Trang chủThủ thuật
Lễ hội Nghinh Ông: Nguồn gốc, ý nghĩa văn hoá làng chài
Lễ hội Nghinh Ông: Nguồn gốc, ý nghĩa văn hoá làng chài

Lễ hội Nghinh Ông: Nguồn gốc, ý nghĩa văn hoá làng chài

Lễ hội Nghinh Ông: Nguồn gốc, ý nghĩa văn hoá làng chài

Trang Hà , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Trang Hà
Ngày đăng: 07/12/2023-Cập nhật: 07/12/2023
gg news
Ý nghĩa lễ hội Nghinh Ông từ lâu đã trở thành một tín ngưỡng và là lễ hội dân gian lâu đời của người dân miền biển. Bài viết này, Sforum sẽ chia sẻ rõ hơn đến bạn về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội cũng như thông tin lễ hội Nghinh Ông diễn ra ở đâu, lúc nào.

Lễ hội Nghinh Ông là gì?

Lễ hội Nghinh Ông là một dịp lễ hội cúng cá Ông vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng của ngư dân từ Quảng Bình đến các tỉnh miền Nam, kể cả Phú Quốc. Đây là dịp lễ hội cầu ngư, câu chúc cho sóng yên, biển lặng, mưa thuận gió hòa, ngư dân may mắn, thu hoạch được nhiều, làm ăn phát đạt. Lễ Nghinh Ông là lễ hội lớn nhất của ngư dân và được xem là biểu tượng của sự hy sinh và lòng tin của người dân ven biển.

Lễ hội Nghinh Ông là gì?

Nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông

Thực tế, niềm tin thờ Cá Ông, cá voi từ lâu đã được lưu truyền vào trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của ngư dân. Tín ngưỡng thờ cá Ông được xuất phát từ quan niệm rằng Cá Ông là người cứu giúp khi họ đánh bắt xa bờ và đối mặt với những thử thách khắc nghiệt như cuồng phong hay giông tố của biển cả.

Theo lịch sử, ngày lễ có nguồn gốc từ truyền thống thờ Cá Ông của người Chăm. Phong tục này đã được nhập vào văn hóa Việt Nam từ rất sớm và thông qua sự giao thoa văn hóa, nó đã trở thành một phần quan trọng của niềm tin không chỉ trong cộng đồng người Việt mà còn trong cộng đồng người Hoa.

Nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông

Theo thời gian, phong tục này đã trở thành một biểu tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam, với ý nghĩa mong muốn biển cả yên bình, gió nhẹ, và ngư dân gặp nhiều điều may mắn, ấm no, hạnh phúc.

Ý nghĩa lễ hội Nghinh Ông

Đây là một tục lệ để người dân vùng biển tưởng nhớ và tôn thờ 'Đức ngài Cá Ông' linh thiêng, một vị thần mà theo quan niệm của người dân địa phương đã luôn che chở và bảo vệ họ mỗi khi họ ra khơi.

Do đó, ý nghĩa lễ hội Nghinh Ông là cầu mong cho sóng yên biển lặng và mưa thuận gió hòa để mỗi chuyến ra khơi đánh bắt xa bờ của ngư dân đều mang lại thành công với những mẻ cá to đầy, trở về đất liền an toàn và thuận lợi, đồng thời mang lại nhiều niềm vui, may mắn, và cuộc sống an lành, hạnh phúc.

Ý nghĩa lễ hội Nghinh Ông

Các nghi thức tế của lễ hội Nghinh Ông

Lễ hội Nghing Ông được diễn ra với rất nhiều nghi thức trang trọng xuyên suốt các ngày diễn ra lễ. Nghi thức sẽ bao gồm phần lễ rước kiệu, phần lễ tế và phần hội. Dưới đây, Sforum sẽ chia sẻ rõ hơn về thông tin của từng lễ.

Lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân

Lễ rước kiệu của Nam Hải Tướng quân đánh dấu bước khởi đầu trong chuỗi các hoạt động lễ hội Nghinh Ông. Nghi thức rước kiệu được tổ chức linh đình và trang trọng, nhằm tái hiện chân dung của Nam Hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển.

Các nghi thức tế của lễ hội Nghinh Ông - Lễ rước kiệu

Trên đường rước, người dân sống ven biển sẽ tổ chức bày lễ vật, nhang khói để nghênh đón. Ngoài ra, hàng trăm ghe đủ kích thước khác nhau được không gian trí hoa, cờ rực rỡ, hội kèn nhạc điệu nồng, tạo thành cuộc diễu hành rước kiệu thuỷ tướng ra biển rước ông.

