Trang chủS-GamesGame PC
Những bản game reboot/remake làm ra chỉ để ăn chửi
Những bản game reboot/remake làm ra chỉ để ăn chửi

Những bản game reboot/remake làm ra chỉ để ăn chửi

Những bản game reboot/remake làm ra chỉ để ăn chửi

Sforum CTV, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Sforum CTV
Ngày đăng: 08/09/2021-Cập nhật: 16/09/2021
gg news
Thuật ngữ reboot/remake chỉ việc các nhà phát hành làm lại hay tái khởi động một game hoặc cả series game nổi tiếng, nhưng không phải lúc nào danh tiếng cũng đi kèm với chất lượng.

DMC: Devil May Cry (2013)

Những bản game reboot/remake làm ra chỉ để ăn chửi

Đây là phiên bản được Capcom giao cho Ninja Theory nhằm tái khởi động toàn bộ loạt game Devil May Cry, chỉ có điều nó đã chết ngay từ lúc còn chưa xuất hiện. Việc đặt tên rối rắm đã là thứ khiến DMC: Devil May Cry gặp vấn đề, chứ chưa nói tới chuyện nó reboot/remake cả loạt game theo cách mà chẳng fan nào ưa được. Trường hợp của tựa game này rất đặc biệt, vì nếu chỉ xét về chất lượng thì DMC: Devil May Cry rất hay và được đánh giá rất cao, nhưng fan thì nghĩ khác hoàn toàn.

Vấn đề của DMC: Devil May Cry không nằm ở lối chơi mà là phần tạo hình lẫn cốt truyện, Ninja Theory đã rất cố gắng chỉnh sửa lại Dante để xỏa bỏ hình tượng cũ. Phải cái là họ làm hơi quá đà khi “tẩy đen” tóc của anh ta, thiết kế nhân vật từ thanh niên bất cần đời thành một thằng trẻ trâu emo và tệ nhất là biến đổi luôn cả Vergil – từ chỗ lạnh lùng ngầu lòi trở nên ủy mị yếu đuối, đặc biệt là bị BroCon cực nặng đến ngứa cả mắt.

Những bản game reboot/remake làm ra chỉ để ăn chửi

Fan đã rủa xả DMC: Devil May Cry một cách điên cuồng kể từ các bản nháp đầu tiên, cũng như chửi cả Capcom lẫn Ninja Theory một cách man rợ sau khi game ra mắt. Hiếm có một tựa game nào mà cộng đồng fan trung thành của nó đồng lòng tới vậy, nhưng không phải là khen mà là chê tới tấp, chê đến không còn chỗ nào để chê nữa. Thế nên mặc dù đánh giá trung lập khá tốt và doanh số không hề tệ, dự án reboot này đã bị xếp xó vĩnh viễn, cũng như Capcom không bao giờ nhắc tới nó một lần nào cả.

Prince of Persia (2008)

Những bản game reboot/remake làm ra chỉ để ăn chửi

Sau thành công rực rỡ của 3 phần Prince of Persia, không quá khó hiểu khi Ubisoft muốn tiếp tục phát triển dòng game này, bằng một phiên bản reboot mới vào năm 2008 và thế là một phần Prince of Persia mới ra mắt, kết quả là nó thất bại thảm hại và bị quên lãng gần như ngay lập tức. Thực ra nói một cách công bằng thì phiên bản 2008 này không hề tệ, nhưng nó cũng gặp vấn đề giống như rất nhiều game PC reboot khác, đó là đặt riêng ra thì hay nhưng nếu xét chung tổng thể theo cả series thì rất tệ.

Fan phàn nàn rằng Prince of Persia 2008 đã không thể tái tạo lại được cảm giác chơi game ở những phiên bản cũ, cụ thể là nó quá dễ và quá thiếu đột biến. Khác với các phần Prince of Persia cũ có độ khó rất cao, kết hợp giữa cả chiến đấu, leo trèo và cả hành động lén lút, phần 2008 này lại chia ra mỗi thứ một chút và nó được hỗ trợ tối đa, tới mức người chơi gần như không thể thất bại bất chấp có chơi dở tới đâu.

Điều này có thể hiểu là Ubisoft muốn đại chúng hóa và giúp Prince of Persia tiếp cận tới lớp game thủ mới, nhưng nó cũng làm mất luôn cái tinh túy của game là sự hào hứng và mãn nhãn sau những lần thử thách cực đại. Hầu hết fan gạo cội của game chỉ trích Prince of Persia 2008 thậm tệ, nó dở tới mức còn chẳng đáng được nhắc tới để bàn luận, tựa game này nhanh chóng chìm vào quên lãng và nếu chưa chơi qua, bạn sẽ khó mà biết từng có một phiên bản như vậy từng tồn tại.

Resident Evil 3 Remake (2020)

Những bản game reboot/remake làm ra chỉ để ăn chửi

Là phần tiếp theo trong loạt reboot/remake các game Resident Evil cũ, Resident Evil 3 Remake ra đời sau khi phần 2 được hoan nghênh nhiệt liệt. Mọi thứ ban đầu rất tốt khi tựa game này nhận được khá nhiều đánh giá tích cực, nhưng sau đó thì cộng đồng đã quay sang chỉ trích nó rất nhiều vì việc Capcom đã cắt giảm nội dung gốc quá nhiều, game gần như không có giá trị chơi lại, cộng thêm giá tiền không tương xứng với số giờ chơi.

Resident Evil 3 Remake gần như đã cắt ít nhất 1/3 khối lượng ở bản game gốc, đặc biệt là nguyên một phần đi ngang qua thành phố Raccoon, cũng như con trùm sâu đất khổng lồ nữa. Game quá chú trọng vào mảng hành động mà bỏ quên luôn phần kinh dị sinh tồn, tới mức nhiều người nói rằng Resident Evil 3 Remake chẳng có tí chất kinh dị gì cả, khi nó dễ tới độ nực cười.

Những bản game reboot/remake làm ra chỉ để ăn chửi

Thời lượng của game quá ngắn và độ khó thấp, thành ra Resident Evil 3 Remake gần như không có giá trị chơi lại, thậm chí để lấy hết 100% trophy chỉ khoảng hơn 10 giờ đồng hồ. Thành ra giá tiền của Resident Evil 3 Remake bị chỉ trích và nội dung không tương xứng, mặc dù về sau Capcom có cho người chơi một game miễn phí đính kèm, nhưng chất lượng của nó cũng chẳng ra gì, thế nên Resident Evil 3 Remake vẫn tiếp tục bị chê thậm tệ.

Dungeon Keeper (2014)


Được làm lại và tiếp quản bởi EA - chỉ riêng cái cụm từ này thôi đủ để bảo đảm cho Dungeon Keeper (2014) thất bại rồi. Vì một lý do nào đó mà EA quyết định đem tựa game kinh điển một thời thành game mobile, sau đó chỉnh sửa và remake nó lại thành game “pay to play” đúng nghĩa, phần sau đó thì không cần phải nói nữa, vì Dungeon Keeper (2014) là phiên bản reboot không những là bị chửi nát nước, mà nó còn “giúp” người ta quên luôn bản game gốc ra sao.

Dungeon Keeper nổi tiếng vì lối chơi quản lý hầm ngục và cốt truyện theo phong cách dark humor đặc trưng, EA đã vứt hết chúng đi và thay bằng một game clone Clash of Clans, với các yếu tố mì ăn liền cực kỳ tệ hại. Người chơi không còn cảm giác tự tay thiết kế hầm ngục của mình hay mua minion nữa, mọi thứ tồi tệ từ đầu tới cuối đến độ chính cha đẻ của Dungeon Keeper là Peter Molyneux cũng phải lên tiếng chỉ trích, mà nó mới chỉ là một phần thôi.

Những bản game reboot/remake làm ra chỉ để ăn chửi

Tính năng microtransactions (mua đồ bằng tiền thật) trong Dungeon Keeper nhiều tới mức, bạn gần như không thể chơi nó mà không bỏ tiền bất chấp đây là game “free”. Vấn đề của Dungeon Keeper là nó có quá nhiều thứ để mở khóa và hầu hết phải dùng tiền, còn không thì bạn sẽ phải chờ rất lâu. Đỉnh điểm là vào lúc mới phát hành, một vài công trình bắt người chơi phải chờ 24 tiếng mới hoàn thành, kể cả đã dùng tiền để nâng cấp thì nó vẫn là 12 tiếng, từng đó thứ là quá đủ để khiến Dungeon Keeper (2014) là thảm họa rồi.

Alone in the Dark (2008)

Những bản game reboot/remake làm ra chỉ để ăn chửi

Các game thủ đam mê thể loại kinh dị chắc chắn không xa lạ gì với series Alone in the Dark, vì đây chính là tựa game đặt nền móng cho rất nhiều siêu phẩm về sau như Resident Evil hay Silent Hill, đặc biệt là cách thiết kế màn chơi và giải đố. Bản thân Alone in the Dark cũng là một game gây tranh cãi rất nhiều, nhưng nó luôn có chỗ đứng vững chắc cho tới khi phiên bản 2008 ra mắt.

Alone in the Dark (2008) là phần reboot lại series và thực tế nó cũng không có liên quan quá nhiều tới cốt truyện gốc, vấn đề của nó là game quá rối rắm cũng như hàng đống lỗi. Phiên bản 2008 cho phép chơi theo từng chương, tức là game thủ có thể “nhảy” tới bất kì chỗ nào mình muốn, cũng chính vì thế mà các đoạn cắt cảnh trong game dài lê thê, bất kể bạn có muốn xem hay không.

Những bản game reboot/remake làm ra chỉ để ăn chửi

Đó là chưa kể Alone in the Dark còn lỗi tới mức không thể chơi được, từ cách điều khiển, cơ chế vật lý, bố trí vật thể khiến nó bị chê cực nhiều. Và có lẽ nhà phát hành Atari thấy bao nhiêu đó là chưa đủ, bọn họ còn đi gây sự với các trang web đánh giá tại Châu Âu với lý do rất nực cười là “chơi game lậu”, lý do vì họ đã cho điểm Alone in the Dark thấp. Điều kì diệu là bằng một cách nào đó Alone in the Dark 2008 vẫn đạt đủ doanh số, mặc dù về sau không còn ai muốn nhắc tới nó cả.

Tạm kết


Danh sách các tựa game reboot thảm họa này chắc chắn sẽ còn tăng thêm nhiều trong tương lai, nhất là khi các nhà phát hành đang có xu hướng “đào mộ” những sản phẩm cũ để vắt sữa kiếm thêm, chỉ hi vọng là không có nhiều huyền thoại bị phá nát như vậy nữa.
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Trang tin công nghệ Sforum.vn được thành lập từ năm 2012, đến nay đã hơn 10 năm tuổi. Chúng tôi vẫn không luôn ngừng đổi mới và thử nghiệm các chuyên mục, nội dung mới để phục vụ bạn đọc. Hi vọng các thông tin công nghệ, game hay mẹo vặt từ Sforum sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong đời sống cũng như có những phút giây giải trí lành mạnh.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo