Trang chủThị trường
Flagship Trung Quốc ngày càng ít xuất hiện ở thị trường Việt Nam, nguyên nhân do đâu?
Flagship Trung Quốc ngày càng ít xuất hiện ở thị trường Việt Nam, nguyên nhân do đâu?

Flagship Trung Quốc ngày càng ít xuất hiện ở thị trường Việt Nam, nguyên nhân do đâu?

Flagship Trung Quốc ngày càng ít xuất hiện ở thị trường Việt Nam, nguyên nhân do đâu?

Nguyễn Charlie, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Nguyễn Charlie
Ngày đăng: 27/06/2023-Cập nhật: 17/08/2023
gg news
Những chiếc flagship Trung Quốc thời điểm hiện tại đang ngày càng trở nên hoàn hảo hơn với thiết kế chắc chắn cùng hoàn thiện cao cấp nhưng lại ngày càng vắng mặt ở thị trường Việt Nam.

Cùng nhìn lại vào cùng thời điểm này của một năm về trước, những thương hiệu như OPPO hay vivo liên tục mang đến luồng gió mới với sự lựa chọn ở phân khúc cao cấp như OPPO Find X6 Pro hay vivo X80 Pro. Thậm chí Xiaomi còn mang đến toàn bộ dòng sản phẩm Xiaomi 12 series chính hãng, ngoại trừ Xiaomi 12 Ultra cao cấp nhất. Vậy trở lại thời điểm hiện tại, liệu có ai có dần nhận ra những chiếc flagship Trung Quốc đã và đang biến mất khỏi thị trường quê nhà của chúng ta không?

Flagship Trung Quốc đang ngày càng biến mất khỏi thị trường Việt Nam

Thị trường smartphone cấp đầu tại Việt Nam nửa đầu năm 2023

Thực ra thì không hẳn là không có bất kỳ chiếc máy nào được bán ra ở thị trường Việt Nam. Xiaomi vẫn mang đến những chiếc Xiaomi 13 series hàng đầu của mình cho các đại lý bán lẻ lớn như CellphoneS. Tuy nhiên, đây cũng là những dòng có mức giá dễ tiếp cận nhất trong thế hệ điện thoại năm nay.

Trong khi đó, những phiên bản cao cấp nhất như Xiaomi 13 Ultra thì lại không xuất hiện và thậm chí chỉ bán ra giới hạn ở một số thị trường. Điều này cho thấy không chỉ Việt Nam mà Xiaomi cũng đang rất dè chừng hạn chế phát hành để tránh nhiều tình trạng rủi ro.

Xiaomi 13 Ultra có bán ra ở thị trường Châu Âu nhưng Việt Nam thì không

Tiếp đến là đại diện có hoạt động sôi nổi nhất ở Việt Nam trong thời gian gần đây là OPPO, điển hình là chiếc OPPO Find X5 Pro với những trang bị hàng đầu, sẵn sàng bán lẻ ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, theo các trang tin và mạng xã hội chia sẻ của người dùng thì chiếc máy này lại không được đón nhận quá nhiều và cho rằng hãng chỉ đang làm thương hiệu.

Đến thế hệ năm nay, OPPO đã ra mắt OPPO Find X6 và OPPO Find X6 Pro nhưng lại không mang về Việt Nam dù cho sản phẩm được đánh giá rất cao và thực sự theo mình cảm nhận là chiếc máy tốt nhất của OPPO từ trước đến nay. Nhưng không chỉ ở Việt Nam đâu, OPPO đã không bán chiếc điện thoại này ở bất kỳ thị trường nào trên thế giới.

OPPO Find X6 Pro thậm chí chỉ bán độc quyền ở thị trường Trung Quốc

Cuối cùng là vivo, thương hiệu này đã rất thành công với thế hệ vivo X80 series, nổi bật với thiết kế camera ấn tượng cũng như tính năng hàng đầu trên thế giới smartphone. Tuy nhiên đến năm nay thì vivo cũng không hề mang đến bất kỳ chiếc điện thoại nào thuộc dòng vivo X90 Pro Plus lại không hề được bán chính hãng ở thị trường Việt Nam.

