Bất ngờ với cách đặt báo thức và canh giờ của người xưa khi chưa có đồng hồ bên cạnh


Ngày nay, mọi thứ đều đã có sẵn và con người chúng ta được sống trong một thời đại dễ dàng và thoải mái hơn. Với người xưa, khi chưa có đồng hồ, làm thế nào để họ có thể thức giấc đúng lúc và làm thế nào để đặt báo thức là điều mà ai nấy cũng đều tò mò. Bài viết này sẽ giúp lý giải điều đó.
[caption id='attachment_733789' align='aligncenter' width='1140']

Nếu đã từng xem “phim chưởng” trước kia, chắc hẳn ai cũng biết rằng một công cụ để giúp báo canh thời gian đó chính là hương. Các kì thi trạng nguyên năm xưa, ông bà ta dựa vào thời gian cháy tàn của nén hương để canh thời gian làm bài thi. Ngoài ra, nến cũng là một công cụ tương tự như vậy. Người xưa cũng từng dùng nến để đo thời gian và đánh thức mọi người dậy lúc mà đồng hồ chưa được phát minh ra.
Với đồng hồ nến, cách dùng rất đơn giản. Chúng ta chỉ việc đâm thanh kim loại xuyên vào một nữa thân cây nến để cố định. Đặt nến lên giá kim loại và đốt, khi nến cháy tới vị trí thanh kim loại thì sẽ làm rơi thanh kim loại xuống và va chạm với bề mặt giá kim loại. Lúc đó sẽ tạo ra tiếng va chạm giữa kim loại với nhau và giúp đánh thức mọi người dậy.
[caption id='attachment_733788' align='aligncenter' width='1130']

Tương tự việc canh giờ cũng vậy, người xưa sẽ tạo các dấu hiệu đo mốc thời gian trên giá đỡ và để cho nến hoặc hương cháy để xác định được thời gian một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, hai cách này cũng có nhiều điểm gây tranh cãi và phần lớn là dựa vào yếu tố thời tiết.
Nếu như hôm đó có gió mạnh thì việc dùng nến làm công cụ báo thức hoặc canh giờ sẽ rất khó khăn vì gió lớn sẽ nhanh chóng làm tắt nến. Đối với hương, gió lớn sẽ khiến cho giai đoạn cháy của hương sẽ diễn ra một cách nhanh hơn và điều đó cũng làm cho hương có tốc độ tàn nhanh hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà việc canh giờ và đặt báo thức bằng hai phương pháp trên xét về góc độ khoa học và chính xác cũng chưa hoàn toàn chuẩn.
[caption id='attachment_733790' align='aligncenter' width='1032']

Những chiếc đồng hồ nến được biết đến sớm nhất có từ thời Trung Quốc cổ đại và được tài liệu ghi chép từ một bài thơ của You Jiangu viết vào năm 520 sau công nguyên. Vào thời điểm đó, chúng được sử dụng để đo thời gian trôi qua trong các nghi lễ tôn giáo. Ngọn nến được thắp lên khi bắt đầu buổi lễ và để cháy cho đến một mức nào đó thì sẽ là kết thúc buổi lễ.
Đèn nến cũng được sử dụng ở thời kỳ Ai Cập cổ đại để đo độ dài của một ngày. Người Ai Cập sẽ thắp ngọn nến vào lúc mặt trời mọc và đo khoảng thời gian cần thiết để nến cháy hết đến một thời điểm sang ngày mới. Điều này giúp cho họ đo chính xác độ dài của một ngày bằng bao nhiêu cây nến bị cháy sạch.
[caption id='attachment_733787' align='aligncenter' width='1140']

Một kiểu thiết kế đồng hồ nến phức tạp hơn thuộc về Al Jazaris – một kỹ sư và là nhà thông thái người Hồi giáo ở thế kỷ 12. Người này đã tạo ra một chiếc đồng hồ sử dụng hệ thống ròng rọc và quả nặng đế biến quá trình đốt cháy liên tục của ngọn nến thành thời gian có thể đọc được trên mặt đồng hồ quay số phía trước. Nhà phát minh này cũng từng thiết kế đồng hồ chạy bằng nước để theo dõi các chuyển động chiêm tinh học.
Phương pháp báo thức và canh giờ của người xưa này đã được sử dụng liên tục ít nhất là đến thế kỷ 18 bất chấp sự xuất hiện của đồng hồ dây truyền thống. Ngày nay, đồng hồ nến vẫn còn tồn tại ở một số nơi trên thế giới mặc dù ở nơi đó đã có các loại đồng hồ hiện đại và chính xác hơn. Tuy nhiên, đo thời gian bằng nến vẫn là một thói quen thú vị hoặc còn sót lại từ ông cha ta ngày xưa.
Khác với đồng hồ điện ngày nay, đồng hồ nến có vẻ thân thiện hơn với môi trường và hoạt động hoàn toàn bằng ngọn lửa và không góp phần tiêu thụ năng lượng điện. Có lẽ đó là một trong những lý do nhỏ mà chúng còn tồn tại.
- Xem thêm các bài viết chuyên mục Khám phá

Bình luận (0)