinh viên

Cá nhân mình thấy với số lượng cổng trên chiếc ASUS TUF F15 FX506HF là gần như đầy đủ, đáp ứng được mọi nhu cầu từ chơi game cho đến làm việc của người dùng rồi, trừ phi bạn làm các công nghệ “hardcore” may ra mới cần thêm cổng cắm.

Cạnh trái đơn giản chỉ khe thoát nhiệt và cổng USB 3.2

Nếu có tiếc nuối thì đó là máy không có khe cắm thẻ nhớ SD trực tiếp, đây là thứ mà dân nhiếp ảnh, editor hoặc các content creator hay cần để có thể linh động sản xuất hình ảnh nhanh.

Phong cách gaming còn hiện hữu ở cả mặt đáy máy, tại đây chúng ta có hệ thống tản nhiệt dạng tổ ong độc đáo, cho dù đây là nơi gần như cực ít người để ý hay đụng chạm song không vì thế mà hãng lại không chăm chút kĩ lưỡng nhé.

Mặt đáy D của ASUS TUF Gaming là hệ thống tản nhiệt thiết kế dạng tổ ong

Lên cao hơn về phía cạnh sau thiết bị cũng là hệ thống khe thoát nhiệt được bài trí theo kiểu khí động học như ở các chiếc xe hơi. Đây cũng là 1 điểm nhấn khá thú vị.Song với mình thì có lẽ mong muốn hãng nên dồn toàn bộ phần thoát nhiệt đẩy về phía sau và đáy máy chứ vẫn còn tận dụng thêm 1 cụm ở cạnh phải thì khá khó chịu.

Ngoài ra còn có khe ở cạnh sau khá là khí động học như ở xe hơi

Vì đây là nơi các bạn sẽ thao tác với chuột và vị trí đặt tay hầu như cũng sẽ khá gần, nên đôi khi cũng cảm nhận nhiệt thoát ra từ đây lúc chơi game nên nếu bạn là người khó tính thì đây cũng là điểm trừ nhỏ về thiết kế.

Về phần bàn phím, trackpad và các chi tiết khác trên chiếc ASUS TUF F15 FX506H cũng gần như không quá thay đổi gì mấy so với thế hệ TUF trước đây.

Layout bàn phím và nội thất không quá nhiều thay đổi

Bàn phím vẫn cho cảm giác gõ khá êm tai và sướng, độ đàn hồi mềm mại. Hành trình các phím cũng tương đối sâu nên độ chính xác khi gõ là miễn chê.

Vì là laptop gaming nên tất nhiên không thể nào mà thiếu đi được hệ thống đèn LED RGB ở bàn phím này rồi. Nhất là những khi buổi tối chúng ta tắt bớt đèn phòng để chơi game tập trung hơn thì đèn RGB này giúp chúng ta vừa dễ thao tác phím và vừa “chill” luôn. Thậm chí hiệu ứng chuyển màu đèn này liên tục còn giúp tăng cảm hứng sử dụng nữa là đằng khác.

ASUS TUF Gaming F15 có hành trình phím ổn, không bị nông nhưng không quá sâu

Phần trackpad cũng khá ổn áp, diện tích tương đối cân xứng với tổng thể kích thước của máy. Không gian đủ để chúng ta lướt, vuốt điều khiển chuột dễ dàng, mượt mà. Ngoài ra phím trỏ chuột trái/phải cũng được tách riêng để chúng ta thao tác chính xác những khi không sử dụng đến con chuột rời. Độ nảy 2 phím này cũng giòn, tách bạch cao.

Màn hình 144Hz mượt mà, âm thanh đủ dùng

ASUS TUF Gaming FX506H sở hữu màn hình kích thước 15.6 inch độ phân giải Full HD, sử dụng tấm nền IPS hiển thị chi tiết tốt, màu sắc đầy đủ khi chơi game hoặc xem phim.

Các viền trên và trái, phải của màn hình tuy vẫn dày nhưng các kĩ sư thiết kế đã tối ưu để tạo cảm giác tinh gọn cho màn hình rất nhiều.

ASUS TUF Gaming GF15 có màn hình 144Hz mượt mà để chơi game

Màn hình này còn kèm theo công nghệ chống lóa Anti Glare với độ sáng 250 nits giúp chúng ta dễ xem nội dung ở cả những nơi có nguồn sáng khá lớn chiếu vào mà không bị khó chịu hay bị lóa mắt. Hơn hết là tần số quét cao 144Hz sẽ mang lại tốc độ vô cùng mượt mà ở từng thao tác đặc biệt là lúc chơi game, cho cảm giác thỏa mãn về thị giác cho chúng ta rất nhiều.

Màn hình của ASUS TUF Gaming F15 có công nghệ chống lóa Anti Glare

Phần âm thanh theo công bố nhà sản xuất là có thêm công nghệ DTS, tuy nhiên loa mình có cảm giác chưa được lớn lắm, dù đã chơi game trong phòng khá kín, ấm lượng tầm 70% nhưng mình cảm thấy chưa được 'đã' tai lắm.

