Ngành Tâm lý học là gì? Mức lương, cơ hội việc làm khi ra trường

Ngành Tâm lý học là gì? Mức lương, cơ hội việc làm khi ra trường

Trong những năm gần đây, các ngành học nghiên cứu tâm lý con người ngày càng được ưa chuộng. Vậy ngành Tâm lý học là gì, ai có thể học được, và mức lương khởi điểm ngành này là bao nhiêu? Hãy cùng Sforum giải đáp tất tần tật về ngành học này để hiểu rõ hơn nhé.

SĂN SALE BACK TO SCHOOL GIẢM GIÁ ĐẾN 50%

Ngành Tâm lý học là gì?

Tâm lý học (tên tiếng Anh là Psychology Industry) là một ngành học chuyên nghiên cứu về tâm trí và hành vi con người. Ngành học này bao gồm nhiều lĩnh vực con khác nhau, bao gồm:

  • Tâm lý học phát triển: nghiên cứu về sự thay đổi tâm lý và hành vi của con người theo thời gian.
  • Tâm lý học xã hội: nghiên cứu về cách mọi người tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.
  • Tâm lý học nhận thức: nghiên cứu về cách con người nhận biết, hiểu và ghi nhớ thông tin.
  • Tâm lý học sinh lý: nghiên cứu cách thức hoạt động của cơ thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi.

Ngoài ra, ngành học này còn bao gồm nhiều lĩnh vực và chủ đề khác. Kết quả của các nghiên cứu có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục và tư vấn đến quản lý xã hội. Vì vậy, ngành học này có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều ngành khác như y học, xã hội học, giáo dục, kinh doanh và luật pháp. Hiểu biết về tâm lý con người có thể giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe tâm thần, tối ưu các quyết định kinh doanh hoặc hiểu rõ hơn về hành vi phạm tội.

Nhận biết tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học

Với các đặc trưng đã nêu ở trên, ngành học này yêu cầu người học cần có những phẩm chất và kỹ năng nhất định. Sau đây là một số tố chất cơ bản cần thiết mà bạn cần rèn luyện khi theo đuổi ngành:

Khả năng lắng nghe, thấu cảm

Để nghiên cứu và hiểu ngành Tâm lý học là gì, bạn cần biết cách lắng nghe người khác. Thông qua việc lắng nghe, bạn sẽ thu thập được các câu chuyện, góc nhìn và phản ứng của mọi người đối với các tình huống trong xã hội. Đó là tài liệu để phân tích, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến tâm lý.

Bên cạnh đó, người học cần biết cách đồng cảm và đặt mình trong vị trí của người khác. Chỉ khi làm được điều này thì bạn mới hiểu được người khác sẽ nghĩ gì và làm gì khi đối mặt với vấn đề nào đó. Sự bảo thủ, phiến diện là các tính cách khiến bạn gặp trở lại khi theo ngành này.

Kỹ năng giao tiếp

Một trong những kỹ năng quan trọng của nhà tâm lý là khả năng giao tiếp với người khác. Đặc thù của ngành này là bạn cần tiếp xúc với nhiều khách hàng hoặc bệnh nhanh để giúp họ giải quyết các vấn đề. Vì vậy, bạn cần rèn luyện giao tiếp cả về mặt ngôn từ và phi ngôn từ để xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.

Hơn nữa, việc giao tiếp tốt cũng giúp các chuyên viên tâm lý học nắm bắt những gì khách hàng (bệnh nhân) diễn đạt. Kỹ năng này cũng giúp người học thuyết phục người khác với các bài giảng, thuyết trình trong các buổi hội thảo hay hội nghị. Vì vậy, với kỹ năng giao tiếp tốt, người học sẽ nắm được rất nhiều cơ hội phát triển trong ngành Tâm lý học.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Mục tiêu của ngành học là giúp người khác giải quyết các vấn đề về tâm lý, hành vi. Do đó, nếu muốn theo đuổi ngành này, bạn cần rèn luyện kỹ năng nhận diện, nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Với các kỹ năng này, bạn có thể phân tích thông tin hiệu quả để đưa ra giải pháp phù hợp.

Sự kiên nhẫn

Bất kỳ ngành học nào cũng yêu cầu sự kiên định và kiên trì của người học. Ngành Tâm lý học cũng vậy và thậm chí còn yêu cầu cao hơn. Trong Tâm lý học, không phải câu hỏi nào cũng có giải đáp rõ ràng, vì vốn dĩ hành vi và tâm lý con người rất phức tạp. Bạn cần chấp nhận sự không chắc chắn, sẵn lòng thăm dò các ý tưởng mới và kiên nhẫn với các vấn đề.

Ngành Tâm lý học ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi theo học ngành có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau từ học viên lâm sàng đến tư vấn viên, nhà nghiên cứu tâm lý hoặc chuyên viên tuyển dụng. Cụ thể, sau đây là 5 vị trí công việc phổ biến nhất và vai trò của từng vị trí trong ngành Tâm lý học là gì:

Tư vấn viên, tham vấn tâm lý trường học

Có không ít trường học tại Việt Nam và trên thế giới đã và đang xây dựng các hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên. Bạn có thể tham gia vào lĩnh vực này với mục tiêu giải quyết các trở ngại về mặt tâm lý ở học đường, giúp học sinh/sinh viên có tinh thần tốt cho học tập và hoạt động xã hội.

