Top 8 lễ hội Sóc Trăng độc đáo, ấn tượng nhất


Những lễ hội Sóc Trăng được tổ chức không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn góp phần vào sự phát triển du lịch địa phương. Đây là dịp để người dân gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ âm nhạc, múa đến các trò chơi dân gian. Sau đây, Sforum sẽ bật mí các lễ hội ở tỉnh Sóc Trăng nổi tiếng mà bạn nên thử trải nghiệm một lần.
Lễ hội Tết Chôl-Chnăm-Thmây Sóc Trăng
Tết Chôl-Chnăm-Thmây là lễ hội Sóc Trăng quan trọng của người đồng bào Khmer. Đây là dịp để họ bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành và thịnh vượng. Lễ hội này sẽ diễn ra dựa vào lịch riêng của người Khmer theo thời gian không cố định. Ngày ấn định tổ chức được tính dựa trên các thiên văn bói toán và thường rơi vào khoảng tháng 4 dương lịch.

Lễ hội Tết Chôl-Chnăm-Thmây thường kéo dài ba ngày với các hoạt động khác nhau. Ngày đầu tiên, người dân cùng nhau tắm gội, mặc trang phục đẹp và đem lễ vật đến chùa làm lễ rước với quan niệm tiễn đi những chuyện xấu xa của năm cũ. Ngày thứ hai, tiến hành lễ dâng cơm và đắp núi để cầu mong mưa thuận gió hòa. Ngày thứ 3, tổ chức lễ tắm tượng Phật và các vị sư để thể hiện lòng biết ơn đối với đức Phật.
Lễ hội Đua Ghe Ngo
Đây là một sự kiện văn hóa đặc sắc của người đồng bào Khmer ở miền Tây Nam Bộ, thường được tổ chức trong lễ hội Ooc-om-bok (Cúng Trăng). Đua Ghe Ngo là một hoạt động mang tính cầu nguyện, thể hiện ước vọng về một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Người dân tham gia đua ghe với hy vọng thu hoạch được nhiều lúa và trái cây.
Đua Ghe Ngo là một phần quan trọng trong nền văn hóa của người Khmer, giúp bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Năm 2015, lễ hội Sóc Trăng Đua Ghe Ngo - Ooc-om-bok chính thức được xác nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thông thường, các lễ hội sẽ kéo dài nhiều giờ đồng hồ hoặc thậm chí là cả ngày, vì vậy việc có PIN dự phòng rất cần thiết để đảm bảo thiết bị của bạn luôn hoạt động. Từ đó, giúp bạn duy trì kết nối qua điện thoại và có đủ năng lượng để chụp ảnh hoặc quay lại những khoảnh khắc ý nghĩa trong lễ hội. Tham khảo ngay những dòng PIN dự phòng có dung lượng lớn với giá đang giảm cực sốc tại CellphoneS.
[Product_Listing categoryid="122" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/phu-kien/pin-du-phong.html" title="Các sản phẩm Pin dự phòng đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Lễ hội cúng Phước Biển
Cúng Phước Biển là một lễ hội Sóc Trăng nổi tiếng của đồng bào Khmer sống tại xã Vĩnh Châu, tên gọi khác là Chrôi Rum Chếk. Lễ hội được tổ chức nhằm cầu nguyện cho một mùa đánh bắt cá bội thu, bảo vệ an toàn cho ngư dân và tạ ơn biển cả vì nguồn hải sản ban tặng.

