Đánh giá Lenovo Yoga Pro 7: Ultrabook mỏng nhẹ mạnh mẽ, nhưng liệu tản nhiệt có "gánh" nổi CPU mới toanh từ AMD?


Phần cứng AMD hoàn toàn mới mang đến hiệu năng mạnh mẽ ngay cả khi dùng pin, kết hợp cùng màn hình OLED đỉnh cao và thời lượng pin ấn tượng, biến Lenovo Yoga Pro 7 trở thành món quà hoàn hảo từ đội đỏ cho dịp cuối năm 2024.
Nói trước một chút cho các bạn đỡ và tò mò, đó là Lenovo Yoga Pro 7 14ASP9 có tạo hình gần như là giống hệ với Lenovo Yoga Slim 7 và Lenovo Yoga Slim 7 Aura Edition. Chỉ khác là phiên bản Pro 7 lần này sẽ sử dụng CPU của AMD là Ryzen AI 9 365, đàn em của HX 370. Để biết được sức mạnh và trải nghiệm chiếc Ultrabook này như thế nào, tất cả sẽ có trong bài đánh giá bên dưới đây.

Ngoại hình giống hệt phiên bản Aura Edition
Nếu các bạn đã xem qua bài viết trên tay và đánh giá mẫu Yoga Slim 7 Aura Edition, thì mẫu Lenovo Yoga Pro 7 này cũng mỏng và nhẹ chỉ 1.5kg giống y hệt 100%. Chỉ khác kích thước 14 inch so với 15 inch, màn hình OLED không có cảm ứng như Aura Edition, cách bố trí và loại cổng kết nối khác biệt một chút.

Thân máy bằng nhôm và mặt A trơn láng với độc nhất mỗi logo LENOVO cũng không khác biệt. Chữ Yoga được di chuyển vào bên trong mặt C của máy giúp cho mặt A trở nên gọn gàng hơn, đỡ rối mắt với 2 logo sản phẩm, và tạo thêm một chút điểm nhấn tinh tế cho mặt C khi mở máy và sử dụng.


Lenovo Yoga Pro 7 mình đang sử dụng cũng có tone màu xám đen hơi đậm màu một chút, cũng giống y hệt Lenovo Yoga Slim 7 Aura Edition. Đôi khi sử dụng trong môi trường ánh sáng yếu sẽ nhìn thấy màu xám ngả sang màu xanh nước biển nhạt khá đẹp mắt. Tuy nhiên, tình trạng mồ hôi và dấu vân tay bám trên máy, cả hai mẫu Yoga năm nay đều chưa thể triệt tiêu.
Vẫn sử dụng bản lề một trục, cả hai dòng Yoga Slim 7 và Pro 7 mình đã trải nghiệm đều có chất lượng rất tốt không thua kém MacBook. Cảm giác đóng mở, ngập ngả 180 độ nhẹ nhàng sát mặt bàn để tiện lợi cho việc hội họp, hoặc học tập. Nên mở máy bằng cả hai tay vì bản lề năm nay đã cứng hơn bình thường một chút. Cũng là ưu điểm triệt tiêu tình trạng màn hình rung lắc khi gõ phím.



Lật mặt đáy của Lenovo Yoga Pro 7 cũng không có gì mới, vẫn là cụm lưới tản nhiệt lớn, bề mặt xử lý mịn màng đi kèm các dải chân đế silicon dày dặn đem lại khoảng trống tản nhiệt hiệu quả hơn. Hai phần lưới loa hình chữ nhật ở hai cạnh dưới máy vẫn có chất lượng âm thanh rất phiêu giống hệt Yoga Slim 7 Aura Edition.



Trang bị USB4 thay vì Thunderbolt 4
Phiên bản Yoga Slim 7 Aura Edition lại sử dụng cổng Type-C Thunderbolt 4 và hai cổng chia đều cho cả sườn trái và phải. Tuy nhiên, Lenovo Yoga Pro 7 có 2 cổng Type-C USB4 ở cạnh sườn bên trái, trông cũng Pro và xịn sò không kém cạnh những chiếc MacBook của Apple, cũng dễ hiệu khi đây là cấu hình máy trang bị CPU AMD và chắc chắn sẽ không có những công nghệ độc quyền của Intel như Thunderbolt 4 chẳng hạn.

Tốc độ 40Gbps của cả hai loại cổng Type-C này là giống nhau. Chỉ khác là Thunderbolt 4 có chuẩn sạc PD 3.1 và DisplayPort 2.1 nhanh hơn, tốt hơn PD 3.0 và DisplayPort 1.4 của USB4. Thực tế sử dụng sẽ không đem lại nhiều sự khác biệt quá lớn đối với người dùng phổ thông khi cả hai đều phục vụ cho nhu cầu xuất hình, sạc nhanh cho máy rất tốt.
Nút nguồn và nút gạt mở webcam bảo vệ riêng tư vẫn bố trí ở cạnh sườn phải của Lenovo Yoga Pro 7. Tất nhiên là không thể thiếu cổng âm thanh AUX 3.5mm phục vụ cho nhu cầu chill nhạc mỗi ngày của anh chị em.
Nếu tìm điểm chưa ưng trên công kết nối này là việc thiết kế tại vị trí cổng A có phần chưa tối ưu. Cụ thể, mép cổng được làm hơi sắc và dễ bị móp méo. Nguyên nhân là khu vực mép này được bo cong, khiến độ dày của nhôm mỏng hơn hẳn so với các khu vực khác. Nếu bạn không cẩn thận khi cắm hoặc rút dây, rất dễ dẫn đến tình trạng móp méo.

Trải nghiệm bấm phím và touchpad vẫn ngon nghẻ
Lenovo Yoga Pro 7 vẫn được trang bị bộ phím layout gọn gàng, cân đối và không có chỗ trống dư thừa, khoảng cách giữa các phím đều tay. Bề mặt nút phím cũng được xử lý mịn màng đem lại cảm giác bấm và gõ lâu không hề khó chịu. Hành trình phím bấm tốt, độ nẩy cũng tốt, làm mình tưởng như đang bấm phím Chiclet chứ không phải là phím laptop thông thường.



Touchpad vẫn rộng rãi, theo như mình thấy thì kích cỡ touchpad của Yoga Slim 7 Aura Edition và Pro 7 là giống như nhau. Bề mặt cảm ứng xử lý cũng bóng bẩy và có độ mịn tốt, không gây rít tay kể cả khi tay có mồ hôi. Trải nghiệm di chuyển con trỏ trên màn hình không có chỗ chê, độ nhạy tốt và tốc độ cao xứng đáng với một chiếc laptop cao cấp.

Ơn giời vì đây là màn hình OLED không cảm ứng!
Mình vẫn thích một màn hình laptop OLED thuần không cảm ứng hơn, vì việc loại bỏ lớp cảm ứng sẽ giúp màn hình trong trẻo và sắc nét hơn. Về thông số, màn hình vẫn giữ trọn vẹn những tinh hoa hiển thị với độ chuẩn màu 100% DCI-P3 và sRGB, độ sáng ấn tượng 400 nits, cùng tần số làm mới 120Hz mượt mà.

Với kích thước chính xác là 14.5 inch, mình cảm thấy Yoga Pro 7 gọn gàng và nhỏ nhắn hơn Yoga Slim 7 Aura Edition với 15.3 inch to hơn. Dù sự gọn gàng chỉ là nhỉnh hơn một chút, nhưng khả năng hiển thị đẹp chuẩn chỉnh và siêu mượt mà là thứ mà cả hai thế hệ Yoga năm nay đều có.

Đọc báo, xem phim, lướt web, chơi game như mọi khi là những thứ mình vẫn hay làm trong các bài đánh giá laptop có màn hình OLED. Tuy nhiên, cách tinh chỉnh chất lượng hình ảnh trong trẻo với các gam màu rực rỡ và chân thực là thứ mà Lenovo luôn làm rất tốt.






Xem video 4K vô cùng chân thực và rực rỡ tựa như đang đứng nhìn trực tiếp vậy.





Xem các chương trình ca nhạc cũng sôi động và đặc sắc không kém cạnh.



Dù cho màn hình trong trẻo như gương của Lenovo Yoga Pro 7 đôi lúc vẫn bị phản chiếu hình ảnh và các nguồn sáng khác từ bên ngoài môi trường. Nhưng mình vẫn cảm thấy đây không phải là vấn đề quá lớn bởi mình đa số làm việc trong văn phòng, ít khi ngồi ngoài cà phê sân vườn. Mà dù cho có ngồi đi nữa thì vẫn có mái che trên đầu, tình trạng chói sáng không quá ảnh hưởng.

Bộ loa âm thanh được trang bị trên chiếc Ultrabook này cũng không phải dạng vừa, dù chỉ là High Definition (HD) Audio nhưng vẫn có công nghệ Dolby Atmos® đảm bảo âm thanh trầm ấm, chi tiết và có chiều sâu rất tốt.

Chi tiết hơn, cụm loa này sẽ có công suất tổng là 4W, với 2 woofers và 2 tweeters. Trải nghiệm thực tế, nghe nhạc âm trường rộng rãi, có chiều sâu, dải trầm xử lý tốt, đặc biệt có thể cảm nhận rõ nhất là lúc xem những bộ phim hành động kịch tính, tiếng súng nổ, va chạm là rất chân thực.