Điều này còn chưa kể đến các thương hiệu từ lâu đã là hàng nội địa Trung như iQOO và những phiên bản chỉ bán ở Trung Quốc như Realme GT 5 Pro. Chỉ riêng có một nhà sản xuất là OnePlus lại dám bán smartphone cao cấp nhất của mình tại thị trường Việt Nam là OnePlus 11, vì sao lại có câu chuyện này bắt đầu?

vivo X90 Pro Plus với Snapdragon 8 Gen 2 hàng đầu ra mắt vào đầu năm 2023

Nguyên nhân flagship Trung Quốc vắng bóng tại thị trường Việt Nam

Sẽ có rất nhiều lý do để giải thích cho vấn đề flagship Trung Quốc mất tích ở thị trường Việt Nam. Điều này xuất phát từ các yếu tố chủ quan đến yếu tố khách quan mà các hãng đã dè chừng lo ngại và gần như là rút khỏi thị trường cao cấp.

Tiềm thức của người tiêu dùng

Thực ra thì yếu tố này cũng khá khách quan và bắt nguồn từ rất nhiều sự kiện diễn ra trong lịch sử. Đầu tiên có thể kể đến hiềm khích giữa người Việt và người Trung dẫn đến sự lạnh nhạt và ghét bỏ của người dùng với những chiếc điện thoại cao cấp đến từ đất nước Trung Quốc. Lý do này thì không chiếm nhiều trong đại đa số người dùng và chỉ số ý người cảm thấy điều này.

Xiaomi Mi 8 gần nhưng đạo ý tưởng từ iPhone X

Ngoài ra, thì vẫn còn một số lối suy nghĩ khác cũng liên quan đến tiềm thức của người dùng. Khi vào Việt Nam và nổi tiếng, OPPO hay Xiaomi đã thành danh với những chiếc máy giá rẻ cấu hình cao và rất ưa chuộng với các bạn trẻ trong thời gian trước đây. Thậm chí các thương hiệu đến từ Trung Quốc cũng là những sản phẩm đi đầu trong trào lưu sao chép các thiết kế đến từ Apple.

iPhone 14 Pro Max vẫn là chiếc điện thoại mang tính biểu tượng

Chính vì thế khi sản xuất điện thoại cao cấp người tiêu dùng vẫn còn khá bỡ ngỡ và quan ngại về chất lượng của những chiếc điện thoại hàng đầu này. Thậm chí nhiều người tiêu dùng còn cho rằng các thương hiệu điện thoại đến từ Trung Quốc đang bị “ngáo giá” hay chỉ làm thị trường và khoe công nghệ chứ không có ý định bán ra.

Hàng Trung Quốc: Thật giả lẫn lộn

Trong thời gian gần đây thì những smartphone Trung Quốc đã ngày càng tốt hơn và hoàn thiện hơn rất nhiều. Nhưng trong quá khứ, người dùng Việt Nam đã có ảnh hưởng bởi những chiếc điện thoại hàng giả đến từ Trung Quốc. Sử dụng một thời gian thì sinh ra nhiều lỗi thậm chí là hỏng hóc.

iPhone 14 Pro Max Fake xuất hiện trước khi Apple giới thiệu

Vì thế, khi những thương hiệu sản xuất điện thoại hàng đầu đến thị trường Việt Nam. Người tiêu dùng Việt vẫn mang theo quan niệm là đồ Trung Quốc dùng tạm chứ không ngon. Đồ điện tử muốn ngon thì mua đồ Nhật hay đồ Mỹ. Vì thế, sự ác cảm này đã khiến cho những chiếc điện thoại Trung Quốc có giá hàng chục triệu đồng bị bỏ qua đáng tiếc và không nhiều người dùng còn quan tâm đến.

Trung Quốc quá tách biệt so với phần còn lại

Mình sẽ không bàn quá sâu về vấn đề đất nước hay con người ở Trung Quốc nhưng bạn cũng có thể thấy người dùng Trung Quốc có những thói quen sử dụng điện thoại khác xa so với các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì thế các hãng điện thoại Trung Quốc sẽ chỉ tập trung phát triển và tối ưu cho người dùng ở thị trường quê nhà trước tiên.

Bilibili ứng dụng xem phim hàng đầu ở thị trường Trung Quốc thay vì Netflix

Điển hình trong ứng dụng Netflix, các hãng điện thoại Trung Quốc rất ít hãng hỗ trợ tính năng xem HDR hay Dolby Vision và chỉ đang dùng chuẩn SDR như nhiều mẫu máy giá rẻ khác trên thị trường. Đúng vậy, điều này là do thói quen sử dụng của chính người dùng Trung Quốc. Họ chỉ xem phim trên ứng dụng Bilibili hay sử dụng mạng xã hội Weibo. Vậy tại sao các hãng Trung Quốc phải bỏ tiền ra mua chuẩn HDR khi mà lượng người mua nhiều nhất lại không dùng.