Chuyên gia điều trị tâm lý

Với vai trò này, bạn có thể làm việc tại các trung tâm tư vấn, bệnh viện hoặc thực hành tư nhân. Mục tiêu là giúp người khác đối phó với các vấn đề tâm lý về gia đình, quan hệ tình cảm, công việc, … bằng các phương pháp trị liệu phù hợp.

Chuyên viên tuyển dụng (HR)

Với tấm bằng ngành Tâm lý học, bạn có thể làm việc tại bộ phận tuyển dụng của các doanh nghiệp, tập đoàn. Với vai trò này, bạn cần vận dụng khả năng đánh giá phẩm chất và năng lực con người để tìm ra các ứng cử viên phù hợp cho từng vị trí. Bên cạnh đó, HR còn tham gia vào việc đào tạo, giữ chân nhân viên và xây dựng chính sách văn hóa lao động cho công ty.

Chuyên viên tư vấn tiêu dùng

Người học có thể vận dụng kiến thức tâm lý học để nghiên cứu hành vi mua sắm và tiêu dùng, giúp công ty xây dựng các chiến lược Marketing và bán hàng hiệu quả. Như vậy, bạn cũng có thể làm việc trong môi trường doanh nghiệp hoặc tư vấn cho chính mô hình khởi nghiệp của mình.

Giảng viên Tâm lý học

Nếu đam mê các công việc liên quan đến giảng dạy, người học cũng có thể làm việc tại các trường cao đẳng, đại học và viện nghiên cứu. Cụ thể, bạn sẽ lên giáo án, tài liệu và giảng dạy cho sinh viên các trường về các kiến thức chuyên ngành liên quan đến Tâm lý học.

Mức lương ngành Tâm lý học ở Việt Nam

Mức lương cho từng ngành nghề có thể khác nhau tùy vào vị trí công việc, kinh nghiệm, chuyên môn và nơi làm việc. Nhưng bạn có thể tham khảo các mức lương trung bình cho từng vị trí sau đây nếu muốn theo đuổi ngành:

Vị trí công việcKinh nghiệm (năm)Mức lương
Tư vấn viên, tham vấn tâm lý trường học+210 - 12 triệu VNĐ
Chuyên gia điều trị tâm lý+212 - 18 triệu VNĐ
Chuyên viên tuyển dụng (HR)+212 - 15 triệu VNĐ
Chuyên viên tư vấn tiêu dùng1-28 - 12 triệu VNĐ
Giảng viên+28 - 10 triệu VNĐ

Ngành Tâm lý Học trường nào tốt nhất?

Hiện nay, có không ít trường đại học trên cả nước đã và đang đào tạo ngành học này. Sau đây là top các trường có cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy được đánh giá cao nhất và hướng tương lai tốt nhất, sau khi học bạn sẽ phát triển và hiểu rõ hơn ngành Tâm lý học là gì?

Đại học Sư Phạm TP.HCM

Đây là một trong số các trường đại học có nhiều chương trình đào tạo nhất dành riêng cho ngành Tâm lý học. Cụ thể, trường có Đào tạo cử nhân (4 năm), Đào tạo cao học (2 năm) và Đào tạo tiến sĩ (4 năm). Lượng sinh viên tuyển sinh mỗi năm ở các chương trình đào tạo là khác nhau. Ví dụ, Đào tạo cử nhân thường tuyển sinh 250-350 sinh viên/năm; Đào tạo cao học tuyển sinh 30-50 học viên/năm; Đào tạo cao học thì có 5-10 nghiên cứu sinh/năm.

Bên cạnh đó, trường còn có đội ngũ giảng viên chất lượng cao với 2 giáo sư tiến sĩ, 10 tiến sĩ, và hơn 30 giảng viên có kinh nghiệm trong ngành Tâm lý học.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trường có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển sinh và đào tạo sinh viên ngành tâm lý. Hiện tại, trường có một chương trình đào tạo cử nhân 4 năm với khung chương trình giảng dạy đạt chuẩn quốc tế. Bạn sẽ được học qua các môn như Dân số học, tâm lý học phát triển, tâm lý học quản lý, tâm lý học sức khỏe, tâm lý học tình dục, … Bên cạnh đó, còn có nhiều hoạt động hữu ích để rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên ngành.

HUTECH

HUTECH cũng là một trong số các trường đào tạo ngành Tâm lý học nổi tiếng ở nước ta. Trường có chương trình đào tạo tiên tiến và nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp. Các hoạt động này có thể giúp sinh viên phát triển toàn diện, vừa có chuyên môn vừa có kinh nghiệm thực tiễn. Trường còn có chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số trường đại học khác có ngành Tâm lý học:

  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Hoa Sen

Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu được ngành Tâm lý học là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn muốn biết thêm về ngành học này nhé.

Nội dung liên quan