Webcam độ phân giải Full HD trang bị trên Lenovo Yoga Pro 7 cho ra hình ảnh mịn màng, chi tiết cao, tái tạo da người chân thực. Máy còn được tích hợp 4 micro, đem lại khả năng thu hình, thu tiếng rõ nét phục vụ hoàn hảo cho các nhu cầu hội họp và học online.

Hiệu năng tiệm cận Ultrabook tốt nhất 2024
Dù chỉ được trang bị dòng CPU lẫn iGPU tích hợp “đàn em” của Ryzen AI 9 HX 370 của AMD là Ryzen AI 9 365 và Radeon 880M, nhưng sức mạnh không hề thua kém đàn anh quá nhiều. Các tác vụ công việc hàng ngày thì miễn chê rồi đi, kể cả chơi game cũng ngon không kém cạnh và rất mượt mà. RAM cũng đã có sẵn 32GB với tốc độ 7500MT/s thì “không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều” mà thôi.
Sức mạnh của NPU AI trên AMD Ryzen AI 9 365 lên đến 50 TOPS. Hỗ trợ và phục vụ rất tốt cho các nhu cầu xử lý và sáng tạo đồ họa với màn hình OLED đang có sẵn của Lenovo Yoga Pro 7. Tuy nhiên, để trải nghiệm được nhiều ứng dụng và phần mềm hơn, có lẽ phải đợi thêm một thời gian nữa.

Benchmark hiệu năng đồ họa và công việc
Sau đây mời các bạn cùng mình check các điểm số benchmark với các phần mềm Cinebench, Geekbench, v.v… “u như kỹ” như mọi khi nhé.
Đầu tiên là Cinebench R23, điểm đơn nhân và đa nhân là 1943 - 18201. Đây là một ngưỡng điểm rất cao và nó cũng chứng tỏ cho việc tối ưu hiệu năng xử lý đồ họa trên mức điện năng của AMD rất ấn tượng. So với Intel Core Ultra 9 185H cần đến 95 - 100W điện để đạt được ngưỡng điểm tương tự. Nhưng chỉ với 60W như chỗ Package Power của HWInfo mình đang để kế bên, thì AMD Ryzen 9 365 đã chạm được mức điểm cao cấp này.
Cinebench R24 cũng cho ra 2 điểm đơn nhân và đa nhân ngang ngửa với các dòng CPU AI cao cấp nhất hiện nay như Intel Core Ultra 9 hoặc các mẫu CPU Core Ultra Series 2 mới nhất. Qua đến bài test này, do nặng hơn nên CPU đã được tiêu thụ một mức điện năng lên đến 71W như bảng HWInfo đang hiển thị với nhiệt độ trung bình khoảng 86 độ C. Điều này cho thấy Lenovo Yoga Pro 7 không những bung được hết hiệu năng của CPU mà giữ vẫng độ "cool" của máy không quá nóng trong suốt quá trình chạy benchmark.

Geekbench 6, PCMark 10 và Pugetbench là 3 phần mềm sẽ chứng tỏ cho sự thực dụng cho khả năng xử lý công việc hàng ngày rất tuyệt vời trên Lenovo Yoga Pro 7. Các ngưỡng điểm đều rất tốt, không ngần ngại việc mở nhiều cửa sổ phần mềm cùng lúc. Pugetbench dành cho việc chỉnh sửa ảnh và dựng phim, video với Photoshop và Premier Pro đều đủ sức đáp ứng.





Benchmark và chơi game
3DMark mình đã test tất cả những bài test phù hợp cho một chiếc Ultrabook cao cấp lẫn khả năng chơi game cao cấp một chút với Extreme. Các ngưỡng điểm bên dưới đều ở ngưỡng cao, các bạn hoàn toàn yên tâm về việc chơi các tựa game Esport thông thường, các tựa game FPS online như Battlefiled 5, hay thậm chí là Black Myth Wukong đều đủ sức.




Với tựa game Liên Minh Huyền Thoại, mình dễ dàng chỉnh lên độ phân giải 2K để tận hưởng hình ảnh sắc nét, màu sắc sống động hơn. Tuy nhiên, với CS:GO 2, máy hoạt động mượt mà nhất ở độ phân giải Full HD+, do đây là tựa game đòi hỏi nhiều tài nguyên từ GPU. Dù vậy, Radeon 880M vẫn đáp ứng tốt ở mức thiết lập cao nhất, giữ FPS ổn định trong khoảng 60-80.
Điểm ấn tượng là dù CPU AMD Ryzen AI 9 365 và iGPU Radeon 880M hoạt động hết công suất, mình không gặp phải hiện tượng nóng tay khi đặt trên mặt phím hay tiếng quạt ồn ào khó chịu. Đặc biệt, khi chơi CS:GO 2 trên Lenovo Yoga Pro 7, bạn hoàn toàn có thể bật loa ngoài để nghe rõ từng tiếng súng hay hiệu ứng âm thanh mà không bị lấn át bởi tiếng quạt.
Liên Minh Huyền Thoại: Độ phân giải 2K, Max setting