Về chất lượng tái tạo màu, mình có sử dụng Wide Gamut để đối chiếu với chiếc iPhone 12 Mini, các bạn có thể xem qua hình cảm nhận nhé.

Đầu tiên, về màn hình Lenovo IdeaPad Gaming 3 15ARH7 có độ phủ màu sRGB:62.5%, Adobe:47.34% với khả năng ở mức khá ổn, màu sắc đủ nhưng không phù hợp cho mục đích thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh, edit video vốn đòi hỏi cao về độ chính xác của màu sắc.

Cơ bản màu sắc màn hình của ASUS TUF Gaming F15 2021 mình đánh giá chất lượng ở mức giá, đủ để giải trí xem phim và cày cuốc game, chênh lệch so với màu trên điện thoại không quá nhiều. Còn với các bạn nào đang làm các công việc thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh, dựng phim thì màn hình này chưa ở mức đủ để làm đâu, họa chăng nên đầu tư thêm màn hình rời để đảm bảo độ chính xác màu.

Hiệu năng mạnh mẽ của ASUS TUF Gaming F15 2021

Đầu tiên chúng ta sẽ tham khảo thông số từ phần mềm CPU-Z:

Thông số và tốc độ đọc dữ liệu của ổ cứng máy từ phần mềm CrystalDiskMark:

Sau đây là các điểm số chấm qua các phần mềm benhmark:

Ngay khi phần mềm như PCMark, 3DMark vừa bắt đầu chạy là quạt đã lập tức chạy công suất lớn, tất nhiên chỉ nghe rõ khi ở trong phòng khá kín, lặng còn nếu các bạn ở nơi công cộng thì khó mà nghe được tiếng quạt này. Thế nên mình đánh giá cao độ tĩnh của hệ thống tản nhiệt trên ASUS TUF Gaming F15 2021. Khi chạy các bài test được tầm 10 phút trở lên nhiệt động tăng nhanh dần, bắt đầu ấm nhẹ từ phần bàn phím và đến khu vực tản nhiệt phía trên bàn phím là rõ rệt nhất.

Tuy vậy nhiệt độ lên nhanh nhưng khi hạ xuống cũng khá nhanh, đâu đó tầm trên dưới 15 phút là máy sẽ mát trở lại bình thường sau các vụ nặng hoặc chơi game. Vậy nên khả năng tản nhiệt cũng như tối ưu nhiệt độ của máy mình đánh giá mức tốt trong tầm giá hơn 20 triệu.

Trải nghiệm 'chiến' game thực tế

Lý thuyết là vậy song cũng phải có thực hành, nên mình sẽ chơi một số tựa game nặng và nổi hiện nay gồm có Liên Minh Huyền Thoại, PUBG, Vallogant.

Liên Minh Huyền Thoại

Mình đã tùy chỉnh các thông số cài đặt game ở mức cao nhất có thể, trong quá trình chơi hoàn toàn ổn định không có bất kì hiện tượng giật lag nào. Nếu có thì do đường truyền wifi nhà mình không thực sự ổn định lắm.

ASUS TUF Gaming F15 chơi game Liên Minh Huyền Thoại

Nhiệt độ lúc chơi luôn ở ngưỡng 67-70 độ, thi thoảng có nháy vọt lên gần 80 nhưng khá ít. Ở màn hình khởi động, chọn chế độ chơi thì nhiệt độ vẫn mát mẻ bình thường, đến khi vào game được khoảng 5-10 phút trở đi bắt đầu tăng nhiệt độ lên rõ rệt song chỉ ở mức ấm thôi, không quá khó chịu gì.

FPS của game thì luôn dao động liên tục từ 178-240 khung hình. Cơ bản mình thấy rất ổn định, trừ phi đường truyền wifi nhà bạn có vấn đề ngoài ra thì từ di chuyển cho đến các pha giao tranh mình hoàn toàn không gặp vấn đề gì, chỉ có 'feed' mạng liên tục mà thôi.

PUBG

Tựa game cũng cũng quá hot với đa số các bạn rồi, riêng mình đó giờ toàn chơi trên mobile nên lần này chiến trên một em PC/laptop trải nghiệm rất là mới mẻ và hơi 'choáng' do chưa quen tốc độ nhanh và mượt thế này.

ASUS TUF Gaming F15 chơi game PUBG

Tương tự như với game Liên Minh Huyền Thoại, mình cũng cố ý set các thông số cao nhất có thể để xem 'em' ASUS TUF Gaming F15 2021 này thể hiện ra sao.

Điểm ấn tượng đầu tiên chính là nhiệt độ, ngay vừa khi mở vào game là đã có thể nghe quạt tản nhiệt làm việc rồi. Cho đến khi vào sảnh và nhảy dù thì nhiệt độ 'nhảy' lên thấy rõ, đặc biệt khu vực bàn phím có thể cảm nhận rõ hơi ấm từ đây nhé.

