Bài viết về "lễ hội"
Lễ hội là gì?
Đây là một chuỗi các hoạt động có tính chất văn hóa truyền thống, nói lên niềm tin và tín ngưỡng của con người trong khu vực trong công cuộc sản xuất hay thần linh hoặc các anh hùng lịch sử.
Không chỉ tại Việt Nam, mỗi quốc gia trên toàn thế giới đều nổi bật với các dịp lễ đặc sắc riêng mang đậm bản sắc văn hóa của vùng. Vào những dịp đặc biệt này, bạn sẽ có thể được tiếp thêm sức sống từ việc trải nghiệm các loại hình đặc sắc, tiêu biểu như diễu hành, nhảy múa, thả đèn lồng, trò chơi truyền thống,... và học hỏi thêm nhiều kiến thức về các giá trị văn hóa tinh thần, lịch sử thú vị đúc kết qua nhiều thời đại của mảnh đất đó.
Ý nghĩa của ngày sự kiện, lễ hội Việt Nam
Mọi lễ hội Việt Nam đều là dịp đặc biệt mang đậm bản sắc văn hóa dân gian không thể thiếu trong đời sống của mọi người dân trên mảnh đất hình chữ S.
Vốn là khu vực phát triển ngành nông nghiệp lúa nước, các lễ cầu mong mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi và mùa màng bội thu đã xuất hiện từ sớm ở nước ta, thể hiện rõ sự hòa hợp và quý trọng của con người với thiên nhiên. Bên cạnh đó, việc tổ chức dịp lễ tri ân những anh hùng có công với đất nước còn nói lên tình yêu tổ quốc, lòng biết ơn và tình đoàn kết của nhân dân ta qua nhiều thế hệ.
Top 12 lễ hội truyền thống nổi tiếng Việt Nam
Trải rộng khắp 63 tỉnh thành, mỗi địa phương đều có dịp lễ riêng với nhiều mục đích khác nhau ở từng thời gian trong năm. Nếu bạn còn đang thắc mắc không biết nên tham dự nơi nào vào kỳ nghỉ sắp tới của mình, dưới đây là danh sách top 12 lễ hội truyền thống nổi tiếng Việt Nam Sforum dành cho bạnLễ Giỗ tổ Hùng Vương
Lễ Giỗ tổ Hùng Vương không còn là ngày lễ xa lạ đối với người dân nước ta. Cứ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, mọi người đều hẹn nhau đến mảnh đất Việt Trì, Phú Thọ thăm đền Hùng nhằm tưởng nhớ công ơn to lớn của vị vua đầu tiên xây dựng nên đất nước.
Lễ hội Hoa Lư Ninh Bình
Ngoài những nét nổi bật được thiên nhiên ban tặng như núi non trùng điệp, cùng dòng sông trong vắt, khi nhắc đến Ninh Bình vào những ngày tháng 3 âm lịch, ta không thể không nhắc đến dịp lễ truyền thống, lâu đời này đã diễn ra trong nhiều năm qua.
Đây là dịp lễ được tổ chức với mục đích nhân văn là tôn vinh và tri ân vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, sau khi lên ngôi lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, là vị vua đầu tiên chọn Hoa Lư làm kinh đô để xây dựng triều đại Đại Cồ Việt của mình.
Lễ hội Chùa Hương
Còn được biết với tên gọi Trẩy hội Chùa Hương là một đặc sắc không thể thiếu khi nhắc đến các dịp lễ lớn ở nước ta.
Là một quốc gia phổ biến tôn giáo Phật Giáo từ sớm, từ mùng 6 tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch hằng năm, rất nhiều phật tử đã đến thăm chùa Hương tại Mỹ Đức, Hà Nội - nơi được xem là miền đất Phật nơi nhiều vị Bồ Tát tu hành để cầu may, cầu phúc, hòa mình cùng thiên nhiên trong lành, khí hậu mát mẻ của mùa xuân.
Hội Lim
Là dịp lễ lớn nhất trong năm của tỉnh Ninh Bình, hội Lim thu hút lượng khách du lịch đông đảo từ trong và ngoài nước. Đến với Hội Lim, bạn sẽ được trải nghiệm những hoạt động thú vị hiếm thấy như hát quan họ, hát gọi đò ở phần hát hội, ngoài ra còn có nhiều trò chơi truyền thống thú vị tiêu biểu là thi dệt cửi, cờ người, đấu vật, đu tiên,...
Lễ hội Bà Chúa Xứ
Diễn ta từ ngày 23 tháng 4 đến hết ngày 27 tháng 4 âm lịch ở chân núi Sam, Châu Đốc, An Giang, đây là điểm đến lý tưởng cho những vị khách có hứng thú với các câu chuyện tâm linh.
Đặc biệt, bạn còn có thể đến đây vào ban đêm để ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp với kiến trúc mang đậm nét kỹ xảo. Những hoạt động, nghi thức đều được thể hiện theo hình thức truyền thống của khu vực qua nhiều năm. Người chủ lễ được hội đồng tuyển chọn hằng năm theo điều kiện từ 60 tuổi, có đạo đức và sức khỏe, còn đầy đủ con cái, vợ chồng.
Lễ hội Nghinh Ông
Vào rằm tháng 8 âm lịch, tại huyện Cần Giờ thuộc tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, đây là dịp để tôn vinh Nam Hải Tướng Quân, còn được gọi là Đức Ngài Cá Ông thu hút nhiều người dân đến tham dự.
Đặc biệt, vì nằm khá gần thành phố Hồ Chí Minh, nơi đây càng được truyền bá rộng rãi với du khách như một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất phía nam này.
Lễ hội Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính là ngôi chùa tọa lạc tại núi Bái Đính, thuộc khu vực xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Với kiến trúc tráng lệ, không gian rộng rãi, ngôi chùa này từ mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3 là nơi diễn ra lễ Chùa Bái Đính thu hút nhiều du khách tham gia. Tại đây diễn ra nhiều nghi thức thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn. Đặc biệt, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng xe khách vì khá gần với thủ đô Hà Nội.
Lễ hội Đền Gióng
Vào ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch, hội Đền Gióng hay còn gọi là Hội Gióng được tổ chức tại làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội, nơi Thánh Gióng sinh ra theo truyền thuyết. Lễ này diễn ra với mục đích tưởng nhớ người anh hùng Thánh Gióng đánh giặc ngoại xâm cứu nước của dân tộc.
Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm pin sạc điện thoại dự phòng để có thể mang chiếc điện thoại của mình vi vu suốt mùa lễ hội mà không lo bất ngờ bị hết pin. Hãy tham khảo các mẫu pin sạc với nhiều tính năng ưu việt dưới đây nhé.
[Product_Listing categoryid='122' propertyid='' customlink='https://cellphones.com.vn/phu-kien/pin-du-phong.html' title='Các sản phẩm Pin dự phòng đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
Lễ hội Núi Bà Đen
Dù có nhiều dịp lễ được tổ chức trong năm tại núi Bà Đen, nhưng vào ngày 4 tới 6 tháng 5 âm lịch, nhiều du khách từ trong nước đã đổ về đây để tham dự lễ Vía Bà, thường được biết đến với tên gọi Lễ Núi Bà Đen.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng
Đền Hai Bà Trưng còn được gọi là đền Hát Môn, có địa chỉ tại đền huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến 2 chị em Hai Bà Trưng vì đã có công tiêu diệt giặc Đông Hán vào năm 40 sau công nguyên, làm rạng danh truyền thống yêu nước bất khuất của người phụ nữ Việt bao đời nay. Đây là một dịp lễ đáng để tham gia với nhiều hoạt động đặc sắc ở cả phần lễ và phần hội của mình.
Hội đua voi
Tổ chức 2 năm một lần vào tháng 3 Dương lịch tại huyện Buôn Đôn, Tây Nguyên, diễn ra vào thời điểm bắt đầu phát rẫy trồng nương, đây được coi là một trong đặc trưng văn hóa truyền thống lâu đời của người Tây Nguyên.
Tại đây sẽ tổ chức nhiều hoạt động thú vị, thu hút như cúng sức khỏe cho Voi, thi đấu Voi đá bóng, Voi chạy, Voi bơi, tắm Voi,... mà bạn chưa từng thấy ở cuộc sống đô thị bình thường.
Hội xuân Yên Tử
Là một trong các dịp lễ được tổ chức trong mùa xuân tươi đẹp, hội xuân Yên Tử diễn ra tại tại Uông Bí, Quảng Ninh. Với mục đích tri ân Phật Hoàng Trần Nhân Tông - người lập nên Thiền Phái Trúc Lâm ở nước ta. Thời gian kéo dài từ ngày 10 tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch. Tại lễ hội Yên Tử, bạn sẽ có thể trải nghiệm phần nghi lễ truyền thống cùng các hoạt động thú vị như thỉnh chuông, và nhiều trò chơi dân gian như đấu võ thuật, đấu cờ tướng, xem múa lân, múa rồng,...
Các lễ hội được công nhận di sản quốc gia
Là quốc gia có đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh phát triển, nhiều dịp lễ Việt Nam tiêu biểu, mang lại nhiều giá trị truyền thống đã được Bộ Văn hóa công nhận di sản quốc gia.
Xuyên suốt mảnh đất hình chữ S đều có những dịp lễ lớn được công nhận di sản quốc gia ở mỗi tỉnh thành như hội Gióng, lễ Cấp Sắc của người dân tộc Dao, lễ Vật làng Ngư Khê, lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun...
Tất cả sẽ tạo nên một bức tranh một Việt Nam nhiều màu sắc, nhiều khía cạnh văn hóa tinh thần không chỉ nâng cao đời sống tinh thần người dân, mà còn củng cố vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế về lĩnh vực xã hội - cộng đồng.
Bình luận (0)