Trang chủĐánh giáDi động
Đánh giá hiệu năng Vivo Y53s: MediaTek Helio G80 liệu có "yếu" như lời đồn?
Đánh giá hiệu năng Vivo Y53s: MediaTek Helio G80 liệu có "yếu" như lời đồn?

Đánh giá hiệu năng Vivo Y53s: MediaTek Helio G80 liệu có "yếu" như lời đồn?

Đánh giá hiệu năng Vivo Y53s: MediaTek Helio G80 liệu có "yếu" như lời đồn?

Kiệt LA
09:48 ngày 02/07/2021
gg news
Vừa qua, Vivo đã ra mắt Y53s tại thị trường Việt Nam. Đây là một sản phẩm tầm trung với rất nhiều ưu điểm như là camera sắc nét, dung lượng pin cao.

Là một sản phẩm hướng đến đối tượng người dùng sử dụng camera, Vivo Y53s được đầu tư rất nhiều vào phần camera nhằm đem tới chất lượng ảnh chụp chi tiết cao, ngoài ra chiếc máy còn có viên pin dung lượng 5000mAh với thời gian sử dụng vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, thiết bị lại không được đánh giá cao về mặt hiệu năng khi chỉ trang bị bộ vi xử lý MediaTek Helio G80. Hãy cùng Sforum.vn tìm hiểu kĩ hơn về hiệu năng thực tế của Vivo Y53s.

Cấu hình

Trước tiên hãy nói qua một chút về cấu hình của thiết bị, Vivo Y53s được trang bị màn hình IPS LCD có kích thước 6.58 inch độ phân giải Full HD+. Chiếc máy sử dụng bộ vi xử lý MediaTek Helio G80đi kèm với đó là 8GB RAM và 128GB bộ nhớ trong. Viên pin có dung lượng lên tới 5000mAh.

Helio G80 là một con chip chuyên dành cho mục đích chơi game, bộ vi xử lý được sản xuất trên quy trình 12 nm, bao gồm hai nhân lớn Cortex-A75 tốc độ lên đến 2 GHz, kết hợp với sáu nhân nhỏ Cortex-A55 tốc độ 1.8 GHz. Về khả năng xử lý đồ họa, Helio G80 đi kèm với GPU Arm Mali-G52 class có tốc độ 950 MHz.

Kiểm tra bằng phần mềm

Để có được 1 kết quả sơ bộ, đầu tiên mình sẽ sử dụng những phần mềm phổ biến như AnTuTu Benchmark, Geekbench 5, 3DMark để thử nghiệm chiếc máy này.

AnTuTu Benchmark

Đầu tiên sẽ là AnTuTu Benchmark, Vivo Y53s đạt được 254,589 điểm bao gồm 69,528 điểm CPU, 54,301 điểm GPU, 51,475 điểm Memory và 79,285 điểm UX (User Experience - Trải nghiệm người dùng).

Đây là một kết quả khá tốt và chiếc máy cũng chỉ tăng 4.7°C và tụt 3% pin.

Geekbench 5

Tiếp theo là Geekbench 5, ở phần mềm này thiết bị đạt được 353 điểm đơn nhân và 1335 điểm đơn nhân (CPU), 1196 điểm Vulkan và 1224 điểm Vulkan.

3DMark

Cuối cùng mình sẽ sử dụng phần mềm 3DMark, đây là phần mềm chuyên dùng để kiểm tra hiệu suất đồ họa của điện thoại. Thiết bị đạt được cao nhất 175 điểm, thấp nhất 173 điểm, FPS trung bình là 1.

Đây là một bài test khá nặng cho nên việc chiếc máy đạt số điểm thấp là một điều dễ hiểu, tuy nhiên điểm đáng chú ý là mức độ ổn định đạt lên tới 98.9%. Điều này được thể hiện bằng việc điểm số vẫn duy trì ổn định sau 20 lần test liên tục. Nhiệt độ cũng chỉ tăng từ 32°C lên 36°C và tụt 4% pin.

Trải nghiệm thực tế hiệu năng của Vivo Y53s

Vivo Y53s đã thể hiện khá tốt ở trong các bài test hiệu năng. Tuy nhiên điểm số cũng chỉ là điểm số nếu như hiệu năng thực tế không thể hiện tốt.

