Lễ hội Dinh Thầy Thím - Di sản văn hoá du lịch quốc gia


Giới thiệu về Lễ hội Dinh Thầy Thím
Lễ hội này là một sự kiện truyền thống đặc sắc tại xã Tân Tiến, thuộc thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam, kết hợp giữa văn hóa tâm linh và lịch sử địa phương. Người dân nơi đây tổ chức lễ hội này như một phần của tín ngưỡng thờ cúng Thầy Thím - hai vợ chồng đạo sỹ đức độ, được nhân dân kính trọng vì lòng nhân ái và những công lao giúp đỡ người nghèo.
Lễ hội không chỉ là dịp để người dân bày tỏ lòng kính trọng đối với Thầy Thím mà còn là cơ hội để tri ân những người đã mở mang vùng đất này. Đền thờ Thầy Thím được xây dựng trong khu rừng dầu Bàu Cái cũng trở thành điểm tụ họp linh thiêng mỗi năm khi lễ hội diễn ra. Hàng năm tại Dinh này, người dân địa phương tổ chức 2 kỳ lễ lớn, đó là lễ Tảo Mộ (mồng 5/1 Âm lịch) và lễ Tế Thu (14/9 - 16/9 Âm lịch).
Ý nghĩa Lễ hội Dinh Thầy Thím
Lễ hội Dinh Thầy Thím là một sự kiện đậm đà bản sắc văn hóa ở thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc và gắn kết cộng đồng. Sự kiện này không chỉ là dịp để tưởng nhớ Thầy Thím mà còn là biểu hiện của khao khát hướng tới một xã hội công bằng và hạnh phúc, đề cao những giá trị đạo đức và nhân cách cao cả. Từ đó, góp phần trong việc giáo dục và truyền đạt truyền thống, nhân cách và lối sống tốt đẹp cho các thế hệ tiếp theo.
Hơn thế nữa, lễ hội này còn là cơ hội để củng cố mối đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng, giúp nâng cao ý thức về cội nguồn dân tộc, giá trị đạo đức và nhân cách sống, tạo ra một nền tảng văn hóa vững chắc cho sự gắn kết và hòa hợp giữa các thành viên trong cộng đồng.
Nếu bạn tham gia vào Lễ hội Dinh Thầy Thím bạn có thể chụp ảnh để lưu giữ kỷ niệm hoặc chia sẻ đến bạn bè và người thân. Để có những bức ảnh ấn tượng nhất, hãy tham khảo một số mẫu máy ảnh phổ biến nhất tại CellphoneS nhé:
[Product_Listing categoryid='1634' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/may-anh.html' title='Danh sách máy ảnh đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
Nguồn gốc Lễ hội Dinh Thầy Thím
Lễ hội này là một sự kiện truyền thống bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian giàu ý nghĩa. Dân gian kể về hai vợ chồng đạo sĩ tài năng và lòng nhân ái, được nhân dân yêu mến vì những công trạng giúp đỡ người nghèo trong cuộc sống. Khi họ qua đời, người dân không biết tên thật của họ, nên đã gọi họ bằng danh xưng thân mật là Thầy và Thím.
Để tưởng nhớ và tri ân những đóng góp của họ, người dân đã xây dựng một dinh thờ ngay tại nơi họ sống - khu rừng dầu Bàu Cái, thuộc thôn Tam Tân, xã Tân Tiến. Quần thể di tích Dinh Thầy Thím bao gồm khu dinh thờ ở rừng Bàu Cái và khu mộ ở rừng Bàu Thông, cách nhau khoảng 3km. Và hàng năm tại Dinh này, người dân địa phương lại tổ chức các nghi lễ để cúng bái và tưởng nhớ Thầy Thím.
Nghi lễ tế trong Lễ hội Dinh Thầy Thím
Khi tham gia vào lễ hội này, bạn sẽ được chứng kiến một chuỗi các sự kiện mang đậm tính truyền thống và tâm linh diễn ra tại thị xã La Gi, Bình Thuận. Cụ thể như sau:
Nghi lễ Nghinh Thần
Bắt đầu vào sáng ngày 14, Nghi lễ Nghinh Thần mở màn với sự xuất hiện của Đoàn lễ trong trang phục lễ phục truyền thống, hành trình từ dinh đến mộ Thầy Thím. Mục đích của nghi lễ này là để thỉnh Thần về dinh và chuẩn bị cho các hoạt động hưởng lễ.
Tại mộ Thầy Thím, Đoàn lễ tiến hành thỉnh các vật phẩm quan trọng như sắc phong, bằng xếp hạng di tích, và kiệu lễ. Nghi thức này của Lễ hội Dinh Thầy Thím thể hiện lòng kính trọng và sự trang nghiêm trong việc thỉnh Thầy Thím trở về dinh.
Nghi lễ Nhập điện
Khi Rước Thầy Thím về đến dinh, Nghi lễ Nhập điện an vị diễn ra, đánh dấu sự trở về của Thần vào Chính điện. Nghi lễ này diễn ra trong không khí trang trọng với âm nhạc và tiếng chiêng, trống vang lên, làm nền cho hành động kính cẩn của vị Chánh bái.
Trước lễ hội, người dân địa phương tổ chức Hội thi làm cộ bánh, một hoạt động thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với Thầy Thím. Đây không chỉ là dịp để tri ân mà còn là cơ hội cho mọi người thể hiện khéo léo và sáng tạo trong việc làm bánh.
Nghi lễ Dâng cộ bánh và lễ vật chay
Sáng ngày 15, Nghi lễ Dâng cộ bánh diễn ra. Các cộ bánh được đặt trang trọng trong Chính điện, sau đó được phát cho người dân và du khách như một phần của lộc từ Thầy Thím.
Nghi lễ Cúng Ngọ tiếp tục với lễ vật chay, thể hiện sự thanh tịnh và kính cẩn đối với thần linh. Đây là khoảnh khắc để mọi người tĩnh tâm và hướng về những giá trị tâm linh.
Nghi lễ Thỉnh sanh và Tế Tiền hiền
Nghi lễ Thỉnh sanh của lễ hội vào sáng ngày 16/9 diễn ra với lễ vật là con heo đực toàn sắc, toàn sinh. Đây là biểu tượng của sự tạ ơn và cầu mong phúc lành từ Thần linh. Nghi lễ Tế Tiền hiền diễn ra sau đó để tôn vinh các vị tiền nhân. Qua nghi lễ này, người dân địa phương thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã có công lao với làng và dân.
Nghi lễ Chánh tế Thần
Cuối cùng, Nghi lễ Chánh tế Thần là điểm nhấn của lễ hội, diễn ra tại Chính điện và nhà Võ ca. Nghi lễ này không chỉ là dịp để tế thần mà còn là lúc để cộng đồng chia sẻ niềm vui và sự hòa thuận. Sau đó, các lễ vật (ngoại trừ heo sống và chén ế mao huyết được giữ lại) sẽ được đem ra ngoài để chế biến và tiếp đãi dân làng trong lễ hội.
Kinh nghiệm đi Lễ hội Dinh Thầy Thím
Nếu bạn có dự định tham gia vào lễ hội này, trước hết, hãy chuẩn bị một số điều sau đây và tham khảo một số kinh nghiệm để chuyến đi suôn sẻ nhé:
Tìm hiểu đường đi: Dinh Thầy Thím tọa lạc ở thôn Tam Tân, xã Tân Tiến, chỉ cách trung tâm La Gi khoảng 12km về hướng Tây Bắc. Nắm được địa điểm rõ ràng sẽ giúp bạn di chuyển nhanh và an toàn hơn.
Thời điểm tham dự lễ hội: Lễ hội được tổ chức hàng năm với hai dịp chính: Lễ Tảo Mộ (5/1 Âm lịch) và Lễ Tế Thu (14-16/9 Âm lịch). Bạn có thể một trong hai dịp này để tham gia lễ hội.Chuẩn bị lễ vật: Khi cúng dường tại Dinh Thầy Thím, điều quan trọng nhất là lòng thành tâm. Tuỳ vào khả năng kinh tế, bạn có thể chuẩn bị các lễ vật như trái cây (ngũ quả), hoa tươi (hoa ly, hoa cúc), bánh kẹo, gạo, muối,… để dâng cúng tại Dinh.
Câu hỏi liên quan
Bên cạnh việc tìm hiểu Lễ hội Dinh Thầy Thím 2023 vào ngày nào, ý nghĩa ra sao, hãy cùng giải đáp một số câu hỏi khác sau đây nhé.
Lễ hội Dinh Thầy Thím diễn ra ở đâu?
Lễ hội diễn ra tại Dinh Thầy Thím - một di tích lịch sử với hơn 140 năm tuổi, nằm trong khu rừng tĩnh lặng ở thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Dinh này tọa lạc tại thôn Tam Tân, xã Tân Tiến, chỉ cách trung tâm La Gi khoảng 12km về hướng Tây Bắc và được bao quanh bởi cảnh quan nền cát trắng và khu rừng dầu.
Lễ hội Dinh Thầy Thím được tổ chức khi nào?
Lễ hội được tổ chức hàng năm với hai sự kiện chính: Lễ Tảo Mộ Thầy Thím và Lễ Tế Thu hay còn gọi là ngày Vía Thầy Thím. Thời gian cụ thể diễn ra lễ hội trong năm 2023 như sau:
- Lễ Tảo Mộ: Mồng 5/1 Âm lịch (22/1/2023 Dương lịch).
- Lễ Tế Thu: 14/9 - 16/9/2023 Âm lịch (28/10 - 30/10/2023 Dương lịch).
Trên đây là thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa của Lễ hội Dinh Thầy Thím cũng như các nghi lễ và lễ hội được tể chức vào ngày nào. Hy vọng bạn nắm thông tin để lên kế hoạch tham gia lễ hội này nhé!

Bình luận (0)