Counter Strike 2: Full HD+, Max setting






So sánh benchmark
Sau đây mình có một vài bài so sánh, ở phần mềm Cinebench R23, có thể thấy được hiệu năng vượt trội của con chip AMD Ryzen AI 9 365 được tối ưu tốt như thế nào trên Lenovo Yoga Pro 7. Thậm chí còn vượt mặt CPU HX 370 đàn anh rất ấn tượng. Với Intel Core Ultra 7 285V, hiệu năng vẫn còn chưa thể so kèo với AMD dù ở cùng tầm giá.
.jpg)
Ở bài so sánh Geekbench 6, ngang hàng với AMD Ryzen AI 9 365 thì chỉ có thể là Snapdragon X Elite. Nhưng, độ tương thích với hệ điều hành Windows và các phần mềm design vẫn còn kém, nên một lần nữa Lenovo Yoga Pro 7 lại vượt trội hơn toàn bộ các dòng máy khác.
.jpg)
Radeon 880M mạnh không hề thua kém 890M trên AMD Ryzen AI 9 HX 370. Sức mạnh xử lý đồ họa với các phần mềm design tốt hơn vượt trội Intel Arc 140V trên Intel Core Ultra 7 258V. Đặc biệt là Premier Pro, hơn 11.000 mạnh hơn hoàn toàn 2 chiếc Ultrabook Yoga Slim 7 và Expertbook P5.
.jpg)
Thời lượng pin hơn 10 tiếng khá ổn
Lenovo Yoga Pro 7 sau khi thực hiện các bài test và sử dụng thường ngày, mình đã đo được thời lượng pin sau khi sạc đầy sẽ là 640 phút, hơn 10 tiếng một chút. Đối với một chiếc Ultrabook có hiệu năng rất ấn tượng đi kèm với màn hình OLED, thì mình thấy thời lượng này đã là quá tốt cho cả một ngày dài làm việc.

Quay trở lại với câu chuyện tiêu thụ điện năng, các dòng Ultrabook có CPU Intel Core Ultra 9 185H phải ngốn từ 65-100W điện khi sử dụng hàng ngày, thời lượng pin sẽ hiếm khi đạt được ngưỡng 10 tiếng. Trong khi đó, với Lenovo Yoga Pro 7 chỉ tiêu thụ 54W đến 71W như có thể thấy ở trên. Điều này chứng tỏ rằng, AMD năm nay thực sự out trình, vừa mạnh, vừa mát, pin vừa trâu cho mọi công việc đều suôn sẻ.

So với các dòng máy khác, thời lượng pin 10 tiếng của Lenovo Yoga Pro 7 vẫn chưa thực sự ấn tượng. Tuy nhiên, nếu phải đánh đổi một chút thời lượng pin để có được hiệu năng mạnh mẽ, điều này lại trở thành lợi thế lớn đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, đặc biệt là với các tác vụ chỉnh sửa như mình.
.jpg)
Ultrabook đáng mua nhất cuối năm 2024
Lenovo Yoga Pro 7 với sức mạnh vượt trội đến từ AMD và con CPU Ryzen AI 9 365 mới. Thực sự những gì mà chiếc laptop này làm được đã làm mình khá choáng ngợp. Vừa có màn hình OLED đẹp xuất sắc, phần cứng với bàn phím và touchpad ngon nghẻ, ngoại hình sang trọng đẹp mắt, hiệu năng "làm gỏi" mọi tác vụ từ nhẹ tới nặng, thì không có lý do gì để không chọn mua vì nó đang là tốt nhất trong tầm giá 40 triệu.

Xem thêm:
- Đánh giá ASUS ROG Zephyrus G16 2024 AMD: Đội đỏ trở lại với hiệu năng khủng, mát hơn Intel vượt trội!
- Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 2024: Thiết kế "mê" hơn nhà Táo, cấu hình không phải dạng vừa
Hiện tại mẫu Ultrabook OLED cao cấp Lenovo Yoga Pro 7 hiện tại chỉ đang có sẵn hàng tại CellphoneS khu vực Hồ Chí Minh. Bạn đọc ở Sài Gòn thì sẽ rất tiện nhưng nếu ở tỉnh mà ưng ý quá muốn rước ngay về nhà, có thể chuyển qua khu vực tỉnh, thành phố đang sinh sống sau đó thực hiện đặt hàng online trong phần bên dưới đây nhé.
[Product_Info id='93283']

Bình luận (0)