Trang chủĐánh giáDi động
Đánh giá OnePlus 10 Pro sau 1 năm sử dụng: Quá tiếc cho chiếc máy không bán chính hãng
Đánh giá OnePlus 10 Pro sau 1 năm sử dụng: Quá tiếc cho chiếc máy không bán chính hãng

Đánh giá OnePlus 10 Pro sau 1 năm sử dụng: Quá tiếc cho chiếc máy không bán chính hãng

Đánh giá OnePlus 10 Pro sau 1 năm sử dụng: Quá tiếc cho chiếc máy không bán chính hãng

Nguyễn Charlie, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Nguyễn Charlie
Ngày đăng: 04/06/2023-Cập nhật: 09/06/2023
gg news
OnePlus 10 Pro là dòng điện thoại hàng đầu đến từ thương hiệu con của OPPO đã được ra mắt vào năm ngoái, mang theo nhiều kỳ vọng mang đến trải nghiệm đẳng cấp trên mức giá hợp lý hơn.

Trên thông số, chiếc điện thoại hàng đầu của OnePlus không hề thua kém bất kỳ những sản phẩm flagship đến từ các thương hiệu danh tiếng khác trên thị trường. Điểm nhấn chính đến từ vi xử lý Snapdragon 8 Gen 1 kết hợp với màn hình AMOLED 120Hz cùng sạc nhanh lên đến 80W.

Tuy nhiên, chiếc máy này không được bán chính hãng ở thị trường Việt Nam, mình cũng mua chiếc máy này thông qua đường xách tay mà thôi. Và sẽ phải đánh đổi với vài thử như không được bảo hành chính hãng hay phần mềm vẫn còn có chút chưa được ngon cho lắm.

Bù lại, mức giá của chiếc máy này thông qua đường xách tay cũng ngon hơn khá nhiều. Sau hơn 1 năm sử dụng, từ giá ban đầu gần 20 triệu đồng, giờ đây, OnePlus 10 Pro chỉ còn đâu đó hơn 10 triệu đồng, vậy nó có thực sự ngon? Hãy cùng Sforum.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé

OnePlus 10 Pro

Thiết kế thân hiện, chất lượng hoàn thiện tốt

OnePlus 10 Pro sở hữu phong cách thiết kế khá quen thuộc so với thế hệ tiền nhiệm khi sử dụng mặt lưng kính cong ôm sát vào khung viền kết hợp với các góc được bo cong mềm mại mang lại trải nghiệm cầm nắm thuận tiện và rất thoải mái. Đặt biệt khi sử dụng một tay, lớp phủ nhám mờ ở mặt lưng còn cho trải nghiệm chắc chắn không bị trơn tuột như nhiều dòng điện thoại khác được sử dụng mặt lưng kính bóng.

OnePlus 10 Pro

Điểm nhấn từ thiết kế đến từ cụm camera chạy dọc từ khung viền ra đến giữa thiết bị đem tới sự ấn tượng về khả năng nhiếp ảnh. Nhưng theo nhiều bạn chia sẻ cho biết, cảm giác cụm camera không được gọn gàng và hơi thô. Ngoài ra, phần kim loại chạy dài từ khung viền cũng bị đứt khoảng ở giữa nên không được liền mạch như Pixel 7 hay Pixel 7 Pro.

OnePlus 10 Pro

Cảm nhận trực quan của mình thì khi lần đầu cảm vào sản phẩm, cảm giác cụm camera hơi dư thừa và chứa quá nhiều chi tiết không cần thiết như dòng chữ thương hiệu Hasselblad và P2D 50T ở hệ thống đèn LED. Từ đó, khiến cho cụm camera trở nên to hơn và hạn chế về khả năng đặt trên các bề mặt phẳng như mặt bàn.

Sau thời gian dài sử dụng thì mình cảm thấy hạn chế không quá lớn và vẫn tạo được cảm giác sử dụng thoải mái, cụm camera còn cho trải nghiệm tỳ tay để việc sử dụng trở nên chắc chắn hơn. Nhiều khi chuyển từ các chiếc điện thoại khác sang mình lại không quen cho lắm. Các chi tiết khác của mặt lưng được thiết kế khá tinh giản và không có nhiều điểm để chê trách.