ASUS TUF Gaming F15 chơi game Liên Minh Huyền Thoại với tốc độ FPS và nhiệt độ ổn định

Nói là nóng nhưng nhiệt độ vẫn duy trì trong ngưỡng từ 73 đến 80 độ. Kể cả tốc độ khung hình FPS luôn dao động từ 59-62FPS... Thật sự với mình đây là điểm khá đáng khen. Các bạn 'xạ thủ' yên tâm về độ ổn định của em ASUS TUF Gaming F15 2021 này rồi nhé.

Valorant

Tựa game này với mình như là một cấp độ cao hơn của PUBG, mọi pha combat đầu cần nhanh, lẹ và chính xác cực kì. Mình cũng lần đâu chơi game này nên chưa thể bắt nhịp được, toàn 'feed' mà thôi. Cơ mà cảm giác bắn với các hiệu ứng cháy nổ, tạo tường lửa thật sự cuốn vô cùng.

ASUS TUF Gaming F15 cũng có thể cân cả tựa game Vallogant một cách thoải mái

Quay lại với em ASUS TUF Gaming F15 2021, nhiệt độ game này có phần 'nhẹ' hơn so với bên PUBG, lanh quanh đâu đó tầm 58-68 độ, đôi lúc vượt lên đến 73 độ có lẽ tùy phần những hiệu ứng chiêu thức trong game.

Thời lượng pin ổn, đủ xài khi cần gấp

Bản chất mấy 'em' laptop gaming này lúc vốn được tối ưu để cắm dây sạc liên tục nên pin tích hợp bên trong chỉ luôn gọi là đủ để cần sử dụng 'cứu cánh' những tình huống cần gấp mà thôi. Thử nghiệm với phần mềm PCMark, ASUS TUF Gaming F15 2021 đạt được thời lượng khoảng 5 giờ 42 phút cho tác vụ sử dụng văn phòng thông thường. Tất nhiên, nếu bạn chơi game, edit video thì con số này chắc chắn sẽ còn thấp hơn nhiều. Thực sự viên pin 48WHrs để gánh cấu hình chơi game và màn hình to là quá ít.

Thực tế sử dụng, với các tác vụ thông thường, lướt web, xem youtube và mình hay làm việc với word thì nếu không cắm sạc pin sẽ đâu đó chỉ hơn 2 tiếng là cùng. Còn nếu làm các tác vụ nặng hơn đôi chút như chỉnh sửa ảnh với phần mềm Lightroom, Photoshop thì có lẽ tầm mấy chục phút, ráng lắm thì cũng chỉ hơn 1 tiếng mà thôi là nên cắm sạc dần vào là vừa rồi. Dù sao rõ ràng nên cắm sạc thường xuyên với mấy em laptop này mà thôi.

ASUS TUF Gaming F15 trnag bị viên pin chỉ 48Whrs nên thời gian dùng tầm2 tiếng đồng hồ

Lời kết

ASUS TUF Gaming F15 2021 vẫn tiếp nối tinh thần của dòng TUF bao lâu nay đó là một thiết kế đồng nhất nhưng vẫn có nét cải tiến để mang đến sự đổi mới, khác biệt với phần còn lại của các dòng laptop khác. Hơn nữa độ bền của dòng TUF luôn là một cái gì đó khác xa hoàn toàn, luôn có sự cứng cáp, hoàn thiện tốt nhưng không gây khó chịu cho người dùng. Cảm giác cầm nắm kể cả có nhìn ngắm vẫn có sự thú vị.

Bên cạnh đó hiệu ứng mạnh mẽ với chip Intel i5-11400H, card đồ họa rời NVIDIA RTX 2050 đã thể hiện qua các bài test trên cũng như chứng tỏ qua việc chơi game ổn định cùng với khả năng hoạt động hiệu quả của hệ thống tản nhiệt đảm bảo trước và sau khi chơi chúng ta không lo lắng về nhiệt độ.

Với mức giá bán hiện tại chỉ tầm 17 triệu đồng, thậm chí chưa áp dụng thêm các khuyến mãi khác thì đây rõ ràng là một trong các lựa chọn cực kì hợp lý, phù hợp cho các bạn học sinh, sinh viên kể cả người đi làm cần chiếc máy khá gọn, hiệu suất mạnh và thiết kế cá tính cho mùa hè sôi động này cũng như để chuẩn bị cho một năm học mới sắp đến.

[Product_Info id='62741']

avatar Sforum CTV
QTV
Sforum CTVBài đã đăng: 21842

Trang tin công nghệ Sforum.vn được thành lập từ năm 2013, đến nay đã hơn 10 năm tuổi. Chúng tôi vẫn không luôn ngừng đổi mới và thử nghiệm các chuyên mục, nội dung mới để phục vụ bạn đọc. Hi vọng các thông tin công nghệ, game hay mẹo vặt từ Sforum sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong đời sống cũng như có những phút giây giải trí lành mạnh.