Hằng năm, lễ hội sẽ tổ chức xuyên suốt hai ngày 14 và 15/2 âm lịch với nhiều nghi lễ trang trọng bao gồm rước tượng Phật từ chùa Cà Săng, cầu siêu, cầu quốc thái dân an,... Vào đêm thứ hai, nghi lễ an vị Phật sẽ được thực hiện và kết thúc bằng phần hội với những hoạt động dân gian như đẩy xiệp, kéo co, thi văn nghệ,...
Lễ hội Ooc-om-bok
Đây là một trong những lễ hội ở Sóc Trăng được nhiều người chú trọng, bắt nguồn từ đồng bào Khmer, còn có tên gọi khác là Lễ Cúng Trăng. Hằng năm, cứ vào ngày Rằm Khe Ka-đâk (15 tháng 10 âm lịch), người Khmer lại tổ chức lễ hội này để tạ ơn Thần Mặt Trăng vì đã ban cho mùa màng được bội thu.
Trong lễ hội, người dân thường chuẩn bị mâm cúng với các lễ vật như bánh, trái cây, cốm dẹp,... là những nông sản thu được trong mùa vụ và đặt dưới ánh trăng sáng. Khi nghi lễ kết thúc, không khí lễ hội trở nên rộn ràng hơn với những hoạt động ăn uống và trò chuyện.
Lễ hội Thác Côn
Thác Côn cũng là một trong các lễ hội ở Sóc Trăng được gìn giữ bởi đồng bào Khmer với tên gọi khác là lễ Cúng Dừa. Trong nghi thức làm lễ, người dân sẽ sử dụng bình bông làm từ quả dừa để dâng cúng thần linh. Hằng năm, ngày tổ chức sẽ rơi vào 15 tháng 3 âm lịch tại địa điểm ấp An Trạch, tỉnh Sóc Trăng.
Lễ hội Thác Côn không chỉ là dịp để tôn vinh các giá trị văn hóa mà còn là cơ hội để thể hiện lòng biết ơn đối với cội nguồn và tổ tiên. Việc sử dụng trái cây bản địa trong lễ vật không chỉ thể hiện sự kết nối với thiên nhiên mà còn bày tỏ lòng hiếu thảo và tôn kính của người dân đối với tổ tiên.

Lễ hội Nghinh Ông
Nghinh Ông là một trong các lễ hội Sóc Trăng nổi tiếng của người Kinh, được diễn ra hằng năm tại vùng biển Kinh Ba vào ngày 21/3 âm lịch. Ngư dân ở đây quan niệm, Cá Ông là vị thần bảo trợ, giúp họ an toàn trong những chuyến ra khơi và phù hộ cho họ khi gặp khó khăn, đặc biệt là những lúc bão tố. Chính vì thế, khi Cá Ông trôi dạt vào bờ, ngư dân ở đây đã vớt lên chôn cất và lập đền thờ phụng để thể hiện sự tôn trọng và tri ân vị thần của biển cả.
Lễ hội Dâng Bông
Trong các lễ hội ở tỉnh Sóc Trăng, Dâng Bông có khá nhiều tên gọi khác nhau như Dâng y cà sa hoặc Dâng y Kathina. Đây là một lễ hội nổi tiếng của người Khmer, diễn ra từ ngày 15/9 đến ngày 15/10 âm lịch hằng năm với ý nghĩa cầu mong sự yên ấm, bình an và thuận lợi trong công việc.
Trong ngày lễ đầu tiên, người dân mang theo nhang đèn, hoa, tiền bạc, trái cây và áo cà sa dâng lên Đức Phật tại chùa để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn. Tiếp theo, thực hiện nghi thức dâng áo cà sa cho các vị sư sãi để các vị thuyết pháp, từ đó hồi hướng công đức cho bản thân và gia đình. Buổi tối là phần hội để mọi người giao lưu và gắn kết qua các hoạt động vui chơi. Ngày thứ hai, các vị sư sẽ trì tụng kinh để thanh lọc tâm hồn cho mọi người.

Lễ hội Sông Nước Miệt Vườn độc đáo
Một lễ hội Sóc Trăng độc đáo thu hút khách du lịch tham gia không thể không nhắc đến là Sông Nước Miệt Vườn. Lễ hội này tổ chức tại cồn Mỹ Phước vào mùng 4 và mùng 5/5 âm lịch để vinh sức lao động của người nông dân. Đây không chỉ là dịp để thể hiện nét đẹp văn hóa mà còn là cơ hội để quảng bá các sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng miền.
Người dân sẽ bày biện những loại trái cây đặc sản tươi ngon nhất trong lễ hội để giới thiệu đến bạn bè gần xa như bưởi da xanh Kế An, cam sành Ba Trinh,... Ngoài ra, đây cũng là dịp để các thương nhân và nhà vườn từ khắp nơi đến giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và thương mại.
Trên đây đều là những lễ hội Sóc Trăng nổi tiếng và có ý nghĩa lớn với người dân địa phương cũng như văn hóa của dân tộc. Thông qua các hoạt động tham gia, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về truyền thống, lịch sử và giá trị văn hóa của người dân địa phương. Ngoài các lễ hội ở tỉnh Sóc Trăng, Sforum cũng thường xuyên chia sẻ về nét văn hóa truyền thống của nhiều tỉnh thành khác, bạn hãy thường xuyên theo dõi để cập nhật thêm nhé!
- Theo dõi một số bài viết tại chuyên mục: Đi đâu - Ăn gì; S - Travel

Bình luận (0)