OnePlus 10 Pro

Về khung viền, OnePlus 10 Pro được cấu thành từ kim loại chắc chắn nhưng hiện tại đang sử dụng là nhôm bóng nên để lại khá nhiều vết trầy xước ở cạnh trên sau thời gian sử dụng. Mình khá thích kiểu thiết kế khung thép trên các sản phẩm đến từ Apple mang lại cảm giác chắc chắn hơn và cũng hy vọng nhiều dòng điện thoại Android trong tương lai có thể nâng cấp lên sử dụng loại vật liệu tương tự.

OnePlus 10 Pro

Nhưng nhìn chung, OnePlus 10 Pro vẫn khá bền mặc dù mình có nhiều lần nhấn chiếc điện thoại vào túi quần cùng với chìa khóa xe. Mặt khác, điều mình thích nhất là chiếc điện thoại này được trang bị thêm phím gạt rung cho phép bạn điều chỉnh nhanh các chế độ sử dụng khác nhau mà không cần mở máy.

OnePlus 10 Pro

Việc đi vào các khu vực yên tĩnh hay họp ở công ty đã không còn rắc rối với việc chỉ cần thao tác bằng một phím gạt. Ngoài ra, các phím chức năng khác như phím tăng giảm âm lượng và phím nguồn cũng được trang bị đầy đủ được đặt ở vị trí thuận lợi khi thao tác. Mặc dù, bề mặt phím có hơi mảnh khảnh nhưng vẫn đảm bảo được sự chắc chắn và khó bị lung lay.

OnePlus 10 Pro

Về tổng thể, OnePlus 10 Pro cho trải nghiệm sử dụng khá thích và rất an tâm. Thiết bị cũng sẽ đi kèm với hệ thống loa và micro kép để tăng trải nghiệm sử dụng của người dùng. Cạnh dưới còn có sự xuất hiện của cổng sạc USB-C với chuẩn USB 3.1 cho tốc độ truyền tải nhanh và khe cắm SIM.

OnePlus 10 Pro

Hiệu năng mượt mà nhưng hơi nóng

Trên lý thuyết, OnePlus 10 Pro được đi kèm với vi xử lý Snapdragon 8 Gen 1 với tiến trình 4nm cho hiệu suất sử dụng rất ấn tượng. Kết hợp với phiên bản dung lượng RAM 8GB và dung lượng bộ nhớ trong 256GB nên sẽ không có bất kỳ hạn chế nào về khả năng lưu trữ hay sử dụng đa nhiệm với nhiều ứng dụng cùng lúc.

Snapdragon 8 Gen 1 là vi xử lý rất mạnh mẽ được dùng nhiều trong những chiếc điện thoại hàng đầu đến của 1 năm về trước. Vi xử lý cung cấp 8 nhân với 1 nhân hiệu năng cao Cortex-X2 có tốc độ 3.0GHz kết hợp với 3 nhân hiệu suất Cortex-A710 có tốc độ 2.5GHz và GPU Adreno 730 sẽ đáp ứng vượt trội trong các tác vụ nặng như chơi game hay chỉnh sửa video. Ngoài ra, 4 nhân tiết kiệm năng lượng Cortex-A510 còn đảm nhận tốt trong nhiều tác vụ sử dụng cơ bản cũng như kéo dài thêm thời lượng sử dụng của thiết bị.

OnePlus 10 Pro

Trên thực tế thì không như vậy, dẫu biết Snapdragon 8 Gen 1 có lỗi quá nhiệt khá nặng nhưng mình chưa bao giờ dùng một chiếc flagship nào của năm ngoái bị nóng lên nhanh như OnePlus 10 Pro. Trong cả các tác vụ cơ bản nhất như lướt TikTok hay xem phim, khu vực gần camera cũng trở nên ấm hơn đáng kể.

