Đừng nhầm lẫn, iPhone Xs không có màn hình 120Hz đâu!


Những con số về tần số làm tươi màn hình đang gây được khá nhiều sự chú ý, đặc biệt là đối với những game thủ, kể từ khi Razer Phone lần đầu tiên ra mắt một chiếc smartphone có màn hình 120Hz. Tuy vậy, khi nhắc tới con số 120Hz trong sự kiện ra mắt của mình, Apple đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng iPhone mới sẽ có tần số làm tươi màn hình ấn tượng. Nhưng sự thật không phải vậy.
Apple có hàm ý gì khi nhắc đến con số 120Hz
Trước tiên, có 2 thuật ngữ mà ta cần quan tâm tới đó là'tần số quét tương tác màn hình' (touch sample rate, còn gọi là 'tần số theo dõi' - tracking rate) và'tần số quét' (touch delivery rate, còn gọi là 'tần số làm tươi' - refresh rate). Với bộ ba iPhone Xs, Xs Max và iPhone Xr, tất cả đều cótần số quét tương tác màn hình là 120Hz, nhưng chúng vẫn chạy ở mức tần số quét thông thường là 60Hz.Nói cách khác, những màn hình này theo dõi thao tác ngón tay của bạn ở mức 120Hz (nguyên văn của Apple là 120Hz touch sensing), nhưng chỉ làm tươi màn hình ở 60Hz mà thôi. [caption id='attachment_174962' align='aligncenter' width='2908']

Đơn giản hơn,tần số Hz là một cách khác để nói về số lần một màn hình đăng ký thao tác nhập liệu. Ở 120Hz, khoảng thời gian này ngắn chỉ còn 1/2 so với 60Hz, và màn hình theo dõi chuyển động của ngón tay mỗi 8,3 mili-giây, trong khi ở 60Hz, nó theo dõi chuyển động của ngón tay 16,6 mili-giây một lần. Theo cách lý giải này, tần số theo dõi càng nhanh thì màn hình có thể đăng ký thao tác chạm của bạn và phản hồi bằng cách render khung hình tiếp theo trong một hoạt cảnh kịp lúc cho khoảng thời gian làm tươi 16ms tiếp theo.
Tính năng này giúp mọi chuyển động trở nên mượt mà và tự nhiên hơn. Ngay khi bạn dùng ngón tay kéo web lên xuống là sẽ thấy mọi thứ trở nên trơn tru hơn nhiều rồi, hay như việc xem video với nhiều pha hành động sẽ càng trở nên hấp dẫn với những pha hành động chân thực hơn.
Sự khác biệt giữa tần số theo dõi và tần số làm tươi
Trên một chiếc màn hình với tần số theo dõi là 60Hz và tần số làm tươi cũng là 60Hz, quá trình theo dõi sẽ kết thúc cùng lúc với khoảng thời gian làm tươi. Do đó quá trình dựng hoạt cảnh thực sự sẽ bắt đầu một khoảng thời gian (interval) sau đó.
Trên những chiếc iPhone mới, kết quả thu được là hoạt cảnh bắt đầu nhanh hơn và mượt mà hơn, nhưng đừng nhầm điều này với tần số làm tươi 120Hz. Mọi thứ nêu trên sẽ buộc chip hệ thống phải làm việc đôi chút, do đó việc sở hữu con chip A12 Bionic mạnh mẽ chắc chắn sẽ giúp iPhone mới rất nhiều trong quá trình này.
[caption id='attachment_174960' align='aligncenter' width='800']

Con số 120Hz mà Apple nhắc tới tại sự kiện là touch sensing rate. Họ nói rất rõ điều đó chứ không có ý đồ đánh tráo khái niệm. Touch sensing rate hay còn gọi là sampling rate là tần suất lấy mẫu cảm ứng của màn hình. Việc lấy mẫu cảm ứng này là cần thiết để 'quét' được chuyển động của ngón tay trên màn hình, chuyển thông tin đó cho hệ điều hành xử lý rồi từ đó di chuyển các vật thể trên màn hình (hoặc chạy một thao tác) theo ý bạn.
Sampling rate cao hơn có nghĩa là thiết bị sẽ phản hồi nhạy hơn với cử chỉ cảm ứng của bạn, thứ cần thiết cho mọi thiết bị di động hiện đại, đặc biệt là khi iPhone XS hay XS Max phụ thuộc vào cử chỉ cảm ứng để thay cho nút home truyền thống. Khi xài nút (iPad) thì việc bạn viết vẽ cũng nhanh hơn, nét vẽ dính liền với đầu bút hơn, trải nghiệm thực hơn.
Nhìn vào bảng dưới đây, bạn sẽ thấy iPhone X thực sự có tần số theo dõi 120Hz và tần số dựng hình 60Hz, và nó chính là chiếc iPhone đầu tiên có tần số theo dõi nhanh này. Tần số làm tươi 120Hz hiện chỉ xuất hiện trên một sản phẩm duy nhất của Apple cho đến thời điểm này: iPad Pro.


Bình luận (0)