Trang chủThủ thuậtGóc Học & Dạy 4.0
Công nghệ truyền thông​ là ngành gì, tốt nghiệp làm gì?
Công nghệ truyền thông​ là ngành gì, tốt nghiệp làm gì?

Công nghệ truyền thông​ là ngành gì, tốt nghiệp làm gì?

Công nghệ truyền thông​ là ngành gì, tốt nghiệp làm gì?

Thùy Lê, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Thùy
Ngày đăng: 18/02/2025-Cập nhật: 18/02/2025
gg news

Khi bước vào ngôi trường cấp 3, các học sinh thường sẽ bắt đầu với việc tìm hiểu những ngành học xét tuyển. Trong đó, ngành Công nghệ truyền thông là gì được khá nhiều bạn quan tâm và thắc mắc. Mời bạn cùng Sforum tìm hiểu xem học Công nghệ truyền thông ra làm gì và những thông tin quan trọng khác nhé!

Ngành Công nghệ truyền thông là gì?

Communication Technology là một ngành học thuộc lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất truyền thông. Ngoài tập trung vào kiến thức chuyên môn, mục tiêu của ngành này còn chú trọng vào vấn đề phát triển kỹ năng mềm và tính ứng dụng thực tiễn.

Các kiến thức và kỹ năng được trang bị cho sinh viên Công nghệ truyền thông sẽ bao gồm sản xuất, quản trị và phát triển những chuyên môn liên quan đến truyền thông. Ngoài ra, sinh viên sẽ được củng cố thêm kiến thức về xây dựng và lập trình ứng dụng, nghiên cứu tổ chức sản xuất hình ảnh như truyền hình, quảng cáo,...

Ngành Công nghệ truyền thông thi khối gì?

Bạn có thể xét tuyển vào ngành học này với khá nhiều khối thi khác nhau, cụ thể gồm:

  • Khối A: Phù hợp cho những ai học các ngành về công nghệ thông tin và kỹ thuật, bao gồm A00 (Toán, Lý, Hóa) hoặc A01 (Tiếng Anh, Toán, Lý).
  • Khối C: Phù hợp cho người muốn theo đuổi các ngành liên quan truyền thông xã hội và báo chí. Các tổ hợp khối C bạn có thể lựa chọn để thi tuyển gồm C00 (Địa, Sử, Văn), C02 (Văn, Toán, Hóa) hoặc C15 (Toán, Văn, Giáo dục công dân).
  • Khối D: Phù hợp cho sinh viên theo đuổi lĩnh vực sản xuất và phát triển truyền thông. Các tổ hợp khối D thi xét tuyển phổ biến vào ngành này gồm có D01 (Ngữ Văn, Toán, tiếng Anh), D14 (Văn, Sử, tiếng Anh) hoặc D15 (Địa lý, tiếng Anh, Văn).

Ngành Công nghệ truyền thông học những gì?

Sau khi đã tìm hiểu ngành Công nghệ truyền thông là gì, ngay bây giờ Sforum sẽ giới thiệu hai nhóm kiến thức chính mà sinh viên sẽ được học khi chọn ngành này.

Môn kiến thức nền tảng:

  • Kinh tế chính trị Mác – Lênin: Nắm vững các nguyên lý và khái niệm cơ bản trong kinh tế chính trị học.
  • Ngoại ngữ: Tạo điều kiện cho việc giao tiếp và tiếp cận hiệu quả các tài liệu quốc tế.
  • Giáo dục quốc phòng: Trang bị kiến thức về an ninh quốc gia và bảo vệ Tổ quốc.
  • Pháp luật đại cương: Cung cấp những hiểu biết cơ bản về hệ thống pháp luật và các quy định pháp lý.

Môn chuyên ngành:

  • Quản lý truyền thông: Củng cố kiến thức trong việc lập kế hoạch và đánh giá các chiến lược truyền thông hiệu quả.
  • Sản xuất âm thanh, video: Thực hành chỉnh sửa hình ảnh cũng như âm thanh trong các sản phẩm truyền thông.
  • Xuất bản truyền thông: Phát triển tư duy thiết kế và biên tập nội dung cho sách, tạp chí và báo giấy/ báo điện tử.
  • Lập kế hoạch truyền thông: Kiến thức về tổ chức, xây dựng và phát triển toàn diện các chiến lược truyền thông.
  • Truyền thông Marketing tích hợp: Hướng dẫn quản lý các chiến lược Marketing tổng hợp.
  • Kỹ xảo Điện ảnh số: Thực hành ứng dụng kỹ xảo để tạo ra các tác phẩm phục vụ việc truyền thông.

Ngoài ra, sinh viên sẽ được dạy thêm nhiều môn học khác có liên quan đến Công nghệ truyền thông và những kỹ năng mềm cần thiết.

Để có thể truy cập nhanh chóng vào tài liệu học tập, bài giảng trực tuyến và các nguồn tài nguyên khác, bạn nên đầu tư một chiếc laptop cho bản thân. Với cấu hình đủ mạnh để chạy các phần mềm và ứng dụng học tập một cách mượt mà, Dell là sự lựa chọn sáng giá. Bạn có thể tham khảo các dòng laptop Dell dưới đây với đa dạng mức giá khác nhau, đặc biệt giảm sốc cho học sinh - sinh viên khi mua tại CellphoneS.

[Product_Listing categoryid="154" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop/dell.html" title="Danh sách Laptop Dell đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Những tố chất cần có khi theo đuổi ngành Công nghệ truyền thông

Để có thể đạt được thành công khi theo đuổi ngành học này, sinh viên cần có những tố chất sau:

  • Thích tìm tòi và trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực.
  • Nhạy bén với mọi khía cạnh và tích cực sáng tạo.
  • Có đam mê sâu sắc với lĩnh vực Công nghệ truyền thông.
  • Có tinh thần cầu tiến, luôn khám phá và không ngại thử những điều mới mẻ.
  • Biết cách ứng xử, giao tiếp và trình bày tốt thông điệp cần truyền đạt.
  • Luôn nghiêm túc, tập trung và kiên trì trong mọi việc.
  • Luôn tự tin, kiên định và chấp nhận thách thức.
  • Có khả năng quản lý tốt, thích nghi tốt với cả hình thức làm việc nhóm và độc lập.
  • Có tố chất khai thác, tổng hợp và luôn nắm bắt thông tin cần thiết mới nhất.

Các trường đào tạo ngành Công nghệ truyền thông

Nếu bạn thích ngành Công nghệ truyền thông nhưng chưa chọn được trường phù hợp để, hãy tham khảo một số gợi ý sau:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Có nhiều chương trình đào tạo đa dạng về lĩnh vực truyền thông và báo chí.
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Được đánh giá cao trong đào tạo lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng và quan hệ công chúng.
  • Đại học Ngoại thương: Chuyên đào tạo các chương trình truyền thông Marketing và quản lý thương hiệu.
  • Đại học FPT: Cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu về sản xuất nội dung và truyền thông kỹ thuật số.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: Phù hợp cho những ai theo học chuyên ngành truyền thông đa phương tiện.
  • Đại học Văn hóa Hà Nội: Được biết đến với các chương trình đào tạo hàng đầu về văn hóa truyền thông và báo chí.
  • Đại học Công nghệ Thông tin: Tập trung chủ yếu vào chương trình ứng dụng công nghệ và vận hành truyền thông số.

Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên ngành Công nghệ truyền thông

Nếu bạn đang thắc mắc học Công nghệ truyền thông ra làm gì, hãy xem qua một số cơ hội việc làm sau đây:

  • Nhân sự Marketing: Quản lý chiến lược truyền thông và xây dựng quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
  • Chuyên viên phát triển chương trình: Nghiên cứu và phát triển ứng dụng truyền thông như truyền hình, quảng cáo, game,...
  • Phóng viên, ký giả, nhà biên tập: Làm việc tại các tòa soạn báo, truyền hình hay đài phát thanh.
  • Nhân sự tổ chức sự kiện: Điều phối, triển khai các hoạt động quảng cáo và quan hệ công chúng.
  • Giảng viên, cán bộ nghiên cứu: Làm việc tại những cơ sở có đào tạo lĩnh vực công nghệ và truyền thông.

Mức lương trung bình của ngành Công nghệ truyền thông

Hiện nay, mức lương trung bình của ngành Công nghệ và Truyền thông tại Việt Nam hầu hết sẽ dao động từ khoảng 7 triệu đến 20 triệu đồng mỗi tháng. Tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và địa điểm làm việc mà mức lương sẽ có sự khác nhau, cụ thể:

  • Sinh viên mới tốt nghiệp: Lương thường ở mức 7 - 8 triệu đồng một tháng.
  • Chuyên viên có kinh nghiệm: Thu nhập thường sẽ từ 9 - 15 triệu đồng một tháng.
  • Quản lý, chuyên gia: Thường nhận mức lương khá cao từ 15 - 20 triệu đồng một tháng.

Ngoài ra, nếu làm việc ở những công ty có quy mô lớn hoặc môi trường quốc tế thì mức lương được trả có thể sẽ cao hơn nhiều.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được ngành Công nghệ truyền thông là gì và các kiến thức sẽ được học. Thông qua giải đáp học Công nghệ truyền thông ra làm gì, cơ hội nghề nghiệp và mức lương ra sao, chúc cho bạn sẽ có quyết định đúng khi theo đuổi ngành này. Các ngành học phổ biến và đang hot cũng sẽ được Sforum cập nhật liên tục trong những bài viết mới, bạn hãy thường xuyên theo dõi để tham khảo khi chọn ngành/nghề nhé!

Xem thêm bài viết ở chuyên mục: Góc Học & Dạy 4.0

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Tôi là Thuỳ Lê, là một người làm công việc phát triển nội dung với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và game. Tôi biết cách xây dựng ý tưởng, nắm bắt kịp thời các xu hướng mới nhất để cập nhật nội dung phù hợp và hấp dẫn mỗi ngày. Mục tiêu của tôi là cho ra đời những bài viết hay, có giá trị và hữu ích với người đọc. Tôi cũng không ngừng nỗ lực trong việc nghiên cứu tài liệu, chọn lọc để mang đến bạn những nguồn thông tin chuẩn xác nhất. 




Bình luận (0)

sforum facebook group logo