Benchmark hiệu năng Intel Core Ultra Meteor Lake: Tưởng là ngon ai ngờ...

Benchmark hiệu năng Intel Core Ultra Meteor Lake: Tưởng là ngon ai ngờ...
Trong thế hệ CPU mới nhất dành cho laptop, Intel đã bắt đầu thay đổi tên gọi từ Core i thành Core Ultra với hứa hẹn sẽ mang đến hiệu năng tốt hơn trên cả CPU lẫn GPU, hiệu quả năng lượng tốt hơn và đặc biệt là tích hợp thêm nhân xử lý AI.

Tuy nhiên qua hàng loạt kết quả thử nghiệm chuyên sâu thì những gì Intel Core Ultra mang lại là đáng thất vọng.

Tìm hiểu nhanh về Intel Core Ultra Meteor Lake


Intel Core Ultra Meteor Lake là bộ xử lý di động thế hệ thứ 14 được ra mắt cách đây chưa lâu. Các bộ xử lý Core i5 và Core i7 quen thuộc giờ đây được gọi là Core Ultra 5 và Core Ultra 7.

Intel cũng loại bỏ dòng P-series, bộ xử lý nằm giữa dòng U và dòng H với TDP ~28W được Intel giới thiệu lần đầu tiên ở thế hệ 12 và tiếp tục tồn tại ở thế hệ 13. Với việc loại bỏ dòng P thì hiện tại Intel lại quay lại hai dòng U và H như các năm trước khi có dòng P xuất hiện.

Nhưng đáng chú ý là TDP của Intel Core Ultra rất rộng, các nhà sản xuất laptop có thể cấu hình chúng từ 28W đến tối đa 115W trên dòng H và từ 15W đến 57W trên dòng U. Điều này khiến cho cùng một bộ xử lý nhưng trên các mẫu laptop khác nhau thì hiệu năng có thể chênh lệch rất rất nhiều. Xem thêm: Tất tần tật về Intel Meteor Lake “Core Ultra”: Có đủ 'out trình' AMD?

Các thiết bị thử nghiệm

Intel Core Ultra 7 155H đã được tiến hành thử nghiệm trên hai thiết bị khác nhau gồm Asus ZenBook 14 và Acer Swift Go 14. TDP của Acer Swift Go 14 được thiết lập ở 55/45 Watts và 50/33 Watts cho Asus ZenBook 14. Cả hai máy tính xách tay đều được trang bị RAM 32 GB LPDDR5x-7467 và trình điều khiển GPU là phiên bản 31.0.101.5122.

Hiệu năng và hiệu quả năng lượng đơn lõi

Với xung nhịp giới hạn thấp hơn, hiệu suất đơn lõi của Intel Core Ultra Meteor Lake thấp hơn một chút so với Raptor Lake thế hệ 13. Kết quả thu được khá tương đồng với các bộ xử lý AMD Zen 4 và thua xa cả Apple M3 lẫn Qualcomm Snapdragon X Elite. Kết quả thử nghiệm này khá tương đồng với kết quả công bố của Intel vì vậy có thể đây đã là kết quả tốt nhất mà một chiếc laptop có thể đạt được.

Về hiệu quả năng lượng thì Acer Swift Go 14 mới với Core Ultra 7 155H thậm chí còn kém hơn một chút so với Core i7-1360P và Core i7-13700H, không rõ là do Intel chưa tối ưu tốt trình điều khiển cho bộ xử lý mới hay hiệu suất năng lượng trên các nhân hiệu năng cao của Core Ultra Meteor Lake thực sự tốn năng lượng.

Hiệu năng và hiệu quả năng lượng đa lõi


Với 16 lõi trong đó 6 lõi hiệu năng cao, 8 lõi tiết kiệm năng lượng và thêm 2 lõi siêu tiết kiệm năng lượng, không bất ngờ khi Core Ultra 7 155H hoàn toàn vượt trội Core i7-1360P vốn chỉ có 4 lõi hiệu năng cao và 8 lõi hiệu tiết kiệm năng lương. Tuy nhiên vẫn chưa thể vượt qua được Core i7-13700H với 6 lõi hiệu năng cao và 8 lõi tiết kiệm năng lượng.

