Kèo căng: Youtuber thắng cược một giáo sư vật lý 10,000$ với phát minh xe chạy bằng năng lượng gió


Mới đây, 'thương vụ' cá cược giữa những người có niềm đam mê với vật lý vừa được diễn ra làm khuấy đảo giới khoa học. Theo đó, Alexander Kusenko - một giáo sư vật lý tại Đại học California đã đặt cược với một YouTuber có tên Derek Muller rằng một chiếc xe hơi không thể di chuyển nhanh hơn chính sức gió đã đẩy nó.

Thế nhưng, Giáo sư Alexander Kusenko đã phải 'mở ví' chi 10,000 đô la khi chủ của kênh Youtube 'Veritasium' - Derek Muller chứng minh được điều không tưởng trên. Thật sự là chiếc xe đã không chỉ chạy bằng sức gió mà còn chạy nhanh hơn chính thứ đã đẩy nó đi.
Nguồn cơn vụ cá cược bắt đầu khi Derek Muller đăng tải trên kênh Youtube của mình một video anh đang lái chiếc xe chạy bằng sức gió có tên 'Blackbird' được phát minh bởi Rick Cavallaro, một nhà khí động học. Có thể thấy, trong video 'chủ nhân của 10,000 đô la' đã tuyên bố chắc chắn: chiếc xe anh đang ngồi, chạy được là do có sức gió nhưng cũng chính nó lại có vận tốc nhanh hơn gió.

Khi thấy được video này, Giáo sư Alexander Kusenko đã tỏ ra không hài lòng và cho đó là điều phi lý, có phần phản khoa học. Ông đã chứng minh lại lý thuyết trên là sai bằng cách sử dụng những thuật toán phức tạp và ông cũng tuyên bố điều này trước mặt nhiều người tại một cuộc họp trục tuyến.
Thú thật, ngay bản thân mình là người không giỏi vật lý mà còn thấy được khẳng định trên của Youtuber Derek Muller nghe thật vô lý thì rõ ràng, vụ cá cược này xuất hiện là dễ hiểu.
[caption id='attachment_599811' align='aligncenter' width='1334']

Biết được có một người giỏi như Giáo sư Kusenko phản đối ý kiến của mình, Muller đã đề xuất cược 10,000 đô la để chứng minh những gì mình nói là đúng. Thậm chí, anh chàng còn tự tin đế mức ký luôn một thỏa thuận đặt cược với giáo sư trước sự chứng kiến của hai nhà khoa học nổi tiếng là Bill Nye và Neil deGrasse Tyson.
Derek Muller đã cùng với cộng sự của mình là Youtuber Xyle Foxlin tạo ra một nguyên mẫu xe hơi chạy bằng gió. Sau đó, bằng những phép toán phức tạp, anh cố gắng để đưa ra 'đáp án' cho nhận định gây nhiều tranh cãi này.

Giới yêu khoa học nói chung và cộng đồng say mê vật lý riêng đánh giá đây là một vụ 'tranh chấp' bất phân thắng bại. Họ giành nhiều sự quan tâm và đang cảm thấy hồi hộp, háo hức để thưởng thức tài năng của 2 khối óc khi tung ra những phép toán chứng minh khẳng định của mình là đúng.
Rõ ràng là chủ nhân của 10,000 đô la cá cược kia chỉ có một khi vào ngày 1/7, chủ kênh Youtube 'Veritasium' đăng một video thông báo chính anh là người chiến thắng và giáo sư Kusenko đã phải 'ting ting' cho anh.
Sau thất bại này, ông Kusenko đã kịp bình tĩnh để nhìn lại mình thiếu sót ở đâu và cũng chính ông đã đưa ra quan điểm cho vấn đề này.
Theo đó, Kusenko cho rằng để xe có thể chạy nhanh hơn gió thì ngay khi tốc độ gió vừa giảm thì cánh quạt vẫn phải tiếp tục quay thêm trong thời gian ngắn nữa với cùng tốc độ cũ. Giáo sư nhận định, tốc độ gió luôn thay đổi liên tục, nó không phải là hằng số và xe thì chỉ có tốc độ lớn hơn ở một vài thời điểm gió thổi ngẫu nhiên.
Một giả thuyết khác cũng được Giáo sư vật lý Đại học California đưa ra là khi gió thổi, tốc độ ở khoảng cao sẽ nhanh hơn khoảng dưới thấp nên khi xe chạy, vận tốc của nó sẽ nhanh hơn nếu so với tốc độ gió ở khoảng thấp. Tuy nhiên, nếu ở trên cao, vị trí tương đương với cánh quạt thì xe sẽ có vận tốc chậm hơn.

Tuy nhiên, về phía người chiến thắng vụ cược này, Muller lại cho rằng, vận tốc của xe có thể vượt qua sức gió là vì cánh quạt của nó được điều khiển bởi tuabin - bộ phận được gắn liền với những chiếc bánh xe chuyển động, chạy ngược chiều với sức gió đẩy nó về phía trước. Những cánh quạt này có khả năng cung cấp lực đẩy vô hạn khi tốc độ chiếc xe bằng chính tốc độ gió nên đến cuối cùng, xe sẽ nahnh hơn vận tốc gió dù năng lượng để xe hoạt động là từ gió.
Cuối cùng, sau khi vụ cá cược kết thúc, Muller không quên nói lời cảm ơn đến giáo sư Alexander Kusenko khi đã giữ đúng lời và thay đổi suy nghĩ của mình khi những bằng chứng chứng minh được anh đưa ra. Anh biết đây là điều khó khăn với Kusenko khi chấp nhận mình thua, đặc biệt là với một cuộc tranh luận công khai như thế này.

Bình luận (0)