Không phải Facebok, Weibo chính là mạng xã hội duy nhất của đất nước tỷ dân

Ngoài ra, các thương hiệu khác như Xiaomi lại quá cẩu thả trong việc phát triển phần mềm dành cho thị trường Quốc Tế. Điển hình là lỗi chậm thông báo thường xuyên diễn ra trên những chiếc điện thoại chính hãng ở Việt Nam. Ngay cả OnePlus 10 Pro mà mình đang sử dụng cũng xuất hiện tình trạng chậm thông báo, thậm chí là đã xem tin nhắn khi mình còn chưa biết.

Trong khi đó, các phần mềm và rom nội địa thì lại hoàn thiện rất cao cấp. Hàng nội địa Trung thì chiếc nào cũng được tối ưu vô cùng mượt mà, xử lý nhanh gọn cũng như có nhiều tính năng hữu ích. Điều này vô tình đã gây ra ác cảm của người dùng và sự hạn chế lựa chọn vì những lỗi vặt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đối thủ cạnh tranh quá mạnh ở thị trường Việt Nam

Ở thị trường Việt Nam thường không có quá nhiều thương hiệu điện thoại nhưng mà 2 “ông lớn” của làng công nghệ thế giới thì quá mạnh và người dùng Việt đã quá quen nên khó có thể cạnh tranh được.

Samsung và Apple vẫn chiếm quá nhiều cảm tình của người dùng Việt

Theo mình được biết, những người dùng trẻ thậm chí họ còn không biết đến những thương hiệu như OnePlus hay vivo và trong tiềm thức họ luôn muốn lựa chọn những chiếc iPhone đắt tiền hơn. Các bạn trẻ cho rằng iPhone ổn định hơn, dễ dùng hơn và điểm đáng tiền nhất là khi ra đường ai cũng biết là bạn đang dùng những chiếc iPhone mới nhất, đẳng cấp nhất.

Trong khi người dùng lớn tuổi thì đã quá quen với các thương hiệu lâu đời như Samsung hay Sony. Chính vì thế khi chỉ còn lựa chọn là Samsung thì họ vẫn sẵn sàng mua những sản phẩm đến từ thương hiệu này vì cho rằng chiếc điện thoại sẽ bền. Còn những hãng Trung Quốc như mình đã nói ở trên, tiềm thức của người dùng đã khẳng định hàng Trung Quốc là “hàng dõm” không đáng lựa chọn.

Giới trẻ luôn lựa chọn iPhone vì thương hiệu

Ngoài ra, các thương hiệu đến từ Trung Quốc lại không có quá nhiều điểm nhấn riêng để người dùng nhớ đến như một sản phẩm cao cấp. Nếu như bạn cầm chiếc điện thoại iPhone hay Samsung, giao diện người dùng và thiết kế đủ để người khác biết họ đang dùng điện thoại của thương hiệu nào nhưng với điện thoại Trung Quốc thì không.

Hàng xách tay giết chết hàng chính hãng

Có một sự thật đã diễn ra trong quá khứ là các phiên bản điện thoại xách tay Hàn Quốc đã từng gây bão và khiến hàng chính hãng khá ế ẩm. Điều này cũng diễn ra với các phiên bản điện thoại đến từ Trung Quốc và đặc biệt là phân khúc flagship.

Hàng xách tay quá phổ biến với mức giá rẻ hơn nhiều lần

Việc hệ điều hành Android quá mở cho phép người dùng có thể cài lại rom hay fix các lỗi hệ thống đơn giản lại vô tình giúp cho hàng xách tay trở nên phổ biến hơn. Người dùng đủ hiểu biết và lựa chọn những chiếc điện thoại đến từ đất nước tỷ dân thì lại muốn mua hàng xách tay để tiết kiếm rất nhiều chi phí cũng như không hề có sự khác biệt nào so với máy chính hãng.

Flagship Trung Quốc liệu có quay trở lại?

Để những chiếc flagship Trung Quốc quay trở lại thị trường Việt Nam thì không hề đơn giản vì còn liên quan đến rất nhiều yếu tố. Nhưng trong thời gian gần đây các thương hiệu Trung lại ngày càng muốn phát triển thương hiệu và liên tục cải tiến hình ảnh của mình trên thị trường thế giới là điều rất đáng nói.

