Không ai chưa từng trải qua việc đang nói chuyện về một sản phẩm nào đó và nó xuất hiện dày đặc khi lướt web, có chăng điện thoại đang nghe lén chúng ta?
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng gặp phải tình trạng đang nói về bất cứ một sản phẩm này như giày, dép, điện thoại,… thì ngay lập tức sau đó, lướt trên các nền tảng mạng xã hội hay truy cập web sẽ gặp ngay những quảng cáo về những sản phẩm đó. Nhiều người còn khăng khăng khẳng định rằng chiếc điện thoại của mình đang nghe lén chính mình. Vậy điều đó có thực sự đã xảy ra hay chưa?

Điện thoại thông minh không nghe lén chúng ta
Trên thực tế, chiếc điện thoại thông minh mà bạn đang sử dụng không ghi lại các cuộc trò chuyện của bạn và gửi chúng đến một máy chủ khổng lồ để phân tích từ khóa và tạo quảng cáo ngược trở lại điện thoại của bạn. Về lý thuyết, chỉ những câu thoại đánh thức các trợ lý ảo sẽ được ghi lại và đôi khi các cuộc nói chuyện sau các câu thoại đó cũng sẽ được ghi lại và một ai đó xử lý thông tin có thể nghe được. Thế nhưng câu chuyện điện thoại thông minh có nghe lén không còn phức tạp hơn thế.
Các nhà phát hành không cần để điện thoại thông minh nghe lén bạn, họ có thể áp dụng những cách đơn giản nhưng mang lại tính hiệu quả hơn rất nhiều mà bạn không thể ngờ tới. Đơn cử việc lọc thông tin từ lịch sử duyệt web, tìm kiếm các thông tin, từ khóa trên mạng hay vị trí người dùng thiết bị thông qua GPS. Mọi cuộc trò chuyện của bạn với người khác phải xử lý rất nhiều thông tin và đôi khi những câu chuyện “xàm” không có các từ khóa cần thiết thì không có một máy chủ nào có thể xử lý hết, kể cả Google.

Cách hiển thị đề xuất quảng cáo của nhà phát hành
Có thể hình dung một cách đơn giản là điện thoại và các nhà phát hành đang hiển thị nội dung quảng cáo đúng với nhu cầu theo cách đơn giản sau. Chẳng hạn A rủ B đi nhậu tại một quán ăn và nói rằng đang quan tâm tới một chiếc xe máy nào đó. Các công cụ tìm kiếm và theo dõi sẽ xác định được A đang ngồi gần B dựa trên định vị GPS và xác định khoảng thời gian cả hai ở gần nhau là có lâu hay không,…
Khi về nhà thì B sẽ thấy được những quảng cáo liên quan tới xe máy như trong câu chuyện của A nói khi đi nhậu vì nhà phát hành đã theo dõi lịch sử tìm kiếm của A và ghép nối các thông tin về các từ khóa mà A đã quan tâm cùng với định vị thời gian hai người ở gần nhau để đưa ra những gợi ý cho B. Chính điều này cũng khiến cho những ai chưa biết sẽ lo ngại rằng mình đang bị nghe lén cuộc trò chuyện.

Quá trình này đơn giản hơn và không gây tốn kém tiền của đối với các nhà quảng cáo mà đôi khi lại có hiệu quả cao hơn. Nhìn chung, không phải điện thoại thông minh của bạn đang nghe lén bạn mà là những thói quen, lịch sử tìm kiếm sản phẩm của những người ở cạnh bạn sẽ khiến cho bạn gặp các quảng cáo tương tự như những người đó.
Facebook và Google từng dính “drama” nghe lén người dùng
Tuy nhiên vào năm 2019, Facebook cũng đã lên tiếng thừa nhận việc nghe lén người dùng thông qua ứng dụng Messenger đã dấy lên nhiều tranh cãi. Mặc dù khẳng định rằng đây chỉ là cách để Facebook cải thiện dịch vụ của mình nhưng hầu như khách hàng đều lo ngại về quyền riêng tư trên mạng xã hội này. Vụ việc này, Facebook đã thuê rất nhiều đối tác để chuyển các đoạn hội thoại thu được thành văn bản mà ngay chính các đối tác của Facebook cũng không hề biết các đoạn hội thoại này đến từ đâu, chỉ cần dịch ra văn bản là được.

Đó cũng chính là lý do mà Facebook đã bị Apple giới hạn quyền truy cập trong iOS 16 và điều này cũng khiến cho Facebook gặp thiệt hại về mảng quảng cáo không hề nhỏ. Cũng vào năm 2021, trợ lý ảo của Google cũng đã bị tố là nghe lén người dùng và Google cũng đã thừa nhận việc đó. Một số nguồn tin còn cho biết Google còn nghe lén các cuộc nói chuyện trên điện thoại thông minh hay loa thông minh mặc dù người dùng không kích hoạt. Dĩ nhiên giống với Facebook, Google cũng “lấp liếm” rằng các bản ghi âm nhằm cải thiện Google Assistant và họ không hề nghe các cuộc trò chuyện nhạy cảm từ phía người dùng.
Hiện tại, các thiết bị di động thông minh của chúng ta chính là cầu nối đưa mỗi người tiếp cận với thế giới gần hơn, chính vì vậy mà những “ông lớn” công nghệ thường lợi dụng mọi kẽ hở để có thể liên kết với bên thứ ba và kiếm tiền. Mỗi khi cài đặt bất kỳ một ứng dụng nào, chúng ta cần đọc kĩ và xét các quyền truy cập phù hợp để hạn chế việc rò rỉ thông tin.
- Xem thêm bài viết chuyên mục Khám phá
Thông tin người gửi