Bất ngờ với chi phí sản xuất chip A17 Pro, nguyên nhân khiến iPhone 15 Pro tăng giá là đây


Chi phí sản xuất chip A17 Pro cao hơn gần 1/3 lần so với chi phí sản xuất chip A16 Bionic, điều này một phần lý giải tại sao giá iPhone 15 lại cao.
Apple đã ra mắt iPhone 15 Series vào hồi tháng 9 vừa qua. Thế hệ iPhone mới nhất không khỏi khiến người dùng bất ngờ bởi chất liệu hoàn thiện mà còn đến từ con chip A17 Pro mới nhất bên trong. Con chip này với hiệu năng mạnh mẽ vượt trội, duy chỉ có điều được trang bị trên hai dòng sản phẩm cao cấp nhất là iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max.
Giá con chip A17 Pro 'đội' 1/3 so với A16 Bionic
SoC (System on Chip) A17 Pro là sản phẩm tiên phong của Apple sử dụng công nghệ 3nm tiên tiến. SoC này được sản xuất trên kiến trúc thế hệ tiếp theo của TSMC, được đánh giá là tiên tiến nhất trong ngành công nghệ hiện nay. Những thay đổi lớn của con chip A17 Pro so với A16 Bionic không chỉ nằm ở vấn đề hiệu năng mà còn nằm ở chi phí đắt đỏ để tạo ra nó.
Mức chênh lệch chi phí sản xuất giữa A17 Pro và A16 Bionic theo ước tính của Nikkei là 27%. Theo Nikkei, A16 Bionic của Apple tiêu tốn khoảng 110 đô la để sản xuất, trong khi A17 Pro có giá sản xuất đắt hơn một chút, khoảng 130 đô la cho mỗi sản phẩm hoàn thiện. Điều đáng chú ý là mặc dù A17 Pro được sản xuất trên quy trình công nghệ 3nm của TSMC. Đối mặt với các thách thức về năng suất, Apple vẫn có thể giữ mức chênh lệch chỉ 20 đô la giữa hai loại chip, một con số khá hợp lý.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng giá ước tính 130 đô la của A17 Pro vẫn rẻ hơn so với giá sản xuất của Snapdragon 8 Gen 2 của Qualcomm. Các đối tác của Qualcomm phải trả 160 đô la cho mỗi con chip Snapdragon 8 Gen 2 để trang bị trên các mẫu smartphone hàng đầu của họ. Điều này cho thấy SoC A17 Pro của Apple không chỉ mạnh mẽ về hiệu suất mà còn 'hấp dẫn' hơn ở góc độ chi phí hoàn thiện.
A17 Pro 'chát' nhưng vẫn thua Snapdragon 8 Gen 2
Một điểm quan trọng khác là A17 Pro chỉ được sử dụng trong các sản phẩm iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max của Apple và không được cung cấp cho bất kỳ công ty nào khác. Trong khi đó, Snapdragon 8 Gen 2 của Qualcomm đã xuất hiện trên hàng triệu điện thoại thông minh Android khác nhau. Apple giữ quyền sử dụng A17 Pro chỉ cho chính họ, giúp họ duy trì tính độc quyền và kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình.
Mặc dù có sự gia tăng về chi phí sản xuất, nhưng mục tiêu cuối cùng của các nhà sản xuất SoC là lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc tính mức giá cao hơn cho các đối tác để đảm bảo có lãi. Điều này là một phần lý do khiến giá của Snapdragon 8 Gen 2 của Qualcomm cao hơn SoC A17 Pro. Tuy nhiên, nếu giá tiếp tục tăng lên đối với Snapdragon 8 Gen 3 như nhiều tin đồn đoán gần đây, có thể Qualcomm sẽ gặp khó.
Các đối tác của Qualcomm có thể sẽ quay lưng với nhà sản xuất chip này khi họ nâng mức giá lên quá cao. Các thương hiệu smartphone lớn bắt buộc phải điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận trong mỗi sản phẩm để duy trì tính cạnh tranh cũng như chạy theo mức giá ngày càng cao của Qualcomm. Chính vì vậy mà họ có thể sẽ thay đổi sang một nhà cung cấp khác, chẳng hạn như MediaTek với Dimensity 9300.
Kết luận
Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn công nghệ sản xuất chip hiện nay đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Các công ty như Snapdragon, Qualcomm và MediaTek đang đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển các loại chip tiên tiến. Không chỉ chạy đua về hiệu năng, các con chip sản xuất ra cũng phải có giá thành cạnh tranh. Điều này sẽ góp phần giúp cho các đối tác lâu năm của họ không quay lưng và tiếp tục tạo ra doanh thu ổn định.
Xem thêm:
- Apple đứng trước nguy cơ mất trắng hàng tỷ đô doanh thu từ Google
- Bài viết chuyên mục Khám phá
[Product_Info id='43150']
[Product_Info id='43151']

Bình luận (0)