OnePlus 10 Pro

Khi chơi game, mọi thứ còn tồi tệ hơn, đầu tiên đến với tựa game nhẹ nhàng như Liên Quân Mobile bạn cũng sẽ khó có thể chơi một cách thoải mái khi đi cà phê ngoài trời hay ngồi trong phòng không có điều hòa. FPS sẽ bị drop liên tục nhưng còn bị khóa ở các mức cố định khác nhau như 55, 50 khi chiếc điện thoại bắt đầu nóng lên.

OnePlus 10 Pro

Điều này chứng tỏ cả phần cứng và phần mềm mà OnePlus thiết lập đều có vấn đề rất rõ ràng. Mình không biết nguyên nhân do đâu và cũng không có cách nào khắc phục lại việc bị khóa FPS, cũng có thể do phiên bản máy xách tay đã được cài lại rom global nên xảy ra hiện tượng như vậy.

OnePlus 10 Pro

Nhưng nếu bạn khắc phục được vấn đề nhiệt độ bằng sò lạnh hay chuyển sang những vị trí mát mẻ hơn như vừa ngồi trong điều hòa và vừa bật quạt thì trải nghiệm chơi game của sản phẩm rất đáng khen. Từ phần mềm, các chế độ chơi game chuyên nghiệp, khả năng hạn chế thông báo gây ảnh hưởng đến phần cứng mạnh mẽ sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế.

OnePlus 10 Pro

Ngoài ra, phần mềm có vấn đề còn thể hiện khá rõ ràng trong phần mềm chấm điểm hiệu năng AnTuTu. Mình đã trải nghiệm 3 lần kiểm tra với 2 lần bật chế độ hiệu suất cao và cho ra kết quả khác nhau hoàn toàn.

Trong lần đầu tiên, OnePlus 10 Pro đạt được 734,512 điểm với điểm CPU và GPU lần lượt là 137,130 điểm và 357,682 điểm. Sau đó, khi bật chế độ hiệu suất cao, điểm số tăng lên hơn 770,000 điểm với điểm CPU và GPU lần lượt là 147,047 điểm và 369,806 điểm.

OnePlus 10 Pro

Còn với lần kiểm tra cuối cùng, điểm số vượt trội lên đến 924,218 điểm trong đó sẽ bao gồm 220,116 điểm CPU, 393,612 điểm GPU, 139,286 điểm Bộ nhớ và 171,204 điểm UX. Điểm số tăng rất mạnh và đặt biệt là CPU đã cho thấy hiệu của vi xử lý đã bị giảm xung đáng kể do sự tối ưu khá kém.

OnePlus 10 Pro

Ngoài ra, mình còn kiểm tra với phần mềm Geekbench 6 và đạt được điểm số khá tương đồng so với nhiều sản phẩm khác. Cụ thể, điểm số của OnePlus 10 Pro đạt được 1,499 điểm đơn nhân và 3083 điểm đa nhân.

OnePlus 10 Pro

Về dung lượng lưu trữ trên phiên bản mình đã sử dụng, sẽ không có nhiều phàn nàn vì phiên bản 128GB hay 256GB có rất ít khoảng chênh lệch về giá và mình đã lựa chọn phiên bản cao hơn để sử dụng thoải mái hơn. Khả năng quản lý đa nhiệm của OnePlus cũng khá tốt, hiệu ứng chuyển cảnh mượt mà và chuyển đổi, lưu trữ các ứng dụng chạy ngầm rất ổn định.

OnePlus 10 Pro

Mình đã thử trải nghiệm thêm các tựa game khác như Genshin Impact và PUBG Mobile, cả 2 tựa game đều cho thiết bị bật ở những chế độ cấu hình rất cao để thỏa mãn hiệu ứng thị giác khi trải nghiệm cũng như đắm chìm vào thế giới ảo.

