Trang chủThị trường
Không phải giọt nước hay "nốt ruồi", camera pop-up mới mang đến trải nghiệm tràn viền thực sự
Không phải giọt nước hay "nốt ruồi", camera pop-up mới mang đến trải nghiệm tràn viền thực sự

Không phải giọt nước hay "nốt ruồi", camera pop-up mới mang đến trải nghiệm tràn viền thực sự

Không phải giọt nước hay "nốt ruồi", camera pop-up mới mang đến trải nghiệm tràn viền thực sự

An Đông Nghệ, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
An Đông Nghệ
Ngày đăng: 16/04/2019-Cập nhật: 18/04/2019
gg news
Các nhà sản xuất smartphone vẫn đang loay hoay tìm kiếm hướng đi để đạt tới kỷ nguyên tràn viền thực sự. Trong đó, camera pop-up có thể xem là giải pháp tiệm cận cái đích này nhất.

Hành trình đi tìm giải pháp cho trải nghiệm màn hình tối ưu hơn

Kể từ khi smartphone ra đời, người dùng ngày càng đặt ra nhiều kì vọng và yêu cầu khắt khe hơn đối với điện thoại. Đây không còn là một thiết bị chỉ dùng để liên lạc mà còn là phương tiện phục vụ các nhu cầu làm việc, giải trí và đương nhiên, những tiện ích mà smartphone mang lại cũng từ đó mà được phát triển lên rất nhiều trong những năm qua.

Trong số những nỗ lực của các nhà sản xuất nhằm mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, việc tối ưu hóa màn hình hiển thị là một trong những nhiệm vụ được chú trọng rất nhiều và đã tiêu tốn không ít công sức, nhân lực để nghiên cứu và phát triển. Hành trình lột xác từ những chiếc smartphone có màn hình chỉ khoảng trên dưới 4 inch với viền dày đến những thiết bị tràn viền đúng nghĩa như hiện nay đã tiêu tốn không ít giấy mực của báo giới.

Ở giai đoạn đầu tiên khi mới ra mắt, các hãng điện thoại tập trung vào nâng cao kích thước màn hình nhằm tăng diện tích hiển thị, giúp người dùng có thể trải nghiệm các tiện ích tốt hơn, đặc biệt là trong việc chơi game và xem phim. Tuy nhiên, giải pháp tăng độ lớn màn hình sẽ làm tăng kích thước tổng thể của thiết bị, dẫn đến khó khăn trong việc cầm nắm và sử dụng. Chính vì vậy, các nhà xản xuất đã nghiên cứu một phương thức khác để dọn đi “chướng ngại vật” này.

Hướng đi được các nhà sản xuất theo đuổi chính là việc trang bị màn hình FullView bo cong ở 4 góc, nổi bật như bộ đôi Galaxy S8 và S8 Plus vào năm 2017, đồng thời thay đổi tỉ lệ màn hình từ 16:9 sang 18:9, 19:9,... Tuy nhiên, giải pháp này lại tiếp tục gặp phải vấn đề khi chỉ có thể giải quyết được viền bezel ở hai bên thiết bị, trong khi viền trên và dưới vẫn còn khá dày.

Để khắc phục điểm yếu này, các nhà hãng đã tìm cách loại bỏ nút Home và các phím điều hướng ở cạnh dưới, làm mỏng các viền cạnh bên dưới. Viền dưới đã được tối ưu hơn bằng cách sử dụng các cử chỉ điều hướng, nhưng viền trên vốn chứa camera, loa thoại và các cảm biến đã tạo ra không ít thách thức cho các nhà sản xuất để có thể mang đến trải nghiệm màn hình tràn viền đúng nghĩa. Và hàng loạt giải pháp tràn viền mới đã ra đời!

Camera pop-up - Điểm sáng giữa “rừng” các giải pháp tràn viền

Để làm mỏng viền cạnh trên và dưới của smartphone, các nhà sản xuất đã đưa ra hàng loạt các giải pháp tràn viền, có thể kể tới như “tai thỏ”, “giọt nước”, “nốt ruồi”, màn hình trượt, màn hình kép và camera pop-up. Trong đó, chẳng có thiết kế nào là “mười phân vẹn mười”, mỗi giải pháp đều có ưu và nhược điểm riêng của mình.

Đầu tiên phải nói đến “tai thỏ”, một trong những trào lưu tiên phong cho cuộc đua tràn viền trên smartphone, bắt đầu trở nên rầm rộ nhờ Apple với chiếc iPhone X. Giải pháp này giúp tối ưu diện tích, làm tăng tỉ lệ màn hình trên thân máy, đồng thời vẫn có chỗ để trang bị camera selfie cùng các cảm biến, phục vụ cho tính năng mở khóa khuôn mặt 3D. Tuy nhiên, hạn chế của “tai thỏ” là tính thẩm mỹ chưa cao, chưa tối ưu các ứng dụng, đồng thời trải nghiệm tràn viền vẫn chưa thực sự “đã”.