Về hiệu quả năng lượng, nhờ có nhiều lõi tiết kiệm năng lượng hơn nên Core Ultra Meteor Lake đã có cải thiện so với Core i7-1360P và Core i7-13700H nhưng mức độ cải thiện là không đáng kể và vẫn còn kém rất là xa so với AMD Zen 4.

Hiệu năng và hiệu quả năng lượng GPU

Intel tuyên bố hiệu năng GPU của GPU Arc mới với 8 lõi Xe (128 EU) đã tăng gấp đôi so với Iris Xe Graphics G7 cũ (96 EU) và kết quả gần như đúng là như vậy. Điều này có nghĩa là GPU Arc mới cũng nhanh hơn Radeon 780M của CPU AMD Zen 4. Hai GPU rời Intel Arc A350M và Arc A370M cũng bị GPU tích hợp trên Core Ultra Meteor Lake đánh bại, nhưng chưa thể vượt qua GPU M3 của Apple. Các chip Core Ultra 5 của dòng H sẽ được trang bị GPU Arc 7 nhân chậm hơn, gần bằng Radeon 780M.

Điểm 3DMark

Với các mẫu Core Ultra U, vì nó bị giới hạn ở 4 lõi Xe nên hiệu năng tổng thể cũng chỉ tương đương với Iris Xe Graphics G7 cũ (96 EU). Như vậy chỉ các mẫu laptop trang bị Core Ultra H và không sử dụng GPU rời mới nhận được nhiều lợi thế của đồ họa tích hợp mới. Các mẫu laptop mỏng nhẹ chạy Core Ultra U hay các mẫu laptop chạy Core Ultra H nhưng có thêm GPU rời thì giá trị của GPU khá mờ nhạt.

Về các thử nghiệm chơi game thì ở bản driver được thử nghiệm vốn chưa tối ưu, vì vậy kết quả chưa cải thiện nhiều so với Iris Xe, chưa thể vượt qua được Radeon 780M. Tuy nhiên Intel vẫn đang tiếp tục tối ưu trình điều khiển và những gì Intel đã và đang làm được đều rất đáng kể kỳ vọng.

Về hiệu quả năng lượng của GPU, The Witcher 3 được sử dụng để kiểm tra vì CPU không có tác động lớn trong trường hợp này. Chúng ta có thể thấy lợi thế lớn ít nhất là 34% so với Iris Xe Graphics G7 cũ, nhưng GPU Arc mới vẫn chưa theo kịp Radeon 780M. GPU M3 của Apple vẫn ở một đẳng cấp hoàn toàn khác mà AMD và Intel còn lâu mới theo kịp.

Hiệu năng ở giới hạn công suất thấp hơn

Core Ultra 7 155H được thử nghiệm hiệu năng đa lõi ở các mức TDP cố định là 28 Watts, 35 Watts và 45 Watts trong Cinebench R23. Ở các mức công suất thấp, Core Ultra 7 155H đã cải thiện khá nhiều so với Raptor Lake-P (Core i7-1360P) và Raptor Lake-H45 (Core i7-13700H) nhưng vẫn còn cách xa Ryzen 7 7840U.

Ngoài ra thì Intel cũng cho biết ở bộ xử lý mới, các tác vụ nhẹ bao gồm cả phát video trên Netflix sẽ được xử lý bởi 2 nhân siêu tiết kiệm năng lượng nằm trên SoC, tuy nhiên vì giới hạn của trình điều khiển nên chưa thể kiểm chứng chính xác điều này.

Hiệu năng NPU

Neural Processing Unit (NPU) có thể được tìm thấy bên trong Intel Core Ultra 7 155H. Phần vi xử lý này có nhiệm vụ xử lý các ứng dụng AI một cách đặc biệt hiệu quả. Điều đó có nghĩa là các mô hình như Stable Diffusion hoặc mô hình ngôn ngữ đã có thể chạy trên thiết bị.

Kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu năng NPU thấp hơn một chút so với Arc iGPU nhưng chỉ tiêu thụ năng lượng bằng 1/2. Như vậy với các tác vụ cần đến AI ở mức độ không quá phức tạp thì NPU sẽ giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể đồng thời giúp cho iGPU rảnh rỗi hơn. Nhưng nhìn chung về hiệu năng NPU thì không quá mạnh và tất nhiên không có cửa nếu so với GPU rời của Nvidia khi xét về khả năng xử lý AI.

Kết luận: Intel Meteor Lake không như mong đợi

Từ những đánh giá trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:

  • Hiệu năng CPU tổng thể khá tương đồng với Raptor Lake, nhưng các chip dòng H mới hiện có phạm vi TDP thậm chí còn rộng hơn (28-115 Watts), do đó hiệu năng đa lõi có thể khác nhau đáng kể giữa các laptop khác nhau.
  • Intel vẫn kém rất xa AMD và Apple về hiệu quả năng lượng. Nếu có cái gì đó cải thiện thì có lẽ chỉ nằm ở các tác vụ rất nhẹ, với các tác vụ trung bình trở lên Apple nằm ở một đẳng cấp khác.
  • Meteor Lake tăng hiệu năng GPU đáng kể và cũng có thể đánh bại Radeon 780M của AMD nhưng hiệu quả năng lượng GPU vẫn thấp hơn. Về kết quả thử nghiệm game, kết quả sẽ tốt dần theo thời gian khi trình điều khiển được cập nhật, đây là điều có thể chắc chắn vì bản cập nhật gần đây đã cải thiện card đồ họa Intel Arc rất ấn tượng. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, trên một chiếc laptop có GPU rời thì iGPU không mang lại trải nghiệm khác biệt rõ rệt. Ngay cả hiệu suất của NPU cũng không đáng để bận tâm nếu laptop đã có GPU Nvidia RTX 40.
  • Hiệu quả năng lượng tổng thể của Apple M3 'out trình' so với Intel và vẫn bỏ xa AMD.
  • Dòng Core Ultra U gần như không đáng để mong đợi vì số lượng iGPU bằng 1/2, hiệu năng không cải thiện và hiệu quả năng lượng cũng không đáng để nâng cấp từ thế hệ trước.
  • Bạn có thể nghĩ rằng việc loại bỏ dòng P giúp cho việc tìm được bộ xử lý phù hợp dễ dàng hơn, nhưng thực tế không phải vậy. Như đã đề cập trước đó, các chip dòng H hiện có phạm vi TDP thậm chí còn rộng hơn và khách hàng không biết họ sẽ đạt được hiệu suất như thế nào. Bộ xử lý Zen4 của AMD (4 nm) vẫn là lựa chọn tốt hơn ở dải TDP thấp hơn (28 Watts).

Tóm lại, Intel Core Ultra Meteor Lake đúng là có cải thiện về hiệu quả năng lượng nhưng không đáng kể, hiệu năng không như kỳ vọng và về tổng thể thì thua xa AMD lẫn Apple. Không có bất kỳ lý do nào để nâng cấp từ Intel Gen 12 hay 13 lên Gen 14!

Xem thêm: Đánh giá hiệu năng iGPU Intel Arc trên CPU Meteor Lake: Đã đủ tầm vượt mặt AMD?

Hiện tại Cellphone đang kinh doanh rất nhiều mẫu laptop chất lượng với mức giá phải chăng, các bạn hãy tham khảo ngay nhé:

Danh sách Laptop đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS

Nội dung liên quan