Kích thước container 20 feet, 40ft, 45', 50', 10' tiêu chuẩn


Kích thước container là gì?
Container (hay thường được gọi tắt là cont) là một thùng thép dạng hộp chữ nhật, rỗng bên trong và có cửa đóng kín. Đây là công cụ chuyên dùng để chứa hàng hóa từ hàng khô đến hàng lạnh. Ngày nay, container trở nên cực kỳ thông dụng và có mặt trong hầu hết các chuyến chở hàng hóa đường biển ở nước ta.
Khi đề cập đến kích thước container, chúng ta thường sử dụng đơn vị feet và in (đơn vị quốc tế). Trong khi đó, ở Việt Nam, một số khu vực có thể dùng đơn vị mét (m) để tính toán kích thước thùng.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, 1 feet = 0.3048 mét và 1 in = 0.0254 mét. Để dễ hình dung hơn, bạn có thể xem 1 feet tương ứng với chiều dài một bàn chân và 1 in tương ứng với chiều dài của một đốt ngón tay người lớn.
Bên cạnh đơn vị đo thì có nhiều khái niệm khác mà bạn cần biết về kích thước container, chẳng hạn:
- Kích thước phủ bì: được tính cả độ dày của vỏ cont, là tổng thể của một cont.
- Kích thước lọt lòng thùng cont: là độ rộng phía bên trong của container, không tính độ dày của vỏ cont. Vì vây, khi tính toán thể tích chứa hàng hóa bạn nên dựa vào kích thước lọt thùng để tính được sức chứa.
- Dung tích (hay thể tích): là phần thể tích mà container có thể chứa hàng hóa.
- Tổng tải trọng: là khối lượng của cont rỗng cộng với khối lượng hàng hóa.
- Tải trọng ròng: là khối lượng hàng hóa mà container chứa được.
- Độ mở cửa: là kích thước (cao và rộng) của cửa cont.
Những vấn đề dễ gặp phải khi lựa chọn kích thước thùng container
Khi chọn kích thước cont, bạn nên chú ý đến các vấn đề sau đây:
- Các thông số kích thước container chỉ là tiêu chuẩn để tham khảo. Các nhà sản xuất cont có thể tùy chỉnh kích thước theo quy tắc làm tròn lên/xuống vài cm hoặc vài mét.
- Thông số tải trọng ròng của container là trọng lượng tối đa mà cont chở được. Nhưng trên thực tế, bạn không thể chất hàng hóa vào cont đến ngưỡng này. Để đảm bảo an toàn, một số hãng tàu sẽ có những quy định riêng về tải trọng ròng.
- Các cont cần được xếp cách nhau một khoảng 3 in, tức khoảng 7.6 cm. Quy định này nhằm đảm bảo quá trình bốc dỡ hàng tiện lợi và an toàn hơn.
Cách chọn kích thước container và ứng dụng từng loại
Hiện nay, có nhiều loại cont với kích thước và chức năng khác nhau. Trong đó, kích thước phổ biến nhất là 10 feet, 20 feet, 40 feet, 45 feet và 50 feet.
Tiêu chuẩn container 10 feet.
Container 10 ft là loại nhỏ nhất nhưng không được xếp vào hàng tiêu chuẩn ISO. Ưu điểm của loại này là nhỏ gọn, tính linh động cao và giá thành rẻ. Vì vậy, container 10 feet thường được dùng làm kho mini, nhà vệ sinh công cộng hoặc nhà ở container.
Tiêu chuẩn kích thước container 20 feet ở dạng thường và khô
Container 20 ft thường được dùng để chứa hàng hóa khô ráo và không yêu cầu nhiệt lạnh. Được sử dụng để chở các loại hàng hóa như bột, gạo, vật liệu xây dựng, gỗ, … Tại Việt Nam, Container 20 feet tải trọng tối đa cho phép chở là khoảng 20.32 tấn.
Tiêu chuẩn container20ft ở dạng lạnh (RF)
Loại container 20 ft dạng lạnh sẽ dùng để chuyên chở các loại hàng hóa như hải sản, nông sản tươi, hàng tươi sống, … Loại container này phải đáp ứng điều kiện nhiệt độ phù hợp với từng loại hàng hóa.
Tiêu chuẩnkích thướccontainer20 feet cao (HC - High Cube)
Container 20 feet chủ yếu được dùng ở Châu Âu. Và sau đây là bảng thông số kích thước của nó ở đơn vị feet và in:
Tiêu chuẩn container20 feet hở (OT - Open Top)
Dạng container này thích hợp cho việc bốc dỡ hàng bằng cần cẩu. Khác với loại container thường, loại này không có nóc mà chỉ có bạt che.
Tiêu chuẩn kích thước container20 feet Flat Rack (hở 3 mặt)
Chức năng chính của dạng container này là vận chuyển các mặt hàng quá khổ. Vì vậy, nó sẽ được thiết kế với 3 mặt hở, tức không có mái che và hai vách.
Tiêu chuẩn container40 feet ở dạng thường và khô
Container 40 feet thường và khô thường được dùng để vận chuyển hàng hóa khô ráo. Thông thường, nếu cùng tải trọng hàng hóa, thì container 40 feet được dùng nhiều hơn so với 2 container 20 feet.
Tiêu chuẩn kích thước container40 ft ở dạng lạnh (RF)
Kích thước của container 40 ft lạnh tương tự với loại thường nhưng có kích thước lọt lòng và thể tích thấp hơn. Đó là vì loại container này cần gắn thêm hệ thống làm lạnh để vận chuyển các hàng hóa đặc trưng (thủy hải sản, thực phẩm nông sản).
Tiêu chuẩn container40 feet cao & lạnh (High Cube - RF)
Container 40 ft cao lạnh được dùng để chuyên chở hàng hóa yêu cầu nhiệt độ thấp nhưng số lượng và kích thước lớn. Bên trong thùng được trang bị hệ thống làm lạnh nên kích thước lọt thùng có phần nhỏ hơn.
Tiêu chuẩn kích thước container40 feet hở (OT - Open Top)
Container hở mái (Container Open Top) là loại không có nóc, chỉ có bạt che. Dạng này cũng được dùng để chuyên chở các loại hàng hóa có chiều cao lớn, cồng kềnh. Loại này thích hợp cho các công việc sử dụng cần cẩu để bốc dỡ hàng hóa từ trên cao xuống.
Tiêu chuẩn container40 feet Flat Rack (hở 3 mặt)
Container 40 feet Flat Rack là loại với thiết kế 3 mặt hở (không có nóc và hai vách). Nhờ vào thiết kế mái che, vách 3 mặt hở. Nên thường được sử dụng để chuyên chở được những hàng hóa siêu trọng tải, quá khổ
Tiêu chuẩn kích thước container 45 feet
Container 45 feet lớn được sử dụng để chở được nhiều mặt hàng nặng, cồng kềnh. Nhưng dạng cont này ít được sử dụng trong lĩnh vực logistics Việt Nam.
Tiêu chuẩn container 50 feet
Container 50 feet không được dùng phổ biến như các loại cont nói trên. Kích thước tiêu chuẩn lần lượt là:
- Kích thước phủ bì: Rộng x Dài x Cao = 2.438m x 15.240m x 2.896m
- Kích thước lọt lòng: Rộng x Dài x Cao = 2.348m x 15.040m x 2.690m
Vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ kích thước container là gì. Các khái niệm cần biết khi xác định kích thước và cách chọn cont phù hợp tiêu chuẩn. Nếu những thông tin này hữu ích với bạn, hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nhé. Thường xuyên theo dõi Sforum để cập nhật những tin tức mới nhất.

Bình luận (0)