Tiếp theo đó, các nhà sản xuất bắt đầu thay đổi hình dạng notch, màn hình “giọt nước” cũng từ đó mà ra đời. So với “tai thỏ”, “giọt nước” mang lại tỉ lệ tràn viền cao hơn, cảm giác liền mạch hơn nhưng nhìn chung vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề sự tối ưu của ứng dụng và những bất cập trong việc sử dụng. Đồng thời, khu vực notch chỉ có thể chứa được camera trước, thiếu đi các cảm biến để nhận diện khuôn mặt 3D.

“Nốt ruồi” cũng là một trong những thiết kế được các nhà sản xuất áp dụng nhằm mang lại trải nghiệm tràn viền tốt hơn, do Samsung và Huawei khởi xướng đầu tiên với chiếc Galaxy A8s và Nova 4, sau đó được tiếp tục sử dụng trên những chiếc flagship mới nhất của Samsung, Galaxy S10. Tuy nhiên, thiết kế này vẫn chưa thể trở thành xu hướng vì tính thẩm mỹ cũng như các bất tiện trong việc hiển thị ứng dụng.

Trong khi đó, camera pop-up nổi lên như là một giải pháp tối ưu nhất, có thể giải quyết những vấn đề mà các phương thức khác đang gặp phải. Đầu tiên, nói về trải nghiệm tràn viền, camera pop-up sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn camera, loa thoại và các cảm biến ở mặt trước, giúp mang lại màn hình tràn viền đúng nghĩa và tính thẩm mỹ cao. Bằng chứng là các sản phẩm được trang bị camera pop-up như Vivo NEX hay OPPO Find X là những chiếc smartphone có tỉ lệ tràn viền cao nhất hiện nay.

Tiếp đến, hệ thống camera trượt giải quyết được vấn đề mà “giọt nước” đang mắc phải là thiếu không gian để chứa các cảm biến. Với module pop-up ẩn bên trong thiết bị, giờ đây các nhà sản xuất có thể trang bị camera và cả các cảm biến nhận diện khuôn mặt 3D trên thành phần trượt này, điển hình là chiếc OPPO Find X.

Ngoài ra, thiết kế camera độc đáo này còn có thể giúp tăng chất lượng chụp ảnh. Như thế nào? - Hãy nhìn vào cách thức sáng tạo mà Samsung đang áp dụng trên chiếc Galaxy A80 mới nhất của mình, có thể xoay hệ thống 3 camera sau sang mặt trước khi người dùng cần selfie. Khi đó, các nhà sản xuất chỉ cần tập trung phát triển chất lượng hệ thống máy ảnh mặt sau của mình.

Kết quả hình ảnh cho galaxy a80 gif

Một trong những điểm mà người dùng còn phân vân và hoài nghi trước camera pop-up chính là độ bền. Nhiều người cho rằng vì sử dụng cơ chế trượt nên module này rất dễ bị bám bụi bẩn, đồng thời độ bền cũng không được đảm bảo. Tuy nhiên, hãy yên tâm vì trước khi chính thức ra mắt, các nhà sản xuất đã kiểm tra độ bền sản phẩm một cách kĩ lưỡng.

Theo OPPO, cụm camera trên chiếc Find X trải qua 300.000 trượt lên xuống. Nếu mỗi ngày chúng ta trượt 150 lần, độ bền của thiết bị có thể kéo dài tới 5 năm, hoàn toàn phù hợp với chu kỳ thay thế điện thoại của người dùng. Ngoài ra, thiết bị này sử dụng các cảm biến cho phép phát hiện khi điện thoại ở trạng thái rơi tự do camera có thể thu lại vô trong để bảo vệ. Tương tự, hệ thống camera này trên Vivo NEX cũng như các thiết bị khác đều trải qua các thử nghiệm độ bền khắc nghiệt trước khi tung ra thị trường.

Đối với những lo lắng về việc camera bị bám bụi bẩn, ảnh hưởng đến các thành phần bên trong, biện pháp để giải quyết vấn đề này vẫn là một câu hỏi bị bỏ ngỏ và cần được các hãng smartphone giải quyết trong tương lai. Tuy nhiên, bất kỳ giải pháp nào cũng có những hạn chế riêng, và đây là điều chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Tương lai của tràn viền chỉ có thể là camera pop-up


Việc hàng loạt các nhà sản xuất chạy theo trào lưu camera trượt mở đang báo hiệu cho một tương lai khá rộng mở cho thiết kế này. Khơi mào bởi Vivo, OPPO và tiếp tục được ông lớn Samsung hưởng ứng, xa hơn nữa có thể là OnePlus, đây có thể được xem là thiết kế mà các hãng đang tìm kiếm, một phương thức hoàn hảo nhất hiện nay để tiệm cận tới màn hình tràn viền thực sự.
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Bình luận (0)

sforum facebook group logo