Trong bài thử nghiệm thực tế này mình sẽ sử dụng 3 tựa game từ nhẹ tới nặng bao gồm LMHT: Tốc Chiến, PUBG Mobile và Genshin Impact. Số khung hình trên giây (FPS) trong trò chơi sẽ được hiển thị ở góc phía trên bên trái màn hình. Ngoài ra, mình cũng sử dụng phần mềm PerfDog để theo dõi chỉ số FPS trong suốt quá trình chơi game.

Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến

Đầu tiên sẽ là tựa game LMHT: Tốc Chiến. Đây là một tựa game moba khá nhẹ cho nên sẽ phù hợp với đa số smartphone trên thị trường hiện nay.

Vivo Y53s có thể dễ dàng đạt được 60 FPS khi chơi tựa game LMHT: Tốc Chiến với cấu hình max setting. FPS duy trì cực kì ổn định và chỉ trong những pha giao tranh thì FPS mới bị giảm nhẹ xuống 51 FPS.

Nhiệt độ cũng không quá cao, chỉ khoảng từ 43°C đến 45°C. Trong khi chơi thì mức nhiệt tỏa ra chủ yếu nằm ở phần cụm camera tuy nhiên cũng chỉ hơi ấm.

PUBG Mobile

Tiếp theo là PUBG Mobile, so với LMHT: Tốc Chiến thì tựa game này có thể nói là hơi 'nặng' hơn một chút và chính vì vậy cũng đòi hỏi phần cứng cao hơn.

Trong bài thử nghiệm này mình sẽ để ở mức đồ họa Cân bằng + Cực cao (giới hạn ở 40 FPS). Mặc dù nâng lên mức đồ họa HD nhưng phải đánh đổi lại là mức FPS sẽ chỉ là Cao (giới hạn ở 30FPS).

Ban đầu khi vào game thì FPS duy trì ở mức 40 FPS. Khi nhảy dù và đáp đất FPS vẫn khá ổn định khi chỉ bị giảm xuống nhẹ còn 38 FPS. Trong suốt trận đấu, FPS vẫn khá ổn định ở mức 37 - 40 FPS và không hề có hiện tượng giật lag.

Về nhiệt độ, chiếc máy cũng chỉ hơi ấm hơn một chút so với khi chơi LMHT: Tốc Chiến. Mức nhiệt thấp nhất là 43°C và cao nhất là 46°C.

Genshin Impact

Genshin Impact là một tựa game nhập vai hành động phiêu lưu thế giới có đồ họa khá chất lượng. Chính vì vậy trò chơi này đã nổi tiếng với việc 'sát' phần cứng và thường chỉ dành cho những thiết bị flagship.

Thiết lập đồ họa được đặt ở mức setting Cực Thấp + 30 FPS.

Sau khi load xong, Vivo Y53s bắt đầu giữ ở mức khoảng 30 FPS tuy nhiên chỉ ngay khi bắt đầu di chuyển thì FPS sẽ rơi khoảng xuống 23 - 25 FPS. Khi mà có combat với nhiều hiệu ứng thì bắt đầu xảy ra hiệu tượng giật lag và FPS tụt xuống chỉ còn 19 đến 21.

Do game đòi hỏi cấu hình cao nên chiếc máy cũng phải hoạt động nặng hơn dẫn đến mức nhiệt cũng cao hơn, rơi vào khoảng từ 45°C đến 50°C.

Kết luận

Mặc dù Vivo Y53s không được đánh giá quá cao về cấu hình nhưng thông qua những bài test trên chúng ta có thể thấy rằng chiếc máy hoàn toàn có thể đáp ứng được những nhu cầu chơi game cơ bản. Dù cho thiết bị không có hiệu năng tốt nhất trong tầm giá tuy nhiên điện thoại lại có rất nhiều tính năng đáng chú ý khác như viên pin dung lượng cao hay camera sắc nét.

Vivo Y53s có giá bán niêm yết là 6,990,000 đồng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên người dùng sẽ có thể sở hữu chiếc máy với mức giá chỉ là 6,350,000 đồng khi mua tại các cửa hàng thuộc hệ thống CellphoneS. Ngoài ra, đối với các SMEMBER khi mua sản phẩm sẽ được giảm thêm tới 1%.

mua ngay vivo y53s giá tốt


avatar Kiệt LA
QTV
Kiệt LABài đã đăng: 2533

Để đưa tới thông tin chính xác thì cần có kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm