Lễ hội Kỳ Yên - Nét đẹp văn hóa truyền thống Nam Bộ


Giới thiệu về lễ hội Kỳ Yên
Lễ hội Kỳ Yên là một lễ hội lớn trong năm tại các ngôi đình thần tại Nam Bộ. Là ngày lễ tế thần Thành hoàng, một vị thần quan trọng ở khu vực Nam Bộ của Việt Nam. Mỗi năm, các đình làng Nam Bộ sẽ có 2 lệ cúng là: Lễ Thượng điền (lúc thu hoạch xong), lễ Hạ điền (bắt đầu xuống ruộng). Tùy vào mỗi đình làng mà lễ hội Kỳ Yên sẽ được gộp chung với Hạ Điền hoặc Thượng Điền. Tại một số địa phương có thể tổ chức Kỳ Yên thành một lễ hội riêng biệt.
Ý nghĩa lễ hội Kỳ Yên
Lễ hội Kỳ Yên mang đến cho người dân những ý nghĩa như sau:
- Đây là dịp giỗ hội của dân làng tại địa phương. Chủ yếu là cúng thần linh tổ tiên để mong cầu những điều tốt đẹp. Mong muốn một cuộc sống ấm no, xóm làng hưng thịnh, quốc thái dân an,...
- Là dịp để dân làng tại địa phương cùng họp mặt, gắng kết với nhau qua những câu chuyện vui.
- Là dịp để các nghệ nhân thể hiện tài sáng tạo của mình qua các việc như: Trưng hoa tươi, trang trí đỉnh đồng và bình hoa,...
- Là dịp để nông dân giới thiệu những giống cây, giống lúa mới. Chị em có thể trổ tài nấu cơm, gói xôi trong dịp lễ Kỳ Yên.
Nếu được phép, bạn quay lại khung cảnh diễn ra lễ Kỳ Yên. Để nó trở thành một kỉ niệm đáng nhớ được lưu giữ trọn vẹn. Máy ảnh là thiết bị giúp bạn có thể quay chụp khung cảnh lễ rõ nét nhất. Tham khảo một số mẫu máy ảnh chất lượng bên dưới đây bạn nhé:
[Product_Listing categoryid='1634' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/may-anh.html' title='Danh sách máy ảnh đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
Nguồn gốc lễ hội Kỳ Yên
Vậy nguồn gốc lễ hội Kỳ Yên từ đâu? Lễ hội Kỳ Yên đã phong tục thờ cúng thần linh đã có từ rất lâu đời. Ngày xưa, tại một số đền chùa thôn người Việt ở phía Bắc cũng đã xuất hiện lễ tế này. Lúc đó, người dân thường gọi là lễ Tống ôn, lễ Cầu mát. Sau này, khi người Việt di dân vào phía Nam và đối mặt với nhiều hiểm họa, thiên tai. Họ đã làm lễ cúng thần linh để cầu bình an, thuận lợi ở các ngôi đền chùa.
Dần dần thì Nam Bộ xuất hiện lễ hội Kỳ Yên ở các ngôi đình với nhiều phong tục cổ xưa. Thể hiện được nét đặc sắc trong văn hóa, tín ngưỡng Nam Bộ. Trở thành một trong những lễ hội không thể thiếu của người dân địa phương.
Những nghi thức trong lễ hội Kỳ Yên
Hội Kỳ Yên chủ yếu diễn ra trong 3 ngày với khá nhiều nghi thức. Để biết lễ hội Kỳ Yên gồm mấy phần, hãy xem thông tin bên dưới đây nhé.
Nghi thức trong lễ hội Kỳ Yên ngày thứ nhất
Nhìn chung, mỗi địa phương sẽ có sự khác nhau đôi chút về nghi thức nhưng không đáng kể. Dưới đây là những nghi thức trong lễ hội Kỳ Yên ngày thứ nhất.
Lễ rước Tổ hát bội
Vào lúc sáng sớm, sẽ có người bưng một khay gỗ gồm: Trầu, rượu, hương, đèn, tiền lễ. Còn thêm 4 quân hầu cầm bốn món thuộc bộ Lỗ bộ và Ban nhạc lễ. Ra cổng rước Tổ hát bội vào đình và đặt sau hậu trường võ ca.Lễ Thỉnh sắc
Một đám rước với chiêng, trống, cờ, lọng, long đình và đội nhạc lễ, đội lân,... Đến nơi cất giữ sắc thần. Khi đến, một người người sẽ vào tế một tuần hương, ba tuần rượu và đọc văn tế ngắn gọn. Sau đó, mang sắc đặt vào long đình và rước về. Cần cử hành thêm nghi thức an vị khi đến đình. Với một tuần hương, ba tuần rượu và một tuần trà và đặt tráp đựng sắc phong lên bàn thờ.Lễ Nghinh và tụng kinh cầu an
Ở một số đình sẽ đưa kiệu đến những đền miếu trong làng. Tiến hành dâng hương, khấn cung thỉnh mời chư vị thần về đình dự lễ Kỳ Yên. Sau đó, mang lư hương những vị thần lên kiệu rồi đặt ở bàn hương án ngoài đình. Hoặc có thể đặt ở bàn Hội đồng ngoại trong đình. Ngoài ra, còn có nghi thức tụng kinh cầu an để mong chư thần thánh mang đến cho dân làng sự bình an.Lễ Thỉnh sanh
Lễ Thỉnh sanh sẽ có vật tế là một con heo còn sống, cột bốn chân. Nó được đặt trên chiếc ghế ngựa trước bàn thờ Hội đồng ngoại. Khi heo đã bị thọc tiết, viên chánh tế lấy chén sạch hứng máu. Bỏ vào thêm một nhúm lông heo rồi đặt lên bàn hương án.Ngày nay, nhiều địa phương thường chọn cách cúng heo sống rồi mang xuống nhà bếp. Hoặc cúng con heo đã được mổ trước đó để tránh cảnh giết chóc tại đình. Khi lễ kết thúc, heo sẽ được mang đi luộc chín để làm lễ Túc Yết.