OnePlus 10 Pro

Nhưng vấn đề nhiệt độ sẽ là vấn đề được giải quyết bằng các phụ kiện rời. OnePlus sẽ không gây khó chịu về chế độ tự động giảm sáng như các thiết bị khác mà lại giới hạn tốc độ khung hình. Điều này không quá ảnh hưởng đến trận game nhưng sẽ giảm thiểu đáng kể trải nghiệm sử dụng của các người dùng khi giải trí và thư giãn.

OnePlus 10 Pro

Màn hình cực đã, chất lượng cao rất 'phê'

Màn hình của OnePlus 10 Pro có lẽ là thành phần mà mình yêu thích nhất trên chiếc điện thoại này. Sẽ không có chê sản phẩm ở nhiều khía cạnh sử dụng và góc độ khác nhau. Cụ thể, màn hình sở hữu tấm nền LTPO2 Fluid AMOLED với độ phân giải 1440 x 3216 pixels thuộc top những chiếc điện thoại sở hữu độ chi tiết và sắc nét cao nhất trên thị trường kể cả ở thời điểm hiện tại.

Về trải nghiệm, với tấm nền AMOLED cho màu sắc được tăng cường độ rực rỡ, các tông màu nóng sẽ được đẩy lên nịnh mắt hơn kết hợp với độ tương phản cao và màu đen sau cho trải nghiệm rất ấn tượng khi xem phim và chơi game. Kết hợp với các tính năng cao cấp như khả năng hiển thị 1 tỷ màu và HDR10+ càng giúp cho trải nghiệm của người dùng được nâng tầm đáng kể.

OnePlus 10 Pro

Ngoài ra, nếu như bạn thích trải nghiệm khả năng hiển thị nhiệt độ màu tương thích tương tự như màn hình True Tone của Apple hay chuyển sang chế độ màu sắc dịu dàng và thích mắt hơn thì cũng có thể chuyển đổi nhanh chóng trong phần cài đặt. Điều này cho phép bạn dễ dàng làm quen hơn với thiết bị khi chuyển từ sản phẩm khác sang.

Độ sáng của OnePlus 10 Pro cũng khá tốt khi có mức độ sáng cơ bản đạt 500 nits, HBM đạt 800 nits và độ sáng tối đa đạt 1300 nits. Mức độ sáng của chiếc điện thoại không hề thua kém quá xa so với các dòng flagship khác được ra mắt vào năm ngoái. Khả năng sử dụng ngoài trời hay nơi có nguồn sáng mạnh cũng không thành vấn đề.

OnePlus 10 Pro

Tuy nhiên, khi chuyển sang chế độ hiển thị video HDR thì mọi thứ hoàn toàn khác đi nhé. Độ sáng 1300 nits vẫn còn quá thấp khi bạn hiển thị HDR và thậm chí con số 1300 nits cũng khó có thể duy trì trên toàn màn hình trong thời gian dài nên bạn không nên đặt quá nhiều kỳ vọng về khả năng giải trí chuyên nghiệp. Chiếc Galaxy S22 Ultra với độ sáng 1750 nits tối đa sẽ đáp ứng tốt hơn nhiều.

Đồng thời, nói về điểm mạnh của màn hình không thể bỏ qua kích thước 6.7 inch kết hợp với viền màn hình mỏng đều ở 4 cạnh mang lại tỷ lệ màn hình so với thân máy lên đến hơn 90%. Từ đó các trải nghiệm xem phim hay chơi game trở nên cuốn hút và đắm chìm hơn.

OnePlus 10 Pro

Thiết bị cũng sẽ sở hữu màn hình đạt tần số quét 120Hz với tấm nền LTPO2 vừa đem lại khả năng vuốt chạm mượt mà lại còn có khả năng giảm tần số quét sao cho tương thích với các tác vụ sử dụng. Điều này giúp thiết bị của bạn được tiết kiệm năng lượng đáng kể và kéo dài thời gian sử dụng hàng ngày.