Đặc biệt, mỗi chiếc ghe đều trang trí hương án và mâm lễ vật, chở theo hàng ngàn người tham dự để hòa mình trong không khí linh thiêng và trang nghiêm.

Khi đoàn rước kiệu quay về bến xuất phát, rước ông về lăng ông Thuỷ Tướng (nếu có tại địa phương). Ngay tại bến, các đội múa lân, sư tử và rồng sẽ đợi sẵn để chào đón ông về lăng.

Phần lễ tế

Thông thường, lễ hội Nghinh Ông bao gồm hai phần chính: Lễ rước và Lễ tế theo truyền thống. Lễ tế được tổ chức trang trọng ngay sau lễ rước, tuân theo các nghi thức truyền thống. Các lễ cầu an, xây dựng chầu đại bội, và biểu diễn hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Phần hội

Trước thời điểm diễn ra lễ hội Nghinh Ông, hàng trăm tàu đánh cá của ngư dân đã được trang trí cờ hoa, được neo đậu dọc theo bến sông. Phần lễ hội bao gồm các nghi thức rước Ông ra biển, với sự tham gia của hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ, cùng với các nghi lễ cúng trang trọng.

Trong những ngày lễ, những ngôi nhà của ngư dân trở thành điểm hội tụ, nơi họ chia sẻ niềm vui, mời thỉnh lẫn nhau, cũng như chào đón khách từ xa đến tham gia cùng.

Các buổi ăn uống, những trò chơi, và những cuộc trò chuyện thân tình diễn ra suốt ngày, tạo nên một không khí lễ hội đậm chất văn hóa, giữ gìn bản sắc thuần phong và mỹ tục sâu sắc của cộng đồng.

Phần hội của Lễ hội Nghinh Ông

Câu hỏi liên quan

Lễ hội là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, từ lâu đã trở thành tín ngưỡng của con dân miền biển. Tuy nhiên, đối với một số người sống xa biển thì có lẽ vẫn chưa rõ về lễ hội này. Vì vậy, dưới đây Sforum cũng thông tin thêm đến bạn một số thông tin về lễ hội Nghinh Ông diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?

Lễ hội Nghinh Ông diễn ra ở đâu?

Đây là một lễ hội cúng cá Ông đặc biệt để ngư dân các tỉnh ven biển Việt Nam, từ Quảng Bình cho đến miền Nam và cả đảo Phú Quốc, nhưng nổi tiếng nhất là ở các địa phương sau:

  • Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh: Lễ hội được tổ chức tại đình thần Cần Giờ, là lễ hội Nghinh Ông lớn nhất ở miền Nam.
  • Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang: Lễ hội được tổ chức tại miếu Ông Nam Hải, là lễ Nghinh Ông lớn nhất ở miền Tây.
  • Cà Mau: Lễ hội được tổ chức tại đình thần Ông Đốc, là lễ hội lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

Lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào thời gian nào?

Theo một số tài liệu, lễ hội được tổ chức vào giữa tháng Ba âm lịch. Tuy nhiên, kể từ năm 1914, cộng đồng ngư dân Cần Giờ đã quyết định dời lễ hội đến giữa tháng Tám, nhằm tối ưu hóa cho việc đánh bắt thủy sản. Lễ hội kéo dài trong khoảng 3 ngày, từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 8 âm lịch, với đa dạng các sự kiện trong cả phần lễ và phần hội.

Lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào thời gian nào?

Lễ hội Nghinh Ông thật sự là một điều đặc biệt tuyệt vời để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng những người đã được chứng kiến. Đối với các ngư dân, lễ cúng cá Ông đã trở thành một phong tục quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Hy vọng qua những thông tin Sforum chia sẻ bạn sẽ hiểu hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội cũng như thông tin lễ hội Nghinh Ông diễn ra ở đâu, lúc nào.


Bạn cũng có thể tham khảo các nội dung trending, các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm đặc biệt trong năm qua các bài viết khác của Sforum dưới đây. Mẹo vặt,Trending
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Tôi là Hà Huyền Trang, chuyên viên Marketing sáng tạo xây dựng ý tưởng. Chịu trách nhiệm chính tạo ra những bài viết phù hợp, thiết thực nhất hữu ích cho người dùng. Với sứ mệnh cải thiện mang đến những giá trị tốt nhất đến với người dùng, tôi và Sforum đang nỗ lực cải tiến và phát triển nội dung được chọn lọc nhất để tạo hành trình trải nghiệm và hướng lối người dùng tới những thông tin bổ ích nhất. Hãy follow tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin và được giải đáp chi tiết tận tình nhé.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo