Trang chủThủ thuật
Đấu vật là gì? Hướng dẫn luật chơi và cách chơi đấu vật
Đấu vật là gì? Hướng dẫn luật chơi và cách chơi đấu vật

Đấu vật là gì? Hướng dẫn luật chơi và cách chơi đấu vật

Đấu vật là gì? Hướng dẫn luật chơi và cách chơi đấu vật

Trang Hà , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Trang Hà
Ngày đăng: 15/01/2023-Cập nhật: 15/01/2023
gg news
Đấu vật là một bộ môn thể thao phổ biến ở nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản (gọi là đấu vật sumo), và Mexico. Ở Việt Nam, đánh vật được xem là trò chơi dân gian mang tính cổ truyền. Vậy luật chơi và cách chơi đấu vật ra sao? Những thông bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về trò chơi này:

Đấu vật là gì?

Theo truyền thuyết xưa, đấu vật là môn vật mà Bà Lê Chân (nữ tướng tiên phong của Hai Bà Trưng) từng dùng để tuyển binh tướng. Ngày nay, môn vật này trở thành trò chơi dân gian cổ truyền và được tổ chức phổ biến ở các tỉnh phía Bắc. Có thể kể đến các làng đánh vật nổi tiếng như Mai Động (Hà Nội), Trung Mầu (Gia Lâm), Đoan Hùng (Vĩnh Phú), …

Mỗi trận đấu gồm có hai người nhưng số lượng thi vật là không giới hạn. Người thi đấu cần tận dụng sức khỏe và sự nhanh nhẹn để tung ra những “miếng vật” bất ngờ. Người chiến thắng một trận vật sẽ tiếp tục tiến vào vòng kế tiếp cho đến khi tìm ra đô vật mạnh nhất.

Đấu vật là gì

Luật chơi đấu vật

Trước khi xem hoặc tham gia đấu vật nam nữ, bạn cần hiểu rõ một số khái niệm sau:

  • Keo vật: chỉ một trận đấu,
  • Đô vật: người tham gia vào trận
  • Sới vật: là không gian thi
  • Miếng vật: là hình thức ra đòn của đô vật.

Bên cạnh đó, bạn còn cần biết luật thi đấu , thời gian thi đấu và một số quy định khác.

Về đối tượng thi đấu

Đối tượng thi đấu vật gọi là đô vật, là người trực tiếp tham gia vào các trận đấu. Số lượng đô vật ở mỗi trận bắt buộc là 2 người. Nhưng số lượng người tham gia vào thi đấu có thể ít hoặc nhiều tùy vào quy mô tổ chức. Tuy nhiên, tổng số lượng đô vật phải là số chẵn để đảm bảo mỗi trận có 2 đối tượng tham gia.

Luật đấu vật

Theo quy định, đô vật phải có độ tuổi từ 14 trở lên và có giấy chứng nhận y tế thì mới được tham gia thi đấu vật. Tuy nhiên, nếu được tổ chức với mục đích giải trí ở trường học, cả trẻ em từ 5 tuổi cũng có thể tham gia.

Bên cạnh đô vật thì còn có một số đối tượng khác cũng tham gia hội vật, gồm:

  • Người đánh trống cầm dùi trống đánh báo hiệu keo vật bắt đầu và tạo không khí sôi động cho hội vật.
  • Người cầm cờ cán dài có nhiệm vụ ngăn cản người xem lấn vào sân thi đấu. Khi có người chiến thắng, người này phất cờ theo nhịp trống để cổ động.

Thời gian thi đấu

Các hội đấu vật Việt Nam thường được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch. Thời gian hội diễn ra không biết trước vì tùy vào thời gian của các keo vật. Mỗi keo vật sẽ bắt đầu khi có tiếng trống báo hiệu và kết thúc khi có một đô vật chiến thắng.

thời gian thi đấu vật

Vì vậy, thời gian cho mỗi keo vật không đoán trước được, tùy vào trình độ và diễn biến của trận đấu. Nếu trình độ giữa hai đô vật quá chênh lệch nhau thì keo vật kết thúc sớm. Ngược lại, nếu hai đô vật ngang tài ngang sức thì keo vật diễn ra lâu hơn.

Luật thi đấu vật

Trước khi bắt đầu keo vật, hai đô vật tiến vào sân thi đấu vật, trên mình chỉ mặc một chiếc khố. Hình thức trang phục có thể thay đổi tùy vào từng vùng miền. Hai đô vật chào nhau và chờ đến khi tiếng trống báo hiệu bắt đầu.

Sau đó, hai đô vật xông vào ôm lấy nhau và cố gắng tung ra các miếng vật để hạ gục đối phương. Ở Việt Nam, có 3 miếng vật cơ bản gọi là:

  • Miếng ngáng, miếng đệm: ngáng hoặc đệm làm cho đối phương ngã xuống sàn.
  • Miếng bốc: nhấc bổng đối thủ lên không trung.

luật thi đấu vật

Theo đó, đấu vật chuyên nghiệp Việt Nam có 3 cách chiến thắng tương ứng, gồm:

  • Ngã ngựa trắng bụng: ám chỉ việc đối phương ngã ngửa xuống sàn.
  • Lấm lưng trắng bụng: ám chỉ đối phương ngã sấp xuống sàn.
  • Nhấc bổng: dùng hai tay nhấc bổng đối phương lên cao.

Khi có đô vật chiến thắng, người cầm trống đánh trống báo hiệu và cổ động. Đô vật chiến thắng thì có quyền bước vào vòng tiếp theo.

Quy định về sới thi đấu

Sới thi đấu là tên gọi ám chỉ khu vực sân thi đấu. Đấu vật thế giới và Việt Nam có nhiều hình thức nên quy định về sới cũng khác nhau. Thông thường, sới có dạng hình tròn, đường kính 9m và có một vành bao ngoài rộng 1m.

Nếu tổ chức ở trường học hoặc làng, sới được vẽ trên các khoảng đất trống và bằng phẳng, ít chướng ngại vật. Nếu là đánh vật chuyên nghiệp thì sới thì thảm được làm bằng vật liệu mềm và gắn chặt vào sàn.

quy định luật chơi đánh vật

Hướng dẫn cách chơi đấu vật

Bạn cần chuẩn bị dụng cụ gồm cờ, trống, phấn dùng để vẽ sới và phần thưởng cho các giải. Tiếp đó, bạn cần tuyển chọn đô vật đáp ứng đủ điều kiện vật để tham gia hội vật.

Khi bước vào keo vật, người đánh trống báo hiệu bắt đầu. Hai đô vật xông vào nhau và tìm cách hạ gục đối phương bằng các miếng vật.

Sau khi kết thúc các trận đấu vật, ban tổ chức thông báo giải thưởng tương ứng cho từng đô vật. Trong đó, có ba loại giải, giải chính, giải phụ và giải thưởng cho người phá giải.

  • Giải chính (một giải): dành cho đô vật thắng suốt thời gian mở hội.
  • Giải phụ (có thể nhiều giải): dành cho các đô vật chỉ thắng một keo vật bất kỳ.
  • Người phá giải: là người chiến thắng nhà vô địch năm nước và một số đô vật khác.

Hội vật kết thúc sau khi tất cả giải thưởng được trao và dân làng tổ chức ăn mừng.

Hướng dẫn cách chơi đấu vật

Tóm lại, bài viết này sẽ giúp bạn biết được đấu vật là gì. Đây là những kiến thức cần biết trước khi bạn muốn tổ chức hoặc tham gia bộ môn này.
Thẻ: gameWikiS
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Tôi là Hà Huyền Trang, chuyên viên Marketing sáng tạo xây dựng ý tưởng. Chịu trách nhiệm chính tạo ra những bài viết phù hợp, thiết thực nhất hữu ích cho người dùng. Với sứ mệnh cải thiện mang đến những giá trị tốt nhất đến với người dùng, tôi và Sforum đang nỗ lực cải tiến và phát triển nội dung được chọn lọc nhất để tạo hành trình trải nghiệm và hướng lối người dùng tới những thông tin bổ ích nhất. Hãy follow tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin và được giải đáp chi tiết tận tình nhé.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo