Đánh giá Razer DeathAdder V4 Pro: Thiết kế rất đẳng cấp, hiệu suất gaming chạm đỉnh, nhưng hơi ồn!


Đánh giá Razer DeathAdder V4 Pro - Chuột gaming công thái học siêu nhẹ mới nhất của Razer, sở hữu hầu như 99% là ưu điểm từ cảm giác cầm nắm cho đến hiệu suất gaming, và 1% còn lại là nhược điểm.
Razer DeathAdder V4 Pro có thể được xem là một bản nâng cấp đáng giá của Razer DeathAdder V3 Pro. Nâng cấp cảm biến và switch quang học thế hệ mới, thiết kế công thái học vẫn giữ nguyên, trọng lượng đã nhẹ càng nhẹ hơn nữa. Tuy nhiên, có một nhược điểm liên quan tới trải nghiệm cầm nắm, khiến cho mình cảm thấy chưa được “sung sướng” hoàn toàn khi sử dụng Razer DeathAdder V4 Pro.

Chi tiết đánh giá Razer DeathAdder V4 Pro
Bài đánh giá này sẽ hơi khác so với bình thường một chút. Mình sẽ không nói quá nhiều về ngoại hình và cảm giác cầm nắm vì Razer DeathAdder V4 Pro và V3 Pro là như nhau. Mà sẽ đi sâu vào các thông số của chuột, cũng như cảm giác sử dụng thực tế, sự khác biệt về thông số ảnh hưởng tới quá trình chơi game ra sao. Hãy cùng trải nghiệm với mình ngay sau đây.
Trọng lượng nhẹ hơn chính là điểm nhấn
So với Razer DeathAdder V3 Pro 63g siêu nhẹ trước đó, phiên bản V4 Pro sẽ nhẹ hơn 7g. Những ai yêu thích những chú chuột gaming cao cấp, siêu nhẹ thì đảm bảo sẽ vô cùng yêu thích Razer DeathAdder V4 Pro năm nay. Bởi trọng lượng nhẹ khi kết hợp với yếu tố công thái học, sẽ đem lại cảm giác cầm nắm và gaming vô cùng ưu việt.

Đương nhiên, toàn bộ thân vỏ Razer DeathAdder V4 Pro được làm từ nhựa. Mặc dù trong phân khúc giá này hoặc thậm chí là thấp hơn vẫn có một vài mẫu chuột có thân vỏ làm bằng kim loại. Nổi bật nhất gần đây là Keychron M3 Mini Wireless ($99), hay Final Mouse Starlight Pro ($175) cũng siêu nhẹ. Tuy nhiên, việc duy trì sử dụng vật liệu nhựa chủ yếu để thân thiện với đa số game thủ.




Dù có thiết kế tưởng chừng y hệt nhau, nhưng chất lượng hoàn thiện và độ cứng cáp của hai phiên bản có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể là về sự ọp ẹp, Razer DeathAdder V4 Pro cứng cáp hơn V3 Pro khá nhiều. Khi nhấn mạnh vào phần sườn chuột, có thể thấy V3 Pro dễ bị lún vào hơn và V4 Pro. Đây là một sự cải thiện đáng kể và rất đáng khen về phần cứng.


Tiếp theo là cụm 2 nút Forward/Backward ở cạnh sườn bên trái. Kích thước y hệt nhau, thiết kế giống nhau, nhưng khoảng cách của 2 nút trên sườn của Razer DeathAdder V4 Pro rộng hơn V3 Pro. Khoảng cách này giúp cho thao tác bấm nút tiến và lùi chính xác hơn, không còn dễ bị bấm nhầm vì 2 nút quá sát nhau như trên V3 Pro.

Feet chuột PTFE cũng có sự khác biệt, và sự khác biệt này thực sự tạo ra trải nghiệm di chuyển lướt chuột rất mới mẻ. Phần feet PTFE trên Razer DeathAdder V4 Pro diện tích lớn hơn, không còn “eo hẹp” như trên V3 Pro. Feet chuột to hơn đồng nghĩa độ mượt và tốc độ di chuột tốt hơn. Sự khác biệt về feet của 2 phiên bản có thể thấy rõ bên dưới đây.

Cảm biến mới và switch quang học thế hệ thứ 4
Razer DeathAdder V3 Pro trước đó sử dụng cảm biến quang học và Razer gọi là Focus Pro 30K. Thực chất là cảm biến PAW3950 của PixArt, vì Razer nhận thấy nó có hiệu suất quá tốt nên gần như muốn độc quyền sử dụng loại cảm biến này. Tuy nhiên, không chỉ Razer DeathAdder V3 Pro mà hàng loạt các mẫu chuột tầm trung hiện nay đều có PAW3950.

