Trang chủGóc Học & Dạy 4.0Thủ thuật
Điểm sàn là gì? Điểm sàn và điểm chuẩn có gì khác nhau?
Điểm sàn là gì? Điểm sàn và điểm chuẩn có gì khác nhau?

Điểm sàn là gì? Điểm sàn và điểm chuẩn có gì khác nhau?

Điểm sàn là gì? Điểm sàn và điểm chuẩn có gì khác nhau?

Thùy Lê, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Thùy
Ngày cập nhật: 26/12/2024
gg news

Khi tham gia kỳ thi đại học, thí sinh thường phải đối mặt với các khái niệm như điểm chuẩn đại học và điểm sàn là gì. Mặc dù hai ngưỡng điểm này đều quan trọng, nhưng không phải thí sinh nào cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng. Điểm sàn là sao và nó ảnh hưởng như thế nào đến quá trình xét tuyển sẽ được giải thích chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Điểm sàn là gì?

Điểm sàn là mức điểm tối thiểu mà Bộ GD&ĐT (hoặc các trường đại học có quyền tự quyết) đưa ra để đảm bảo chất lượng tuyển sinh. Để tham gia vào kỳ xét tuyển của các ngành học cụ thể, thí sinh cần đạt mức điểm tối thiểu mà các trường yêu cầu. Ví dụ, đối với năm 2024, điểm sàn của nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học là 19 điểm, trong khi một số ngành đặc thù như Giáo dục thể chất có mức điểm thấp hơn (18 điểm).

Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng tra cứu thông tin về điểm sàn và điểm chuẩn qua các thiết bị điện thoại thông minh. CellphoneS mang đến những mẫu điện thoại chất lượng, giúp bạn nhanh chóng cập nhật thông tin tuyển sinh chính xác từ các nguồn tin chính thống. Với chiếc điện thoại trong tay, mọi thông tin đều có thể tìm thấy chỉ trong vài cú chạm.

[Product_Listing categoryid="3" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/mobile.html" title="Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Điểm sàn Tiếng Anh là gì?

Điểm sàn trong tiếng Anh là mức điểm tối thiểu mà thí sinh cần đạt được trong bài thi tiếng Anh để có thể tham gia xét tuyển vào các ngành hoặc trường học nhất định. Hiện nay, nhiều trường đại học áp dụng điểm sàn riêng cho môn tiếng Anh, đặc biệt là những ngành liên quan đến ngôn ngữ hoặc quốc tế.

Ví dụ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân quy định sinh viên các chương trình học bằng tiếng Anh cần đạt tối thiểu IELTS 5.5 hoặc TOEIC 600. Trong khi đó, một số trường khác như Đại học Tôn Đức Thắng yêu cầu mức điểm thấp hơn, từ IELTS 5.0.

Phân biệt điểm sàn và điểm chuẩn

Hai khái niệm điểm sàn và điểm chuẩn được sử dụng ở các giai đoạn khác nhau nhưng lại dễ gây nhầm lẫn. Vậy điểm sàn là gì điểm chuẩn là gì? Thí sinh cần nắm được ý nghĩa và vai trò của từng mức điểm trong quá trình tuyển sinh.

  • Điểm sàn: Ngưỡng điểm tối thiểu do Bộ GD&ĐT hoặc các trường đại học đặt ra, nhằm đảm bảo thí sinh có đủ khả năng để tham gia vào quá trình xét tuyển. 
  • Điểm chuẩn: Là ngưỡng điểm xác định sau khi xét tuyển, dựa trên số lượng thí sinh đăng ký và chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Điểm chuẩn thể hiện mức độ cạnh tranh và là cơ sở để xác định thí sinh trúng tuyển.

Điểm chuẩn được tính dựa vào đâu?

Sau khi đã hiểu rõ điểm chuẩn điểm sàn là gì, Sforum sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về căn cứ để các trường tính điểm chuẩn. Nói ngắn gọn, điểm chuẩn đại học được quyết định bởi ba yếu tố chính: điểm thi của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng nguyện vọng đăng ký vào mỗi ngành.

Các trường đại học sẽ căn cứ vào điểm thi của thí sinh để xác định mức điểm phù hợp cho từng ngành học. Song song đó, chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành đóng vai trò định lượng, quyết định số lượng thí sinh được nhận. "Độ hot" của ngành cũng ảnh hưởng lớn, ngành càng được ưa chuộng, điểm lấy càng cao do số lượng nguyện vọng lớn.

Bên cạnh đó, điểm chuẩn học bạ cũng được xác định dựa vào điểm học bạ THPT của thí sinh, số lượng hồ sơ đăng ký và chỉ tiêu của trường đại học. Thông thường số suất dành riêng cho hình thức xét tuyển bằng học bạ thường rất ít, mức độ cạnh tranh vô cùng cao. 

Điểm chuẩn thường cao hơn điểm sàn xét tuyển bao nhiêu?

Thông thường, điểm chuẩn có thể cao hơn điểm sàn từ 1-3 điểm, nhưng ở các ngành "hot" hoặc trường có tính cạnh tranh cao, mức chênh lệch này có thể lên đến 6-10 điểm. Ở chiều ngược lại, có trường hợp điểm chuẩn xấp xỉ điểm sàn, cho thấy sự cạnh tranh không quá cao.

Vì vậy, người dự thi cần tham khảo điểm chuẩn đại học và điểm chuẩn học bạ các năm trước của trường và ngành mình quan tâm để có cái nhìn tổng quan. Điều này không chỉ giúp bạn đánh giá khả năng trúng tuyển mà còn hỗ trợ lên kế hoạch học tập và chuẩn bị hồ sơ hiệu quả.

Lưu ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, thí sinh nên kiểm tra các nguồn chính thống từ Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trang web của các trường đại học.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa điểm chuẩn đại học và điểm sàn là gì. Từ đó, thí sinh sẽ có sự chuẩn bị tốt cho kỳ thi và đưa ra quyết định chính xác trong việc chọn trường. Ngoài ra, việc hiểu rõ về điểm sàn sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi đại học sắp tới. 

Xem thêm bài viết ở chuyên mục: Góc Học & Dạy 4.0

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Tôi là Thuỳ Lê, là một người làm công việc phát triển nội dung với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và game. Tôi biết cách xây dựng ý tưởng, nắm bắt kịp thời các xu hướng mới nhất để cập nhật nội dung phù hợp và hấp dẫn mỗi ngày. Mục tiêu của tôi là cho ra đời những bài viết hay, có giá trị và hữu ích với người đọc. Tôi cũng không ngừng nỗ lực trong việc nghiên cứu tài liệu, chọn lọc để mang đến bạn những nguồn thông tin chuẩn xác nhất. 




Bình luận (0)

sforum facebook group logo