Bán kính là gì? Cách tính bán kính hình tròn và bài tập ví dụ


Khi tìm hiểu và biết được bán kính là gì sẽ giúp bạn giải được thành công những bài toán có liên quan đến hình tròn. Vì thế, bạn hãy xem nội dung phía dưới để sớm biết được bán kính hình tròn lớp 3 ký hiệu là gì trong môn toán. Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập thêm những bài tập cụ thể để bạn áp dụng công thức tính được đúng và hiệu quả hơn.
Bán kính là gì?
Bán kính hình tròn được hiểu đơn giản chính là đoạn khoảng cách được tính từ tâm của hình tròn đến một điểm bất kỳ nào đó nằm ở trên đường tròn. Ký hiệu của bán kính chính là chữ r với tên tiếng Anh là Radius.
Như trong hình ảnh dưới, đoạn thẳng được nối từ tâm O cho đến điểm A nằm trên đường tròn chính là bán kính (đoạn thẳng OA). Tất cả những đường bán kính trên 1 hình tròn đều có chiều dài bằng nhau, tức là OA = OB = OM.

Vai trò của bán kính
Bán kính có nhiều vai trò quan trọng trong quá trình tính toán, xác định các vấn đề cụ thể của hình tròn như:
- Biết được hình dạng hình tròn: Bán kính sẽ cho bạn biết được kích thước, hình dạng cụ thể của hình tròn đó.
- Biết được vị trí các điểm thuộc không gian hai chiều: Bán kính sẽ giúp bạn biết được vị trí đúng của những điểm trên mặt phẳng.
- Biết được hình dạng chính xác của hình tròn trong không gian ba chiều: Biết được đó là hình quả cầu, hình trụ,...
- Vai trò trong vật lý, kỹ thuật: Ví dụ như biết được khoảng cách của trục quay tới những điểm khác nằm trên vật thể.
- Vai trò trong tính toán: Bán kính xuất hiện trong các phép tính để giúp bạn biết được các kết quả về diện tích, chu vi,...

Chỉ cần sử dụng laptop, bạn sẽ tiếp cận được dễ dàng hơn về các bài tập về bán kính để ôn luyện. Nếu bạn cần mua một chiếc laptop xịn và đáp ứng đúng nhu cầu của mình, bạn hãy tham khảo ngay một vài sản phẩm bên dưới nhé:
[Product_Listing categoryid="380" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop.html" title="Danh sách Laptop đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Công thức tính bán kính hình tròn
Bên dưới là tổng hợp những công thức phổ biến giúp bạn tìm được chính xác bán kính của hình tròn. Công thức kèm ví dụ sẽ giúp bạn dễ theo dõi để áp dụng vào bài toán.
Công thức tìm bán kính với đường kính đã cho: r = d/2
Trong đó:
- r: Bán kính
- d: Đường kính
Ví dụ: Cho đường kính là 10cm, bạn hãy tìm ra bán kính cụ thể là bao nhiêu?
->r = 10/2 = 5cm
Tính bán kính khi biết chu vi: r = C/(2 x 3.14)
Trong đó:
- r: Bán kính
- C: Chu vi
- 3.14 là số Pi
Ví dụ: Hình tròn có chu vi 12.56cm, bạn cần tìm bán kính hình tròn là bao nhiêu?
->r = 12.56/(2 x 3.14) = 2cm.
Công thức tính bán kính khi biết diện tích:
Trong đó:
- r: Bán kính
- S: Diện tích
- 3.14 là số Pi
Ví dụ: Hình tròn có diện tích 12.56 cm, bạn cần tìm bán kính là bao nhiêu?
Một số bài tập về tính bán kính hình tròn
Để vận dụng tốt các công thức vừa nêu vào bài tập tìm bán kính hình tròn, bạn hãy xem các bài tập về tính bán kính mà Sforum sẽ giới thiệu ngay bên dưới đây.
Bài tập 1B: Bạn hãy tìm bán kính khi biết được hình tròn có đường kính là 8cm.
Bài giải: Bạn sẽ vận dụng công thức tính cho bài tập này là r= d/2.
Vậy, r= d/2 = 8/2 = 4 cm
-> Đáp án: Bán kính của hình tròn này là 4cm.
Bài tập 2: Diện tích của hình tròn là 28.26 cm, bạn hãy tính bán kính.
Bài giải: Với bài toán này, bạn sử dụng công thức là
Vậy,
-> Đáp án: Kết quả bán kính là 3cm.
Bài tập 3: Cho một hình tròn và có chu vi là 25,12 cm, bạn hãy tìm bán kính là bao nhiêu.
Bài giải: Bạn sẽ sử dụng công thức là r = C/(2 x 3.14)
Vậy, r = C/(2 x 3.14) = 25.12/(2 x 3.14) = 4 cm
-> Đáp án: Bán kính của hình tròn này là 4cm
Bài viết trên của Sforum vừa giúp bạn biết được thông tin về bán kính hình tròn lớp 3 ký hiệu là gì? Hy vọng đây là nguồn thông tin hữu ích giúp cho quá trình làm những bài toán về hình tròn của bạn được thuận lợi. Nếu bạn có thắc mắc nào khác nữa về chủ đề bán kính là gì hay những kiến thức về giáo dục, hãy cho Sforum biết ngay bạn nhé.
Xem thêm bài viết trong chuyên mục: Góc Học & Dạy 4.0

Bình luận (0)