Cảm biến PAW3950 đem lại cho Razer DeathAdder V3 Pro tốc độ 30.000 DPI. Trong khi đó, trên phiên bản Razer DeathAdder V4 Pro, hãng đã sử dụng cảm biến mới với tên gọi đơn giản là Focus Pro 45K. Đem lại tốc độ DPI vượt trội hơn rất nhiều, lên đến 45.000, với gia tốc 85G, 900 IPS và 8K polling rate.. Thực tế đây là nâng cấp cực kỳ đáng giá và rất quan trọng cho một mẫu chuột gaming cao cấp như thế này.

Không chỉ có DPI cao hơn, mà độ trễ của Razer DeathAdder V4 Pro cũng đồng thời tốt hơn rất nhiều. Razer đã khẳng định rằng dongle đi kèm với chuột trang bị công nghệ tối ưu tín hiệu với ăng-ten thế hệ mới. Nhờ đó đem lại độ trễ tốt hơn 37% so với phiên bản V3 Pro cũ, đồng thời thông số đạt được chỉ là 0.29ms. Dongle đi kèm có 3 đèn LED nhỏ hiển thị trạng thái kết nối, thời lượng pin và mức polling rate.

Dù có dongle 2.4G trang bị công nghệ Razer HyperSpeed Wireless Gen-2, và kết nối cắm dây. Nhưng Razer DeathAdder V4 Pro không được trang bị kết nối Bluetooth. Điều này gây một chút hạn chế cho người dùng cần sử dụng kết nối bluetooth, tối ưu độ gọn gàng để giải quyết công việc khi đang di chuyển.
Đây là nhược điểm nhỏ mà mình nhận thấy là thua kém một chút so với các dòng chuột gaming siêu nhẹ ở tầm giá thấp hơn, như Corsair M75 Air (giá 2 triệu) là một ví dụ điển hình.

Razer DeathAdder V4 Pro trang bị switch quang học cho click chuột thế hệ thứ 4 (Optical Mouse Switches Gen-4). Đây cũng là một nâng cấp vì mình nhận thấy rằng Razer DeathAdder V3 Pro sử dụng switch quang học Gen-3. Dù đem lại cảm giác click giòn giã và đã tay hơn một chút, nhưng nó lại đem đến nhược điểm sử dụng quá lớn. Mình sẽ nói chi tiết hơn trong phần bên dưới.




Công nghệ AI mới trên phần mềm Synapse
Giống như hàng loạt các sản phẩm bàn phím hay gaming gear khác của Razer, để tối ưu nhất trải nghiệm sử dụng thì mình phải cài đặt phần mềm Razer Synapse. Nhưng đã có một tính năng AI được bổ sung thêm cho Synapse đó là Razer Exchange.
Razer Exchange, được thiết kế để hợp lý hóa quy trình làm việc với các macro được xây dựng sẵn cho nhiều tác vụ, cả có và không có sự hỗ trợ của AI. Khác với công nghệ AI Prompt Master ra mắt cùng với hai mẫu chuột là Razer Pro Click V2 và V2 Vertical, Razer Exchange cho phép bạn tải xuống các macro được tạo sẵn để tự động mở các trang web và ứng dụng tiện lợi.

Một số macro này sử dụng các LLM (mô hình ngôn ngữ lập trình lớn) phổ biến như ChatGPT, Microsoft Copilot và Google Gemini để diễn đạt lại, dịch và tóm tắt văn bản một cách nhanh chóng. Người dùng thậm chí có thể tạo độ trễ giữa các lần mở ứng dụng, giúp toàn bộ luồng công việc văn phòng mà mình sử dụng hàng ngày trở nên liền mạch và nhanh chóng hơn.
Ngoài đặc điểm nổi bật này, các thông số của chuột như tùy chỉnh LED RGB, gán nút macro chức năng, chỉnh polling rate, DPI, tạo profile thông số riêng tương ứng với từng tựa game, v.v… đều có đầy đủ và dễ dàng tinh chỉnh.chỉnh đèn RGB, macro và nhiều tính năng khác.






Gaming nhanh và chính xác, nhưng hơi ồn ào
Cảm giác cầm nắm và hiệu suất gaming tốc độ mà Razer DeathAdder V4 Pro đem lại cho mình khi sử dụng là rất đỉnh. Dường như cảm giác nhanh hơn nhờ vào cảm biến cảm biến Focus Pro 45K là có thể cảm nhận rất rõ.

Trong các pha giao tranh trực diện với người chơi khác trong tựa game Fortnite. Mình có thể kiểm soát hoàn toàn nhân vật một cách rất tốt ở góc nhìn thứ 3. Các pha zoom ngắm bắn nhanh, quay góc 360 trickshot đều có độ kiểm soát tốt. Không có cảm giác bị trễ, khựng hay mất nhịp trong lúc hạ gục kẻ địch.

Đối với tựa game Doom The Dark Age, một con game luyện aiming skill với tốc độ kinh hoàng, Razer DeathAdder V4 Pro như một món vũ khí huyền thoại. Đem lại cho đôi bàn tay của mình tốc độ và sự chính xác tuyệt đối trong từng cú bắn. Các pha thi triển chiêu thức với Shield Saw (Khiên Lưỡi Cưa) của Doom Slayer cực kỳ chính xác theo như ý muốn của mình. Không thể phủ nhận trọng lượng nhẹ và tốc độ DPI cao vút đã giúp mình lên đồng trong tựa game này.

Khen đã đủ, giờ là tới “góp ý” cho Razer DeathAdder V4 Pro. Mình hiểu là để đạt được body siêu nhẹ 56g, Razer phải lược bỏ các linh kiện dư thừa không cần thiết bên trong chuột để tối ưu trọng lượng. Tuy nhiên, Razer đã hơi quá tay khi để cho bộ lòng của Razer DeathAdder V4 Pro quá rỗng. Gây nên tiếng vang vọng trong mỗi cú click chuột. Một sự ồn ào pha lẫn tạp âm, trống rỗng có thể nhận thấy rất rõ trong mỗi cú click.

Đây là một nhược điểm dù không ảnh hưởng tới hiệu suất và tốc độ gaming, nhưng nó lại gây sự kém thỏa mãn khi sử dụng cho các tác vụ thông thường. Ví dụ như lướt web, hay làm một tác vụ gì đó click chuột nhiều, thì mỗi lần click mình lại thấy “cấn” vô cùng.

Thời lượng pin từ 22 tiếng đến 150 tiếng
Razer công bố thời lượng pin của Razer DeathAdder V4 Pro có thể đạt được tối đa là 150 tiếng với polling rate ở mức 1000Hz, và 22 tiếng khi polling rate ở ngưỡng 8000Hz. Đương nhiên là sử dụng với kết nối không dây 2.4G. Mình đánh giá thời lượng pin này là rất trâu và không khiến mình bận tâm xem mức pin của chuột còn bao nhiêu phần trăm mỗi ngày.

Razer DeathAdder V4 Pro có đáng mua không?
Nếu chỉ xét về khía cạnh hiệu suất gaming, tốc độ, trọng lượng siêu nhẹ, yếu tố công thái học, công nghệ và khả năng kết nối, Razer DeathAdder V4 Pro thực sự là 10 phân vẹn 10. Tuy nhiên, cảm giác click và âm thanh khi click thực sự là một cái gì đó khá nhức nhối và gây “khó chịu nhẹ” khi sử dụng. Còn lại thì 99% con chuột này quá hoàn hảo, xứng danh Thần Rắn gaming.
Nguồn: NotebookcheckReview
Xem thêm:
- Razer DeathAdder V4 Pro ra mắt: Kết nối không dây 8000 Hz, thiết kế siêu nhẹ, giá 4.43 triệu
- Trên tay Razer's Minecraft: Creeper xuất hiện trên các sản phẩm Razer?
- Razer ra mắt Phantom Series: Loạt gaming gear trong suốt, ấn tượng với Chroma RGB
Razer DeathAdder V4 Pro đã được mở bán chính thức tại thị trường Việt Nam với mức giá khoảng 4.43 triệu. Tuy nhiên ở CellphoneS lại chưa kinh doanh mẫu chuột gaming siêu nhẹ này. Mình thân mời bạn đọc tham khảo những mẫu chuột gaming đa dạng mẫu mã, mức giá đang có sẵn tại hệ thống trong phần bên dưới đây nhé.
[Product_Listing categoryid="670" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/phu-kien/chuot-ban-phim-may-tinh/chuot/gaming.html" title="Các sản phẩm chuột Gaming đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Bình luận (0)