Trang chủTrên tayĐồ chơi công nghệ
Cận cảnh Apple Vision Pro "pha-kè" 500 đô: Thiết kế giống đến 90%, đầy đủ tính năng như hàng real
Cận cảnh Apple Vision Pro "pha-kè" 500 đô: Thiết kế giống đến 90%, đầy đủ tính năng như hàng real

Cận cảnh Apple Vision Pro "pha-kè" 500 đô: Thiết kế giống đến 90%, đầy đủ tính năng như hàng real

Cận cảnh Apple Vision Pro "pha-kè" 500 đô: Thiết kế giống đến 90%, đầy đủ tính năng như hàng real

Chí Bảo
Ngày đăng: 21/02/2024-Cập nhật: 22/02/2024
gg news
Apple Vision Pro thật sự đã tạo nên cơn sốt công nghệ khi mang đến cho người dùng trải nghiệm không gian thực tế ảo vô cùng ấn tượng. Ở một vũ trụ nào đó, Apple Vision Pro không có giá 150 triệu mà chỉ có 12 triệu và có tên là Applecore Vision SE Những pháp sư, nhà giả kim, hội phù thuỷ Trung Hoa chưa bao giờ làm chúng ta thất vọng, chưa ra mắt được bao lâu, trên thị trường đất nước tỷ dân đã xuất hiện phiên bản “cheap' hơn Apple Vision Pro rất rất nhiều giá chưa đến 15 triệu. Bài viết hôm nay các bạn hãy cùng Sforum săm soi, nghiên cứu chiếc Apple Vision Fake này nhé để xem chiếc kính này có gì thú vị nhé.

Apple Vision Pro Fake

Do Sforum chúng mình chưa có được sản phẩm chính thức tại Việt Nam để trên tay nên sẽ lượm nhặt và tổng hợp từ nhiều nguồn trang tin nước ngoài.

Mở hộp Apple Vision Pro 'pha-kè'

Tương tự như Apple Vision Pro thì phiên bản “Cheaper' nàyđược đóng trong chiếc hộp màu trắng, chất lượng không quá nổi bật, giống với những hộp giấy đóng gói bình thường, mặt trước không có ảnh tả thực của thiết bị, hoàn toàn trống trơn.

Apple Vision Pro Fake

Phụ kiện đi kèm Applecore Vision SE cũng rất đơn giản, chỉ có mỗi dây cáp sạc và em nó có một thứ mà Apple Vision Pro không có chính là remote điều khiển.

Apple Vision Pro Fake

Ngoại hình và thiết kế Apple Vision Pro 'pha-kè'

Đầu tiên là về form dáng thiết kế của Applecore Vision SE, em nó có ngoại hình giống đến 90% Apple Vision Pro chỉ khác một vài điểm trên thân máy và độ dày. Màu sắc em nó còn trông khá là 'nhựa' chưa được sắc nét và sang trọng như Apple Vision Pro. Tất nhiên 150 triệu so với 12 triệu hơn thì khác một trời một vực.

Apple Vision Pro Fake

Concept thiết kế của Applecore Vision SE thì giống với phiên bản đến từ nhà Apple, từ những đường nét thiết kế, các chi tiết bo cong và cách bố trí lỗ loa, mic. Nhìn từ xa thì chúng ta sẽ thấy em nó không quá khác biệt, cũng rất giống, trông chuyên nghiệp như Apple Vision Pro. Tuy không trực tiếp trên tay nhưng mình đánh giá thiết kế sơ bộ của em nó cũng rất đẹp mắt và đầy cảm hứng.

Apple Vision Pro Fake

Khác với Apple Vision Pro, thiết bị đeo thực tế ảo này được tích hợp pin kèm bên trong “body' của máy nên khi sử dụng không cần cắm thêm pin rời như bản “gốc' điều này cũng khá là tiện lợi nhưng bù lại em nó trông dày hơn.

Apple Vision Pro Fake

Ở cạnh trên của máy bên phải là vị trí đặt nút chụp ảnh và 2 dải tản nhiệt, bên trái là nút nguồn của thiết bị.

Cạnh hông bên phải của thiết bị là nơi đặt cổng sạc USB - C và đèn thông báo trạng thái sạc, các bạn có thể kết nối với máy tính, sạc dự phòng thông qua cổng USB - C này.

Apple Vision Pro Fake

Khác với Apple Vision Pro thì quai đeo bên hông cạnh trái và phải không được tích hợp loa truyền thẳng vào tai mà chỉ làm đúng một việc thôi là giữ và thay đổi cỡ dây đeo của Applecore Vision SE.

Các bạn có thể thấy chiếc Apple Vision bản 'sinh viên' này là nơi đặt 3 nút điều hướng, theo thứ tự từ trên xuống là nút Back, nút home và nút danh sách ứng dụng đặc trưng của hệ điều hành Android.

Cạnh dưới là khu vực để loa và mic thoại, chúng ta sẽ dễ dàng thấy được nút tăng/giảm âm lượng của máy.

Apple Vision Fake

Ở mặt trước của thiết bị của thiết bị cũng là mặt kính (trông không giống kính lắm, mình nghĩ em nó là nhựa cơ) của thiết bị nhưng hoàn thiện và thiết kế chưa được khéo cho lắm còn lộ ra hẳn camera ra bên ngoài trông không khác gì hai con mắt của chúng ta đeo lên trông khá là buồn cười.

Theo mình được biết thì chỉ có camera bên trái là hoạt động, bên phải hình như được tích hợp vào cho đều thôi.

Apple Vision Pro Fake

Khi đeo Applecore Vision SE vào trông khá là buồn cười nhìn từ xa thì cũng rất ra gì và này nọ, nhìn gần cứ hề hề sao ấy.

Apple Vision Pro Fake

Cảm giác đeo

Về cảm giác đeo thì theo như những gì mình tổng hợp được từ các nguồn tin cho biết Applecore Vision SE cho trải nghiệm đeo không mấy thoải mái. Theo wired.me trích từ anh Guanlin Li người đã phát hiện ra và đã sớm mua thiết bị này chia sẻ rằng AppleCore chỉ nặng 380g (nhẹ hơn Apple Vision Pro là 650 gram) nhưng trông nó rất dày và cồng kềnh, và chắc chắn nặng hơn nhiều so với trọng lượng 380g, khi đeo nó trong khoảng 20 phút và cảm thấy khá đau và khó chịu.

Apple Vision Pro Fake

Hay chia sẻ từ kênh Youtube Luke Miani, thì khi anh chàng reviewer đeo lên xong đã để lại vết hằn trên mặt của anh ấy. Với mức giá không phải rẻ, hơn chục triệu đồng, chắc chắn người dùng có quyền đòi hỏi những trải nghiệm đeo tốt hơn trên thiết bị này. Mặc dù, phiên bản 'real' Apple Vision Pro cũng không quá phù hợp để người dùng sử dụng lâu dài, ít nhất cảm giác đeo nó không quá tệ như phiên bản 'pha-kè' Applecore Vision SE.

Màn hình

Vison Pro trang bị 2 màn hình với độ phân giải 4K, theo Guanlin Li thì độ phân giải 4K khá tốt với hình ảnh rõ ràng và sắc nét. Còn khi xem trải nghiệm sử dụng thực tế từ kênh Youtube AppleTrack thì mình thấy tương tự hình ảnh hiển thị khá tốt nhưng icon để các bạn tương tác vẫn còn khá rỗ, có thể nói là chưa được hoàn thiện cho lắm.

Apple Vision Pro Fake

Cấu hình và trải nghiệm nhanh

Mình chưa có quá nhiều thông tin về Applecore Vision SE chỉ được biết em nótrang bị chip Qualcomm XR, con chip dùng cho những thiết bị thực tế ảo đi kèm với RAM 4GB, bộ nhớ trong 64GB. Em nó chạy hệ điều hành Andrdoid với giao diện giống với kính Apple Vision Pro.

Apple Vision Fake

Trải nghiệm sử dụng cũng khá là tốt, các nội dung hiển thị của thiết bị sẽ di chuyển theo cử động đầu nhưng còn hơi bị khựng và delay một chút chứ chưa thật sự mượt mà. Bên cạnh đó thì camera ở mặt trước của thiết bị không hỗ trợ nhận biết cử chỉ, do đó mọi thao tác sẽ nhờ vào chiếc remote đi kèm, kể cả dùng bàn phím, hay chọn bất cứ nội dung nào mà chiếc remote này phải được kết nối với chiếc kính như chuột máy tính mới sử dụng được.

Applecore Vision SE cũng được trang bị chế độ hiển thị Background AR Environment, nhưng so với Apple Vision Pro thì còn thua xa, thiết bị đến từ nhà Apple trông thực tế và sắc nét hơn, còn Applecore Vision SE thì chưa được đẹp lắm còn khá là giả trân.

Apple Vision Pro Fake

Chế độ Panoramas chưa ấn tượng và rõ ràng cho lắm.

Apple Vision Pro Fake

Và đặc biệt nhất là chế độ AR thì do reviewer không quay màn hình được nên phải chụp ảnh lại, nói chung thì chế độ hiển thị nó sẽ như hình bên dưới nhưng trông chưa ok lắm. Theo Cherry OFFICIAL CHANNEL thì cô bị đau mắt sau khi sử dụng chế độ này.

Apple Vision Pro Fake

Camera

Không cần bàn cãi nhiều, camera của máy khá tệ chất lượng hình ảnh khá là nhạt và rỗ không như màn hình hiển thị. Chất ảnh chụp cho ra còn chưa bằng những chiếc smartphone giá rẻ. Do đó sẽ ảnh hưởng phần nào đến trải nghiệm sử dụng ở chế độ AR.

Apple Vision Pro Fake

Dưới đây là một số hình ảnh khác được chụp từ người dùng khi trải nghiệm camera trên Applecore Vision SE.

Lời kết

Có thể nói, Apple Vision Pro thật sự là sản phẩm đột phá về công nghệ AR thực tế ảo, mình rất mừng và kỳ vọng khi nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu theo chân Apple phát triển mạnh hơn tích cực hơn. Đúng là Applecore Vision SE là phiên bản chưa hoàn thiện, phiên bản 'sinh viên' của Apple Vision Pro nhưng phải công nhận em nó có một thiết kế khá là đẹp mắt, nhiều tiện ích.

Mình nghĩ với mức giá chỉ 500 đô la (khoảng 12.2 triệu VNĐ) đây sẽ là thiết bị dành cho những bạn muốn bắt đầu trải nghiệm không gian thực tế ảo, vọc vạch hay dùng để làm chuột bạch phát triển app cũng là một ý hay.

Apple Vision Pro Fake

Các bạn thấy sao về Applecore Vision SE này? Hãy cho mình biết dưới phần bình luận nhé. Ngoài ra, nếu quan tâm phiên bản Vision Pro chính chủ nhà Táo, bạn đọc có thể đăng ký nhận thông tin khi kính thực tế ảo này về hàng chính hãng tại Việt Nam ở khung bên dưới!

Xem thêm:
[cpsSubscriber id='64211']
5/5
(0 lượt đánh giá)

Tôi là một content creator đam mê công nghệ và chuyên đánh giá các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng, camera hành động,... Bài viết của tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết hơn về các tính năng, ưu nhược điểm của các thiết bị công nghệ. Tôi luôn cố găng trau dòi các kỹ năng như viết, thiết kế và sản xuất video mỗi ngày để trở thành một nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp.