Trang chủTư vấnMáy tính
Cẩm nang build PC: Optane là gì, chúng ta có cần đến nó?
Cẩm nang build PC: Optane là gì, chúng ta có cần đến nó?

Cẩm nang build PC: Optane là gì, chúng ta có cần đến nó?

Cẩm nang build PC: Optane là gì, chúng ta có cần đến nó?

Bookgrinder
Ngày đăng: 14/01/2024-Cập nhật: 14/01/2024
gg news
Vào thời điểm này khi chọn mua máy tính trên thị trường, bạn thường được lựa chọn giữa ổ SSD đời mới nhanh nhưng đắt đỏ và ổ HDD rẻ mà chậm. Ưu và nhược điểm của chúng đã được Sforum phân tích trước đây, nhưng bạn có biếtcòn có một loại công nghệ bộ nhớ / ổ cứng khác ít được nhắc đến hơn là Optane?

Optane là một loại bộ nhớ xuất hiện cả trên laptop lẫn desktop với nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy thì nó là gì, và chúng ta có nên cân nhắc sử dụng nó?

Xem thêm: Cẩm nang build PC: Làm thế nào để vệ sinh CPU đúng cách đón Tết 2024?

Cẩm nang build PC: Optane là gì, chúng ta có cần đến nó?

Optane là gì?

Đầu tiên, Sforum xin được nói qua về cách mà máy tính lưu trữ dữ liệu. Trong phần lớn trường hợp thì bạn sẽ chọn giữa HDD và SSD, với những đặc tính khác nhau. Trong đó HDD dùng các phiến đĩa quay và một đầu đọc không ngừng di chuyển đến vị trí thích hợp để đọc dữ liệu, còn SSD là các con chip cố định và không có bất kỳ thành phần di chuyển nào.


Nói một cách đơn giản thì ưu điểm của SSD là có thời gian xử lý nhanh hơn so với HDD, nhưng ngược lại HDD lại rẻ hơn và có dung lượng lớn hơn. Về phần nhược điểm thì do SSD còn mới nên có giá cả khá cao, trong khi HDD chậm chạp và có nguy cơ hỏng hóc vật lý khi bị chấn động.

Cẩm nang build PC: Optane là gì, chúng ta có cần đến nó?

Optane là giải pháp phần cứng mà Intel tạo ra để kết hợp ưu điểm của cả 2 phương thức lưu trữ này lại với nhau, nhằm có được hiệu năng như SSD trên một ổ cứng HDD bình thường. Bạn có thể tìm thấy nó dưới dạng ổ cứng Optane được cài đặt sẵn trong các máy tính, hoặc tự mua các thiết bị Optane rời và lắp vào PC của mình một cách khá dễ dàng.

Theo lời giới thiệu của Intel thì khi sử dụng Optane, chúng ta sẽ có được khả năng lưu trữ dung lượng cao với chi phí thấp và hiệu năng vượt trội. Tất cả những gì bạn cần là một dàn máy tính sử dụng chipset Intel 200 trở lên, chạy CPU Intel Core thế hệ 7 hoặc mới hơn, và cài hệ điều hành Windows 10 64 bit.

Cẩm nang build PC: Optane là gì, chúng ta có cần đến nó?

Ưu điểm của Optane trên máy tính

Với khả năng tăng tốc độ xử lý của ổ cứng, rõ ràng là Optane có tiềm năng cải thiện hiệu suất làm việc cũng như trải nghiệm giải trí của bạn. Ví dụ các phần mềm chỉnh sửa ảnh / video luôn cần tính toán rất nhiều, đồng thời kích thước các tập tin ảnh và video lại rất lớn. Khi sở hữu một chiếc máy tính có bộ nhớ Optane, nó có thể tải sẵn các tập tin thường xuyên sử dụng vào bộ nhớ tốc độ cao và tập trung các nguồn lực một cách thông minh vào những ứng dụng bạn cần.

Đối với game thủ, một gaming PC trang bị bộ nhớ Optane sẽ giúp rút ngắn thời gian chờ loading, cải thiện số khung hình thông qua việc gửi dữ liệu đến card đồ họa nhanh hơn hẳn. Việc giải trí cũng sẽ trở nên tiện lợi hơn nhờ những ưu điểm như thời gian khởi động ngắn, mở ứng dụng tức thì, giải mã video mượt mà và duyệt web nhanh chóng.

Cẩm nang build PC: Optane là gì, chúng ta có cần đến nó?

Xem thêm: Cẩm nang build PC: Làm thế nào để mua ổ SSD hoàn hảo cho 2024?

Optane hoạt động như thế nào?

Chúng ta sẽ không đi sâu vào kỹ thuật, mà chỉ cần biết rằng Optane được Intel tạo ra bằng cách kết hợp giải pháp phần cứng và phần mềm để cho phép dữ liệu có thể được ghi nhanh hơn nhiều so với phương án HDD, SSD truyền thống.

Về cơ bản, Optane là một phần bộ nhớ được bổ sung thêm vào các ổ cứng SSD / HDD bình thường, có thể nằm ngay trên ổ cứng hoặc tách biệt bên ngoài, kết nối với mainboard qua các khe cắm có sẵn. Phần bộ nhớ này sẽ đóng vai trò là một 'cầu nối' giữa ba linh kiện CPU, RAM và ổ cứng, nhằm giúp CPU có được dữ liệu cần thiết nhanh chóng hơn.

Cẩm nang build PC: Optane là gì, chúng ta có cần đến nó?

Optane sẽ truy cập nhanh vào các tài liệu, hình ảnh, video và ứng dụng thường sử dụng của máy tính và ghi nhớ lại ngay cả sau khi bạn tắt nguồn, từ đó giúp bạn giảm thời gian chờ khi sáng tạo, chơi game và sản xuất nội dung. Đến khi bạn cần những dữ liệu này, CPU và RAM không còn phải chờ ổ cứng thực hiện các tác vụ xử lý mà có thể lấy dữ liệu trực tiếp từ bộ nhớ đệm Optane.

Tuy nhiên giới hạn của công nghệ này là dung lượng của ổ cứng Optane mà bạn trang bị. Ví dụ bạn lắp ổ SSD 512GB có dung lượng Optane 32GB thì nó chỉ có thể chứa 32GB dữ liệu mà bạn thường dùng nhất, và khi cần những dữ liệu nằm ngoài dung lượng này thì máy tính sẽ trở lại với cách đọc dữ liệu từ SSD/HDD bình thường.

Cẩm nang build PC: Optane là gì, chúng ta có cần đến nó?

Theo những kết quả thử nghiệm thực tế thì công nghệ 3D Xponit được Intel sử dụng trên các ổ Optane của mình được đánh giá cực cao, và được dành cho những lời khen ngợi là 'không có gì sánh được' (Storage Review) hay 'sinh vật huyền thoại phải thấy mới tin' (Tom's Hardware). Các trang công nghệ nổi tiếng khác như AnandTech và ServeTheHome cũng xác nhận rằng hiệu năng của Optane là thực sự ấn tượng.

Có nên sử dụng?

Với những ưu điểm như vậy, rõ ràng Optane là một phương án lưu trữ và đọc / ghi dữ liệu rất mạnh mẽ. Tuy nhiên rất tiếc là người dùng bình thường sẽ không có cơ hội sử dụng công nghệ này: hồi năm 2021, Intel công bố ngưng dòng sản phẩm Optane dành cho người dùng bình thường, và đến tháng 7/2022 thì hãng dẹp luôn bộ phận Optane của mình, khiến cho công nghệ này chính thức 'chết'.

Xem thêm: Có những hệ điều hành nào, ưu nhược điểm của chúng ra sao?

Dù Optane đã không còn được phát triển, bạn vẫn có thể tận hưởng tốc độ cao từ những bộ máy tính được ráp sẵn với ổ cứng SSD của Sforum: [Product_Listing categoryid='934' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/may-tinh-de-ban/pc-gaming.html' title='Danh sách PC Gaming đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
5/5
(0 lượt đánh giá)

Game thủ nghiêm túc, mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, và đam mê của tôi với mọi người qua những bài viết và video về trò chơi trực tuyến hot nhất của tôi.