Tài trợ các giải đấu, xuất hiện nhiều hơn trên các đơn vị truyền thông

Chiến dịch này không mới vì OPPO đã từng hợp tác với Sơn Tùng MTP để làm đại sứ thương hiệu của thị trường Việt Nam. Tiếp nối sự thành công đó thìXiaomi hay vivo cũng nhảy vào cuộc đua với những người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn để xây dựng niềm tin thương hiệu.

vivo là nhà tài trợ cho 2 kỳ World Cup gần nhất

Trên thị trường quốc tế, các hãng điện thoại Trung cũng rất tích cực tài trợ cho các giải đấu thể thao hay những sự kiện lớn để tăng giá trị nhận diện hơn. Gần đây nhất có thể kể đến vivo, thương hiệu đã gắn liền với World Cup 2022 trên đất nước Qatar. Từ đó, những thương hiệu Trung liên tục được phủ sóng và người dùng biết đến rộng rãi hơn.

Kết hợp với các thương hiệu hàng đầu khác

Cấu hình phần cứng giờ đây quá bình thường khi so sánh những chiếc điện thoại cao cấp với nhau. Và thậm chí những công nghệ phát triển vượt bậc như sạc nhanh 120W hay màn hình 144Hz cũng không được nhiều người dùng quan tâm. Vậy còn gì để khiến người dùng chú ý đến những chiếc điện thoại ở thị trường Trung Quốc.

Xiaomi và Leica đang trở thành đối tác thân thiết

Đó chính là camera và các hãng sản xuất đang muốn hướng đến trải nghiệm camera phone nhiều hơn. Lối đi này không mới vì trước đó, Huawei đã vươn tầm thế giới cùng với Leica và giờ đây đến Xiaomi tiếp tục hợp tác với thương hiệu hàng đầu trong ngành máy ảnh này.

Thậm chí, khi nhìn toàn cảnh về các thương hiệu đến từ Trung Quốc thì không thương hiệu nào không hợp tác với các hãng máy ảnh hàng đầu. Trong đó, vivo hợp tác với Zeiss, hãng máy ảnh đã làm mưa làm gió với Nokia trong thời gian trước đó. Hay thương hiệu máy ảnh tiền tỷ Hasselblad cũng đang hợp tác với OPPO và OnePlus.

Các hãng Trung Quốc rất sáng tạo

Không phải Apple hay Samsung không dám sáng tạo mà họ không muốn vì đã đạt đến đỉnh cao, tối ưu chi phí và lợi nhuận cũng như hạn chế các rủi ro phát sinh gây ảnh hưởng đến danh tiếng đã được xây dựng.

Còn với các thương hiệu Trung Quốc thì lại khác, họ không có gì để mất nên rất tích cực trong việc sáng tạo. Mang đến nhiều thiết kế mới lạ hơn, nhiều tính năng hơn và cải tiến công nghệ của mình qua từng năm. Điều này thúc đẩy các thương hiệu Trung Quốc dần hoàn thiện sản phẩm của mình và để lại nhiều ấn tượng với người dùng.

Công nghệ vượt trội trên những chiếc điện thoại Trung Quốc, điển hình là sạc nhanh

Trong đó, đua sạc nhanh là câu chuyện vẫn thường được nói đến rất nhiều. Xiaomi có sạc nhanh 120W thì OnePlus đã có sạc nhanh 150W. Hay thậm chí thời gian gần đây khi ra mắt Redmi Note 12 phiên bản sạc nhanh 210W thì OPPO ngay lập tức đáp trả với công nghệ sạc nhanh 240W.

Kết luận

Việc flagship Trung Quốc rút khỏi thị trường Việt Nam không phải là tín hiệu đáng mừng vì thị trường đã không còn cạnh tranh và khiến cho sự bão hòa đang dần lan rộng. Sự ác cảm của người Việt với đồ Trung Quốc hay tiềm thức của người dùng đối với các sản phẩm đến từ đất nước tỷ dân đã khiến cho các thương hiệu hàng đầu này càng mất tích nhiều hơn.

[Product_Listing listid='49744,49745,56784,55613,46356,47591' categoryid=' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/mobile.html' title='Các mẫu smartphone cao cấp từ thương hiệu Trung Quốc đang bán tại CellphoneS']
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Mình tên thật là Khang Nguyễn, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc viết bài công nghệ cùng nghiên cứu những tin tức công nghệ liên quan, những bài viết sau này hy vọng sẽ liên tục đạt được nhiều đề tài hay và view cao nhất.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo