Intel, mặc dù là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và cũng là cái tên đi đầu trong lĩnh vực bán dẫn, lại lận đận trong mảng di động. Nói đến những thiết bị di động sử dụng chip Intel Atom, có lẽ cái tên duy nhất mà chúng ta có thể kể đến là Asus với dòng sản phẩm Zenfone. Vậy tại sao Intel lại "lận đận" trên thị trường này?
Nếu như bạn từng sử dụng dòng điện thoại Zenfone sử dụng chip Intel, hẳn bạn sẽ biết rằng giá trị cấu hình mà những mẫu máy này đem lại là hoàn toàn vượt trội so với cấu hình. Bộ ba Zenfone 4/5/6 từng gây sốt tại thị trường Việt Nam bởi cấu hình "khủng" nhưng mức giá lại rất bình dân. Hay trong năm nay, Asus đã trình làng chiếc Zenfone 2 với RAM lên đến 4GB - mức mà nhiều smartphone giá vài chục triệu đồng chưa chắc đã có được, nhưng Asus lại đưa ra mức giá cực kỳ hấp dẫn, chỉ khoảng 7 triệu đồng.
Để đạt được mức giá "rẻ đến khó tin" này, một phần không nhỏ trong đó chính là nhờ Intel. Intel đã trợ giá cho các sản phẩm sử dụng chip Atom của mình nhằm mục đích mở rộng thị trường. Tuy nhiên, "Tiền nào của nấy", các sản phẩm sử dụng chip Intel Atom vẫn gặp phải những điểm yếu mà người dùng không thể "tha thứ", kể cả với giá rẻ.
Vấn đề đầu tiên nằm ở hiệu năng đồ họa. Nếu bạn chỉ sử dụng các tác vụ đơn giản, có thể bạn sẽ không nhận ra nhiều sự khác biệt giữa smartphone sử dụng chip Intel và các smartphone khác. Tuy nhiên ngay khi bạn sử dụng các tác vụ yêu cầu khả năng đồ họa cao, ví dụ như game 3D, thì sự khác biệt sẽ xuất hiện, đôi khi là rất rõ ràng. GPU hạn chế cũng khiến một số sản phẩm như Zenfone Zoom không thể quay video 4K hay chụp ảnh RAW.
Liệu chúng ta có còn được nhìn thấy logo Intel Inside trên các máy Zenfone?
Một vấn đề lớn khác mà các sản phẩm sử dụng chip Intel gặp phải là hiệu năng của modem baseband, có nhiệm vụ quản lý các kết nối mạng di động. Từ bấy lâu nay, Qualcomm đã được tích hợp sẵn modem vào trong con chip Snapdragon của mình, và với kinh nghiệm nhiều năm nay của mình trong lĩnh vực viễn thông thì những modem này cho hiệu năng rất cao và lượng điện năng tiêu thụ cũng được tối ưu hóa. Trong khi đó, Intel lại chưa đạt được điều này. Đây là điều đặc biệt quan trọng ở các thị trường như Mỹ và châu Âu, khi khả năng hỗ trợ 4G LTE gần như bắt buộc trên các smartphone bán ra tại đây.
Yếu tố lớn thứ Ba khiến các sản phẩm Intel không được ưa chuộng là hỗ trợ từ cộng đồng. Nền tảng x86 của chip Intel Atom đã gây ra nhiều khó khăn trong việc phát triển custom ROM, custom kernel hay ngay cả những công cụ bổ sụng như Xposed. Cộng đồng phát triển của các dòng sản phẩm Zenfone tuy khá lớn, nhưng để tạo ra các bản ROM cook ổn định sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn.
Mời bạn tham gia group Facebook của Sforum.vn cùng
nhau trao đổi, thảo luận các thông tin hot về thị
trường công nghệ Việt Nam, tham gia ngay
tại: Sforum – Sunsee
Tech.
0 Hỏi đáp