Đã gần nửa năm mà cả 5 tuyến cáp quang bị đứt vẫn chưa sửa xong, tại sao lâu vậy?


Cũng không trách được các nhà mạng tại Việt Nam khi quá trình sửa chữa cáp quang vốn thuộc trách nhiệm của nhiều bên từ trong nước cho đến quốc tế. Vì thế, không phải cứ ngày một đứt là ngày sau có thể sửa liền ngay và luôn được.
Nhìn lại quãng thời gian đứt cáp
Bắt đầu từ ngày 24 tháng 11 năm ngoái, tuyến cáp đầu tiên AAE-1 đã 'nổ tiếng súng' đầu tiên khi bắt đầu gặp vấn đề và làm mất toàn bộ dung lượng truy cập, kết nối từ Việt Nam đi đến Hong Kong.
Tưởng chửng như chỉ mất một tuyến cáp, vốn còn nhiều tuyến khác 'gánh' cho nhưng ai ngờ hai tuyến tiếp theo lại bị đứt vào một tháng sau - tháng 12/2022. Hai tuyến gặp sự cố vốn là hai tuyến cáp quan trọng vốn chiếm phần lớn lưu lượng kết nối Internet khi tuyến AAG chịu trách nhiệm lớn trong việc kết nối Đông Nam Á tới Mỹ, còn tuyến APG chịu trách nhiệm kết nối khu vực biển Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
Trước đó, vào tháng 7 năm 2022, hai tuyến cáp AAG và APG cũng đã gặp sự cố khiến cho lưu lượng ảnh hưởng trầm trọng. Và tháng 12 cùng năm lại tiếp tục đứt, cùng với tuyến AAE-1.
Cho đến khoảng đầu tháng 2, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải can thiệp và chỉ đạo các nhà mạng phối hợp san sẻ lưu lượng đi quốc tế với nhau để có thể 'kéo' tốc độ mạng tổng thể. Hỗ trợ rất nhiều trong giai đoạn 'khát' lưu lượng mạng đi quốc tế. Tuy nhiên, dẫu có hỗ trợ thì tốc độ mạng đứt cả 5 tuyến cáp không thể nào bằng như lúc bình thường được.
Tại sao sửa chữa lâu đến thế?
Quá trình sửa chữa các tuyến cáp quang quốc tế không chỉ đơn thuần là thấy hư rồi đi sửa như cách nhà bạn bị đứt cáp mạng. Các tuyến cáp vốn không thuộc quyền điều hành và sở hữu của Việt Nam. Do đó, khi tuyến cáp quang từ Việt Nam đi quốc tế gặp vấn đề xui rủi, phải mất thêm thời gian để bên quản trị lên kế hoạch sửa chữa.
Cụ thể, hệ thống NOC - ban quản trị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế sẽ phải lên kế hoạch sửa chữa. Vị trí của các đoạn xảy ra vấn đề trên tuyến cáp quang cũng ảnh hưởng nhiều đến tiến trình sửa chữa. Cụ thể, đoạn APG gặp sự cố ở cả hai hướng đi Singapore và Trung Quốc.
Hay tuyến IA có vị trí đứt cạp gần bờ Singapore và tuyến AAE-1 lại gặp vị trị ở gần vùng biển thuộc Hong Kong. Bởi những vấn đề khách quan như thế nên dù có lịch xác định sửa chữa cáp vào tháng 3 tháng 4 nhưng khó có thể hoàn thành đúng thời hạn đã đề ra.
Tăng tuyến cáp quang, giảm sự phụ thuộc
Bởi những vấn đề về tuyến cáp quang biển không thể nào chủ động giải quyết 100%, vốn phụ thuộc vào nhiều bên và càng liên kết với ít cáp, càng gặp vấn đề nhiều nếu tất cả tuyến đều đứt cùng một lúc.
Do đó, việc bổ sung thêm các tuyến cáp quang đi quốc tế là điều cần thiết để giảm xác suất các tuyến cáp quang gặp vấn đề cùng lúc. Đồng thời tăng thêm sự chủ động khai thác lưu lượng ở đa dạng tuyến hơn; đặc biệt hữu hiệu khi các tuyến thay nhau đứt.
Tạm kết
Việc cáp quang bị đứt, gặp vấn đề là việc không mong muốn giữa các bên. Do đó than trách nhà mạng khi cáp quang gặp vấn đề cũng tương tự như cách chúng ta đổ thừa cá mập cắn cáp vậy, chỉ để cho vui chứ cũng không cải thiện được gì.
Hiện tại so với lúc mới đứt, việc sử dụng mạng cũng đã được cải thiện rất nhiều, kết nối quốc tế cũng ổn định hơn khi các nhà mạng chuyển sang khai thác tạm cáp quang mặt đất. Dù gì đi chăng nữa, chúng mình đều mong cáp chóng hồi phục vì tải game từ server quốc tế về Việt Nam vẫn còn khá lâu, chờ mãi chờ hoài.
- Xem ngay bài này nếu mạng bạn chậm quá: “Cá mập cắn cáp” nên làm gì? Cách khắc phục mạng yếu khi đứt cáp quang

Bình luận (0)