Trang chủThị trường
Tại sao giá SSD lại tăng đột ngột, khi nào thì giá SSD mới giảm tiếp?
Tại sao giá SSD lại tăng đột ngột, khi nào thì giá SSD mới giảm tiếp?

Tại sao giá SSD lại tăng đột ngột, khi nào thì giá SSD mới giảm tiếp?

Tại sao giá SSD lại tăng đột ngột, khi nào thì giá SSD mới giảm tiếp?

Tiz
Ngày đăng: 06/02/2024-Cập nhật: 07/02/2024
gg news
Nếu để ý bạn sẽ thấy mức giá SSD đã giảm mạnh từ đầu năm 2023 và đạt mức thấp kỷ lục vào khoảng tháng 5 - tháng 6 năm ngoái nhưng lại đột ngột quay đầu tăng giá trở lại trong vài tháng gần đây.Vậy có những nguyên nhân nào khiến cho giá SSD quay đầu thăng mạnh và trình trạng tăng giá này sẽ diễn ra đến khi nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Những thành phần chính của SSD

Trước khi tìm hiểu những lý do khiến cho cho giá SSD tăng hay giảm thì đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu những thành phần chính cấu tạo nên SSD. Với hầu hết các SSD phổ biến chúng sẽ bao gồm:
  1. Chip NAND: Đây là chip lưu trữ dữ liệu
  2. Chip điều khiển (controller): Phụ trách phân phối dữ liệu lên các ô chip nhớ, I/O và các tính năng khác
  3. Chip DRAM: Bộ nhớ đệm có tốc độ siêu cao tương tự như RAM của máy tính giúp tăng tốc độ SSD, dung lượng DRAM thường khoảng 1 - 2GB nhưng thành phần này không nhất thiết phải có. Các mẫu SSD giá rẻ thường không có DRAM.

Cấu tạo của SSD

Trong số ba loại chip trên, phần lớn chi phí của SSD nói chung là chip NAND, chip điều khiển (controller) và DRAM chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng chi phí. Vì vậy, giá bán SSD thường liên quan trực tiếp đến giá chip NAND.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến giá NAND

Trong trung và dài hạn, giá chip NAND chủ yếu bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố:
  1. Công nghệ sản xuất
  2. Điều chỉnh sản lượng của các nhà sản xuất lớn

Công nghệ sản xuất

Về công nghệ sản xuất, yếu tố này thường kéo giá SSD nói riêng và hầu hết các thiết bị điện tử nói chung sẽ giảm dần theo thời gian. Ví dụ, sự xuất hiện của công nghệ lưu trữ mới có thể giảm chi phí trên mỗi đơn vị dung lượng của chip nhớ một cách hiệu quả, do đó giá chip NAND nhìn chung sẽ giảm. Quy trình sản xuất được tối ưu dẫn đến hiệu quả sản xuất tăng cũng sẽ giúp cho giá thành hạ dần theo thời gian.Hiện tại có hai cách chính để cải thiện mật độ lưu trữ bao gồm tăng số lượng bit có thể được lưu trữ trong các ô nhớ và tăng số lớp 3D NAND Flash xếp chồng lên nhau.

Công nghệ sản xuất ảnh hưởng đến giá SSD

Theo số lượng bit có thể lưu trữ được lưu trữ trong mỗi đơn vị bộ nhớ, NAND Flash được chia thành SLC, MLC, TLC và QLC. SLC (Single-level Cell) chỉ lưu trữ 1 bit dữ liệu cho mỗi đơn vị lưu trữ, trong khi MLC (Multi-level Cell), TLC (Triple-level Cell) và QLC (Quad-Level Cell) có khả năng lưu trữ lần lượt là 2 bit, 3 bit và 4 bit và mật độ lưu trữ dần được cải thiện. Tất nhiên mật độ càng cao thì tốc độ và độ ổn định cũng sẽ giảm nhưng đổi lại giá thành rẻ hơn rất nhiều, đồng thời độ bền vẫn hoàn toàn đảm bảo cho nhu cầu thông thường của người dùng.NAND Flash truyền thống là bộ nhớ flash phẳng (2D NAND), 3D NAND sử dụng công nghệ xếp chồng dọc nhiều lớp và có ưu điểm là dung lượng lớn hơn, tiêu thụ điện năng thấp hơn, độ bền tốt hơn và chi phí thấp hơn.Nói một cách đơn giản, nếu PLC (Penta-Level Cell) trở nên phổ biến trong tương lai hoặc nếu nhà sản xuất có thể tạo ra chip NAND với số lớp xếp chồng lên nhau cao hơn thì giá chip NAND sẽ mở ra một làn sóng sụt giảm khác.

Điều chỉnh sản lượng

Về việc điều chỉnh sản lượng có thể hiểu như sau, ví dụ nếu các nhà sản xuất chip nhớ tăng chi phí vốn để mở rộng năng lực sản xuất, dẫn đến tình trạng dư cung, giá thị trường của chip NAND sẽ có xu hướng giảm. Ngược lại, khi các nhà sản xuất chip nhớ giảm sản lượng sản xuất khiến cầu vượt cung, giá thị trường chip NAND sẽ có xu hướng tăng.Ngoài ra thì mức giá SSD cũng có thể tăng vì nhu cầu thị trường tăng đột biến trong một giai đoạn ngắn nào đó khiến các nhà sản xuất không kịp cung ứng, ví dụ như thời điểm dịch covid nhu cầu thị trường máy tính tăng cao kỷ lục khiến giá linh kiện tăng mạnh. Các nhà sản xuất SSD sau đó đã tăng công suất nhà máy để cung ứng nhu cầu thị trường tăng mạnh, tuy vậy hậu dịch nhu cầu hạ nhiệt nhanh chóng khiến giá SSD nói riêng và giá linh kiện máy tính nói chung giảm mạnh vào thời điểm 2022 - 2023.

Giá DRAM và NAND dự kiến còn tăng đến Q3 năm nay

Tất nhiên, không nhà sản xuất chip nhớ nào muốn giá bán ra quá thấp, khi giá SSD giảm sâu thì các nhà sản xuất sẽ cùng nhau cắt giảm sản lượng để mức giá tăng trở lại, đảm bảo được lợi nhuận của các công ty. Đó là lý do chính khiến cho giá SSD đã giảm mạnh rồi lại tăng trong thời gian gần đây.

Tình hình cắt giảm sản lượng chip NAND

Theo dữ liệu từ TrendForce, 5 nhà sản xuất chip NAND lớn chiếm khoảng 95.4% thị phần trong quý 3 năm 2023. Nói cách khác, chỉ cần 5 nhà sản xuất lớn gồm Samsung, Hynix, Western Digital, Kioxia và Micron bắt đầu giảm sản lượng thì việc giá chip NAND tăng chỉ còn là vấn đề thời gian.

Thị phần chip NAND

Cần làm rõ một chút về nhà sản xuất chip NAND và nhà sản xuất SSD. Trong thực tế có rất nhiều thương hiệu SSD đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, nhưng rất nhiều trong số đó chỉ mua chip NAND từ các công ty trên để sản xuất SSD chứ không đủ năng lực sản xuất chip NAND.

Kioxia: Việc điều chỉnh sản xuất được thực hiện tại các nhà máy sản xuất bộ nhớ flash Yokkaichi và Kitakami,sản lượng wafer giảm khoảng 30% bắt đầu từ tháng 10 năm 2022.Western Digital: Trong hội nghị về kết quả quý 4 năm 2022, họ tuyên bố rằng họ sẽ giảm 30% sản lượng wafer flash NAND.Micron: Vào tháng 11 năm 2022, Micron tuyên bố sẽ giảm khoảng 20% sản lượng wafer DRAM và NAND (so với quý 4 năm tài chính 2022 tính đến ngày 1 tháng 9), và Giám đốc điều hành Micron - Sanjay Mehrotra cũng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi điều kiện của ngành và thực hiện các điều chỉnh tiếp theo nếu cần thiết. Điều này có nghĩa là mức giảm công suất thực tế của Micron có thể cao hơn 20%.Hynix: Khi Hynix công bố báo cáo tài chính quý 3 vào tháng 10 năm 2022, Hynix tuyên bố rằng họ sẽ giảm sản xuất, tập trung vào các sản phẩm ít sinh lời hơn trong tương lai.Samsung: Samsung cho biết công ty đã có đủ sản lượng để đối phó với những thay đổi trong tương lai về nhu cầu chip nhớ. Samsung đang điều chỉnh để giảm sản lượng chip nhớ. Samsung đã cắt giảm 20% sản lượng bộ nhớ flash NAND trong nửa đầu năm 2023. Kể từ nửa cuối năm 2023, tốc độ cắt giảm sản xuất của Samsung đã tăng nhanh và Samsung đã giảm sản lượng bộ nhớ flash NAND khoảng 40%. Tại thời điểm cuối 2023, sản lượng thậm chí chỉ còn 50% so với thời điểm cao nhất.

Các nhà sản xuất chip NAND đồng loạt giảm sản lượng

Việc 5 nhà sản xuất chip NAND lớn đã thực hiện chiến lược cắt giảm sản xuất quy mô lớn nên khi lượng chip tồn kho trên thị trường gần như được tiêu thụ hết, giá chip NAND cũng sẽ tăng.

Kết luận

Do 5 nhà sản xuất NAND lớn cùng nhau giảm sản lượng nên việc tăng giá chip NAND là kết quả tất yếu. Việc tăng giá chip NAND sẽ còn tiếp tục trong một thời gian nữa. Dựa trên ước tính dữ liệu hiện tại, quá trình tăng giá có thể tiếp tục cho đến ít nhất là quý 3 năm 2024.Mặc dù việc sản xuất ổ cứng cơ học không phụ thuộc vào chip NAND nhưng việc tăng giá chip NAND vẫn ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường lưu trữ. Vì vậy, ổ cứng cơ học cũng sẽ tăng giá cùng với SSD ở một mức độ nhất định.Vì vậy nếu bạn đang cần mua ổ cứng thì hãy cân nhắc mua sớm nhất có thể hoặc nếu không có thể sẽ phải chờ cho đến ít nhất là cuối năm nay hoặc sang 2025 thì mức giá mới quay đầu hạ nhiệt.Xem thêm:

Nếu bạn đang cần sắm ổ cứng cho máy tính của mình thì hãy tham khảo ngay các sản phẩm có giá tốt đang bán tại CellphoneS nhé:

[Product_Listing categoryid='924' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/linh-kien/o-cung.html' title='Danh sách Ổ cứng đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']

Với hơn 9 năm làm nội dung công nghệ, trải nghiệm qua hàng trăm sản phẩm smartphone, laptop khác nhau, mình hy vọng sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích.