Kiếm 36 tỷ sau 4 năm đầu quân cho Facebook, kỹ sư phần mềm nghỉ việc để mở công ty riêng


Cựu kỹ sư công nghệ của Facebook chia sẻ hành trình kiếm 1.5 triệu đô la (gần 36 tỷ) sau 4 năm làm việc tại Facebook.
Khi mới chập chững bắt đầu sự nghiệp của mình, Rahul Pandey đã nghe nói về việc các nhân viên, kỹ sư lĩnh vực công nghệ kiếm được nửa triệu đô la một năm, nhưng Rahul Pandey không nghĩ rằng con số đó thực sự có thể đạt được. Anh ấy chắc chắn không mong đợi rằng mình có thể kiếm được nhiều tiền hơn chỉ sau vài năm. Nhưng bằng sự kiên trì và nỗ lực không ngừng sau khi dành cả thập kỷ để làm kỹ sư phần mềm cho nhiều công ty ở Thung lũng Silicon, Pandey đã có thể tăng thu nhập của mình một cách đáng kể trong những năm qua.
Đầu quân cho Facebook
Hành trình của Rahul Pandey bắt đầu khi anh vừa tốt nghiệp đại học Stanford và quyết định khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Sau đó, Pandey gia nhập Pinterest và làm việc ở đó trong hai năm rưỡi. Năm 2017, anh nhận lời đề nghị gia nhập Facebook (nay là Meta) với tư cách là một kỹ sư cấp cao và đã làm việc ở đó trong gần 5 năm. Lời đề nghị chi tiết của Facebook ban đầu đối với Rahul Pandey như sau: Lương cơ bản: 170,000 đô la, tiền thưởng khi ký hợp đồng 45,000 đô la, thưởng cổ phiếu 150,000 đô la, thưởng mục tiêu hàng năm 15%.
Mức thu nhập này sau khi cộng dồn lại tổng cộng sẽ là 390,000 đô la (khoảng 9.5 tỷ đồng) trong năm đầu tiên. Tuy nhiênm nhờ tài đàm phán và khôn khéo, Rahul Pandey đã 'deal' được mức thu nhập nhỉnh hơn chút ít. Cuối cùng, chàng kỹ sư công nghệ này đã chọn Meta vì lời đề nghị hấp dẫn và dự án thú vị, hứa hẹn một cơ hội phát triển đầy tiềm năng.
Rahul Pandey phải đối mặt với nhiều khó khăn trong những tháng đầu làm kỹ sư tại Facebook. Việc vật lộn với công việc, thích nghi với môi trường, văn hóa công ty đã khiến chàng kỹ sư này phải vật vã. Rahul Pandey đã dành rất nhiều thời gian ở văn phòng, cố gắng tự mình làm chủ một cơ sở mã khổng lồ nhưng không thành công.
Sau một thời gian, may mắn Rahul Pandey được thăng chức lên vị trí kỹ sư cấp cao - cấp E5 tại Facebook. Thay vì hưởng thụ niềm vui, Pandey lại cảm thấy áp lực phải trở nên độc lập và bắt đầu cần đóng góp nhanh chóng. Nhờ nhận thấy cơ hội để phát triển mạnh mẽ đến từ việc tận dụng sự hợp tác trong nhóm của mình, Pandey liên hệ với các đồng đội và trưởng nhóm công nghệ khác để hiểu rõ hơn về công việc của họ và tìm cách cải thiện hiệu suất của bản thân.
Sau mọi nổ lực, Pandey bắt đầu hiểu rõ hơn về cách đánh giá, vận hành và kết nối, điều đó giúp anh góp được công sức của mình vào nhóm và tạo ra sản phẩm giá trị. Nhờ đó, Rahul Pandey được đánh giá 'vượt quá mong đợi' - tiêu chí mà chỉ có 10% kỹ sư của Facebook được trao tặng. Bằng cách yêu cầu sự giúp đỡ và học hỏi từ những người giỏi xung quanh, Pandey đã có thể làm được việc có ý nghĩa và trình bày rõ điều đó trong bản đánh giá hiệu quả công việc của mình.
Sau hai năm làm việc trọn vẹn tại Facebook, cuối cùng chàng kỹ sư này cảm thấy đạt được năng suất cao nhất. Anh đã xây dựng một nguyên tắc nội bộ được áp dụng trong toàn tổ chức và giúp các kỹ sư tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Không chỉ có kiến thức kỹ thuật để hoàn thành công việc của mình mà còn có đủ kiến thức để lãnh đạo các dự án. Đây là một phần quan trọng để trở thành một kỹ sư cấp cao và hơn thế nữa.
Vào cuối năm 2019, Pandey với những nổ lực của mình tiếp tục nhận được xếp hạng 'vượt quá mong đợi' lần thứ hai. Phần thưởng cho lần xếp hạng này là một khoản trợ cấp bằng vốn cổ phần từ Giám đốc cấp cao. Nhờ đó, Pandey đã chính thức có một phần cổ phần với giá trị khổng lồ, lên tới 400,000 đô la sau nhiều năm làm việc.
Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Pandey lại phải đối mặt với một loạt thách thức mới. Nhưng nhờ sự kỹ năng và kiến thức tích luỹ từ những năm làm kỹ sư công nghệ, anh đã có thể đối phó với tình huống khó khăn này một cách hiệu quả. Mục tiêu của Pandey vào cuối năm 2020 đã đạt được, khi được thăng chức lên vị trí kỹ sư nhân viên, với mức lương cơ bản tăng lên 231,000 đô la và một khoản trợ cấp vốn cổ phần lớn khác trị giá 250,000 đô la.
Đạt mức lương đáng ao ước chỉ sau 4 năm
Rời Facebook và đi tìm một đích đến mới
Kết thúc năm 2021, Rahul Pandey đã quyết định rời khỏi Facebook sau 4 năm gắn bó. Điều này xảy ra một phần vì những thay đổi tư duy trong quá trình làm việc với những 'đồng đội' xung quanh. Ngoài ra, còn có một số các bất đồng sâu sắc không có hướng giải quyết tại môi trường làm việc. Cuối cùng, Pandey rời đi trong vài trò quản lý tại Facebook.
Sau khoảng thời gian kéo dài cả chục năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ, cuối cùng Rahul Pandey đã quyết định sẽ thành lập công ty riêng để khởi nghiệp sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm, trải nghiệm và tài chính. Công ty khởi nghiệm của Rahul Pandey có tên Taro, chuyên về mảng tư vấn doanh nghiệp, chia sẻ kiến thức và tập trung vào nền tảng Youtube.

Bình luận (0)