Lễ Túc yết
Đây là lễ hương chức ra ra mắt thần trong đình tại địa phương. Thời gian là vào buổi chiều cho đến hết ngày đầu của lễ hội Kỳ Yên. Bạn tế tự với trang phục chỉnh tề theo quy định đứng sắp hàng hai bên võ ca cùng với ban nhạc lễ, lễ sinh và đào thài. Một lễ sinh xướng các nghi thức, các hương chức sẽ thực hiện những nghi thức gồm:- Củ sát tế phẩm
- Tuần hương
- Tuần rượu thứ nhất
- Đọc văn tế chữ Hán
- Tuần rượu thứ hai
- Tuần rượu thứ ba
- Hiến quả phẩm
- Hiến bỉnh
- Tuần trà
- Ẩm phước
- Hóa văn tế
Nghi thức trong lễ hội Kỳ Yên ngày thứ hai, thứ ba
Sau đây là những nghi thức sẽ diễn trong ngày thứ hai, thứ ba của lễ Kỳ Yên. Xem ngay để biết được đó là những nghi thức đặc biệt nào nhé.
Lễ Xây chầu
Lễ Xây chầu được diễn ra ở gian võ ca phía trước chính điện của đình. Người tham dự xếp thành hai hàng từ cửa chính điện trở ra. Các diễn viên hát bội sẽ đứng trên gian võ ca với trống mõ sẵn sàng. Ông chánh bái nhúng cành dương vào tô nước trên ta, vẩy xung quanh và đọc lời cầu:'Nhất sái thiên thanh.
Nhị sái địa linh
Tam sái nhơn trường sanh
Tứ sái quỷ diệt hình'
Sau đó, ông chánh bái đánh ba hồi trống rồi nói 'Ca công tiếp giá'. Trống mõ vang lên, chương trình hát bội của lễ hội bắt đầu.
Hát chầu
Hát chầu chính là hát bội có chức năng chính là cúng thần, góp phần mang đến niềm vui cho dân làng. Thường sẽ diễn ra khoảng 3 hoặc 4 tuồng. Những tuồng thường được đình chọn là: San Hậu (tôn vương), Tiết Nhơn Quý (tôn soái), Phàn Lê Huê (tôn nữ soái),...Lễ Chánh tế
Lễ Chánh diễn ra vào sáng ngày thứ hai hoặc là thứ ba trong lễ hội Kỳ Yên. Nghi thức được diễn ra khá giống với lễ túc yết. Ở lễ chánh tế sẽ xướng câu Tạ thần cúc cung bái. Còn trong lễ túc yết thì sẽ xướng câu Nghinh thần cúc cung bái.Lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền
Mục đích của lễ này là để tế những vị tiền nhân đã có công lập nên làng, đình cùng các anh hùng liệt sĩ. Một số đình tổ chức lễ này sau khi thực hiện lễ chánh tế xong hoặc để sang ngày thứ ba. Điều ấn tượng trong lễ là cử nhạc lễ theo điệu Nhịp Bụa. Tuy nhiên lại hoàn toàn mang hơi Ai.Lễ hồi sắc/nối sắc
Đây là lễ sẽ đưa sắc thần về vị trí cũ, nghi thức khá tương tự như khi thỉnh sắc. Sau khi xong lễ này, những ly hương của chư thần cũng sẽ được đưa về lại nơi thờ phụng trước kia. Nhìn chung, lễ hội Kỳ Yên sẽ tập chung nhiều vào phần lễ để hướng đến cội nguồn.Câu hỏi liên quan
Một vài thông tin quan trọng khác như lễ hội Kỳ Yên tổ chức vào ngày nào, ở đâu, gồm mấy phần. Cùng xem thông tin bên dưới đây biết lễ hội được tổ chức khi nào và ở đâu nhé.
Lễ hội Kỳ Yên được tổ chức vào ngày nào?
Thời gian diễn ra lễ hội còn tùy thuộc vào mỗi địa phương, nhưng thời gian chủ yếu là vào mùa xuân. Cụ thể là vào thời gian từ tháng Giêng cho đến tháng 4 theo âm lịch. Một số địa phương chọn thời gian cuối tháng để tổ chức lễ hội. Một số địa phương thì lại chọn thời gian tổ chức chủ vào rằm của tháng 2 hoặc tháng 3.
Lễ hội Kỳ Yên diễn ra ở đâu?
Lễ hội Kỳ Yên được diễn ra ở những ngôi đình tại khu vực Nam Bộ, Việt Nam. Một số ngôi đình có thể kể đến như: Đình Thoại Ngọc Hầu, đình Tây An, đình Vĩnh Bình, đình Gia Lộc, đình Tân Lộc,... Cứ mỗi khi đến lễ Kỳ Yên, ngôi đình lại trở nên đông đúc với sự tham gia của đông đảo người dân.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ý nghĩa, nguồn gốc và lễ hội Kỳ Yên được tổ chức vào ngày nào, gồm mấy phần. Nếu muốn biết thêm thông tin khác về lễ hội này, hãy để lại bình luận bạn nhé.

Bình luận (0)