Màn hình LTPO iPhone 14 Pro là gì? Nó giúp tiết kiệm pin như thế nào?

Tiz
Ngày đăng: 21/12/2022-Cập nhật: 25/12/2022

Trong vài năm trở lại đây màn hình LTPO OLED thường xuyên được nhắc tới trên các thiết bị cao cấp với hàng loạt ưu điểm nổi bật, trong đó đáng chú ý nhất là tiết kiệm năng lượng. Vậy bản chất màn hình LTPO OLED là gì, nó khác gì với màn hình OLED thông thường?Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về LTPO OLED để hiểu chính xác bản chất của công nghệ này cũng như tại sao nó lại tiết kiệm pin.
Nói một cách dễ hiểu thì lớp phát xạ hữu cơ của màn hình OLED có hàng triệu điểm ảnh hữu cơ tự phát sáng, nhưng để chúng hiển thị nội dung sẽ cần một bảng mạch để kiểm soát hoạt động của từng điểm ảnh riêng lẻ. Thành phần bảng mạch này chính là nơi mà công nghệ LTPO phát huy tác dụng.Bảng mạch OLED được tạo thành từ các bóng bán dẫn màng mỏng (thin-film transistors - TFTs). Về cơ bản thì mỗi bóng bán dẫn cũng gần giống như một transistors trong CPU hay GPU vậy. Các bóng bán dẫn này có hai nhiệm vụ: bật hoặc tắt từng pixel riêng lẻ và điều khiển mức độ sáng.Ngành công nghiệp màn hình đã trải qua nhiều công nghệ để làm TFT như silicon vô định hình (a-Si), silicon đa tinh thể nhiệt độ thấp (LTPS) và oxit kẽm indium gallium (IGZO). Mỗi công nghệ này đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng.
IGZO TFT mang lại hiệu suất năng lượng cao nhưng chúng lại hơi đắt so với màn hình TFT LTPS mà các nhà sản xuất màn hình đã sử dụng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên ưu điểm tiết kiệm năng lượng của IGZO TFT lại rất đáng quan tâm, quan trọng hơn IGZO TFT có khả năng điều khiển các tấm nền OLED ở tốc độ làm mới cực thấp.Mặc dù IGZO TFT khá tuyệt vời, tuy nhiên Apple đã nghiên cứu để tìm ra công nghệ oxit đa tinh thể nhiệt độ thấp (low-temperature polycrystalline oxide - LTPO). Về cơ bản thì LTPO đã kết hợp những ưu điểm của LTPS và IGZO đó là giá thành hợp lý và khả năng điều khiển các tấm nền OLED ở tốc độ làm mới cực thấp.
Kết quả là một màn hình có thể làm mới ở nhiều tốc độ làm mới — từ 1Hz đến 120Hz và tương lai có thể hơn thế nữa. Hiện tại công nghệ LTPO đã đủ phát triển để tạo ra các màn hình có mật độ điểm ảnh cao như LTPS.Vì nhiều bằng sáng chế trong công nghệ LTPO do Apple nắm giữ nên các nhà sản xuất khác ví dụ như Samsung cũng đã phát triển các công nghệ tương tự với hiệu quả giống nhau. Cụ thể công nghệ đang được Samsung áp dụng cho màn hình của mình là HOP - viết tắt của hybrid-oxide và silicon đa tinh thể.
Tuy nhiên nó không thực giảm quá nhiều kiểu như 1Hz thì tiết kiệm hơn 120 lần so với 120Hz, nó chỉ tiết kiệm khoảng 10 - 20%. Nguyên nhân là bởi phần tốn điện nhất trong màn hình vẫn là thành phần phát sáng, trên màn hình LCD là đèn nền, trong màn hình OLED là các điốt hữu cơ, LTPO chỉ giúp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điều khiển bên dưới mà thôi.Nhưng tất nhiên, việc tiết kiệm được 10 - 20% pin cho màn hình cũng rất đáng khen. Đặc biệt là khi 5G ngày càng phổ biến, lượng năng lượng tiết kiệm được của màn hình có thể bù đắp phần nào cho sự tiêu hao năng lượng nhiều hơn của 5G.
Màn hình LTPO OLED là gì?
Trước khi tìm hiểu về LTPO, chúng ta cần tìm hiểu về cách thức hoạt động cũng như cấu tạo của màn hình OLED.Mọi màn hình OLED (hay Super AMOLED của Samsung) đều có 3 lớp cơ bản bao gồm lớp phát xạ hữu cơ - chính là nơi hiển thị nội dung, bề mặt kính bảo vệ phía trên và bảng mạch điều khiển phía dưới.


Màn hình LTPO giúp tiết kiệm năng lượng như thế nào
Đọc đến đây có lẽ bạn đã phần nào hình dung ra được lý do giúp cho màn hình LTPO tiết kiệm năng lượng hơn so với các công nghệ màn hình trước đó. Với màn hình có thể giảm xuống tận 1Hz giúp cho bộ xử lý đỡ phải hoạt động hơn từ đó giúp tiết kiệm năng lượng.
Một vài điện thoại sử dụng màn hình LTPO bạn đọc có thể tìm thấy như iPhone 14 Pro/14 Pro Max, Xiaomi 12 Pro/13 Pro, OPPO Find X5 Pro, OnePlus 10 Pro,...
- Xem thêm bài viết chuyên mụcKhám phá

(0 lượt đánh giá - 5/5)
Bình luận (0)