OnePlus 10 Pro

Camera đáp ứng tốt nhưng chưa nổi bật

Vẫn như thường lệ, camera của OnePlus sẽ kết hợp với thương hiệu Hasselblad hàng đầu để nâng cao chất lượng ảnh chụp. Tuy nhiên, mãi đến thế hệ OnePlus 11 gần đây nhất mình mới thực sự đánh giá cao chất lượng ảnh chụp của sản phẩm. Còn đối với OnePlus 10 Pro chất lượng ảnh sẽ đủ dùng trong một số điều kiện nhất định.

Trong điều kiện đủ sáng, màu sắc và chi tiết mang lại khá tốt với cảm biến chính có độ phân giải 48MP cùng khẩu độ f/1.8 và kích thước điểm ảnh 1.12µm. Màu sắc có thiên hướng trung thực nhiều hơn và không thiên về bất kỳ đặc điểm nào. Trong khi đó, nếu bạn chụp ở chế độ tự động, chi tiết sẽ được giữ tương đối tốt, bức ảnh chụp được sẽ có độ phân giải mặc định 9MP.

OnePlus 10 Pro

Màu sắc trên ảnh chụp của OnePlus 10 Pro đôi khi lại quá trung thực khiến cho tổng thể có phần nhợt nhạt hơn so với những bức ảnh được chụp từ những chiếc điện thoại hàng đầu khác nên cảm giác bức ảnh tương đối thiếu sức sống, không được hấp dẫn và có thể cần phải hậu kỳ thêm đôi chút mới có thể chia sẻ lên mạng xã hội hay bạn bè.

Cân bằng sáng trên OnePlus 10 Pro cũng không thực sự quá vượt trội khi mà các chi tiết nền trời, đám mây và màu sắc của tòa nhà được tái tạo không đầy đủ. Trên thực tế, các đám mây ở 2 hình bên dưới khá rõ ràng với độ sâu nhất định nhưng ảnh chụp được từ sản phẩm lại trở thành một màu trắng với độ tạo khối không quá tốt.

Chuyển sang điều kiện thiếu sáng, OnePlus 10 Pro sở hữu chế độ chụp đêm để nâng cao chất lượng chi tiết và khả năng lấy nét. Tuy nhiên, điểm mình thấy khác biệt nhất khi chụp trong điều kiện này đến từ khả năng xử lý loe từ ánh đèn đường.

Trong chế độ chụp tự động, cảm giác bức ảnh sẽ có lớp phủ lợt lợt nhè nhẹ ở trên bức ảnh, do ánh đèn đường hắt xuống và không được xử lý gọn gàng. Điều này khiến cho các chi tiết của chợ bến thành ở phía xa bị giảm đi đáng kể, gây không ít khó chịu khi nhìn vào.

Khi chuyển chế độ chụp đêm, bức ảnh sẽ được cải thiện đáng kể về khả năng xử lý loe, các chi tiết được giữ lại tốt hơn và màu sắc thì vẫn trung tính như những bức ảnh trong điều kiện đủ sáng. Còn đối với tốc độ chụp thì khá nhanh chóng nhưng độ noise cũng rất đáng kể.

Pin ngon, sạc chỉ nửa tiếng là đầy

OnePlus 10 Pro được duy trì năng lượng bởi viên pin lớn có dung lượng 5,000mAh, nhiều hơn 200mAh so với phiên bản OnePlus 10T được ra mắt tại thị trường Việt Nam. Trên thực tế, trải nghiệm sử dụng với các tác vụ cơ bản và duy trì liên lạc, sử dụng trong cả ngày dài vẫn rất thoải mái khi bạn sử dụng ở cường độ trung bình.

Trong những ngày bình thường, mình sẽ dành ít nhất khoảng vài giờ để lướt Facebook và TikTok. Sau đó, lại di chuyển ngoài đường để chụp ảnh, kiểm tra tin nhắn và ngồi cà phê với bạn bè chơi những tựa game nhẹ nhàng như Liên Quân Mobile. Thời điểm tiêu hao nhiều dung lượng pin nhất có lẽ đến từ việc chơi game và xem video. Cuối ngày, khi về đến nhà thì máy vẫn còn duy trì được khoảng từ 15% đến hơn 20%.

OnePlus 10 Pro

Thời lượng pin thực sự khá tốt và ổn đối với các nhu cầu sử dụng cơ bản nhưng nếu để so sánh với những dòng điện khác sử dụng vi xử lý Snapdragon 8 Gen 2 trong năm nay thì vẫn còn thua kém hơn đôi chút. Điều này đến từ giới hạn của phần cứng cùng sự tối ưu của phần mềm.

Đầu tiên, Snapdragon 8 Gen 2 cho khả năng quản nhiệt độ ấn tượng hơn, hiện tượng quá nhiệt đã không còn diễn ra thường xuyên. Các thuật toán mới và sự tối ưu của phần mềm cũng được cải thiện, đặc biệt là trình giải mã video AV1 mang lại cho Snapdragon 8 Gen 2 sự ổn định rất lớn khi xem video, kéo dài thời gian sử dụng đáng kể.

OnePlus 10 Pro

Mặc dù vậy, nhưng với sạc nhanh 80W được tích hợp, bạn sẽ mất khoảng 36 phút để sạc đầy viên pin 5,000mAh có trên sản phẩm. Tốc độ sạc rất ấn tượng và dường như mình chẳng còn để tâm đến thời gian sử dụng hay việc sạc pin qua đêm nữa. Mỗi sáng thức dậy để ăn sáng và vệ sinh cá nhân cũng đủ để nạp đầy viên pin, thậm chí kể cả khi chiếc điện thoại của bạn đã tắt nguồn.

Nhưng phiên bản OnePlus 10 Pro được xách tay về Việt Nam sẽ có 2 phiên bản với 2 công suất sạc khác nhau và bạn nên lưu ý khi lựa chọn nhé. Phiên bản ở thị trường Châu Mỹ sẽ có công suất sạc 65W vì những giới hạn của nguồn điện 110V, trong khi đó, phiên bản quốc tế sẽ có công suất sạc 80W. Và nếu như bạn yêu thích sạc nhanh và kiếm chiếc điện thoại có tốc độ sạc nhanh ấn tượng hơn thế nữa thì có thể lựa chọn OnePlus 10T với sạc nhanh lên đến 150W.

OnePlus 10 Pro

Tóm lại

Nhìn chung, OnePlus 10 Pro được mình đánh giá tạm chấp nhận được ở phân khúc cao cấp có mức giá từ khi ra mắt lên đến gần 17 triệu đồng. Ngay cả thời điểm ra mắt hay cho đến 1 năm sau thì chiếc máy này vẫn sở hữu mức giá hấp dẫn người dùng.

Tuy nhiên, khi mua máy thông qua đường xách tay thì bạn sẽ phải lưu ý vài thứ, đầu tiên là việc chế độ bảo hành chắc chắn sẽ không bằng chính hãng được, thứ 2 là những chiếc máy từ thị trường Trung Quốc qua sẽ cần phải cài lại ROM mới có thể sử dụng ổn định. Việc rớt giá nhanh cũng là điều mà mình rất băn khoăn khi mua chiếc máy này.

Nếu máy bán chính hãng thì mức giá sẽ cao hơn, tuy nhiên bạn cũng sẽ khó gặp những vấn đề trên. OnePlus cũng đang trở lại thị trường Việt Nam mạnh mẽ hơn với dải sản phẩm từ Flagship đến tầm trung, vậy nên bạn sẽ yên tâm về linh kiện hay chế độ bảo hành. Với trải nghiệm của mình, OnePlus 10 Pro vẫn là chiếc máy rất đáng để mua và việc nó không bán chính hãng cũng là một điều tiếc nuối.

Xem thêm: Đánh giá chi tiết OnePlus 11: Không hổ danh là “flagship killer”

[cpsSubscriber id='35942']
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Mình tên thật là Khang Nguyễn, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc viết bài công nghệ cùng nghiên cứu những tin tức công nghệ liên quan, những bài viết sau này hy vọng sẽ liên tục đạt được nhiều đề tài hay và view cao nhất.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo