Từ 17.1mm đến 8.9mm, Samsung đã hô biến độ mỏng trên dòng Galaxy Z Fold như thế nào?


Từ 17.1mm chỉ còn 8.9mm, hành trình 7 thế hệ của Galaxy Z Fold là một minh chứng cho nỗ lực không ngừng nghỉ của Samsung trong việc làm chủ công nghệ bản lề.
Mới đây Z Fold7 ra mắt với độ dày chỉ 8.9mm khiến nhiều SamFan và người yêu thích điện thoại gập bất ngờ. Con số này không chỉ là một kỷ lục mới cho riêng Samsung mà còn là kết quả cho nỗ lực dài gần 7 năm của hãng, một cuộc cách mạng về kỹ thuật sản xuất và vật liệu. Để hiểu được thành tựu này, chúng ta cần quay ngược thời gian và nhìn lại từng bước đi, từng thách thức và từng đột phá đã định hình nên dòng điện thoại gập mang tính biểu tượng này.
Galaxy Fold (2019): Khởi đầu táo bạo và những thách thức đầu tiên
Nhớ lại năm 2019, chiếc Galaxy Fold đầu tiên xuất hiện như một tuyên ngôn táo bạo của Samsung, mở ra một chương hoàn toàn mới cho ngành công nghiệp di động. Nó chứng minh rằng một chiếc điện thoại hoàn toàn có thể sở hữu một màn hình lớn mà không phải đánh đổi về kích thước hay trải nghiệm di chuyển cồng kềnh.

Tuy nhiên, sự đột phá này vẫn mang một thiết kế còn khá nhiều điểm yếu. Với độ dày lên tới 17.1 mm khi gập lại và 7.6 mm khi mở, Galaxy Fold cho cảm giác cầm nắm khá cồng kềnh. Cơ chế bản lề thế hệ đầu tiên dù phức tạp nhưng vẫn để lại một khe hở giữa hai nửa màn hình, tạo ra một điểm yếu về cả thẩm mỹ lẫn độ bền. Dù vậy, nó đã hoàn thành sứ mệnh là đặt nền móng và chỉ ra những thách thức cần phải vượt qua của điện thoại gập bấy giờ.
Galaxy Z Fold2 (2020): Bước tiến bản lề đầu tiên và sự ra đời của Flex Mode
Chỉ một năm sau, Samsung đã có câu trả lời đanh thép với Galaxy Z Fold2. Đây là thế hệ chứng kiến một bước tiến vượt bậc về công nghệ bản lề với sự ra đời của "Bản lề Hideaway". Với hơn 60 thành phần cơ khí phức tạp bên trong, cơ chế này không chỉ giúp việc gập mở trở nên mượt mà hơn mà còn mang đến một tính năng thay đổi cuộc chơi: khả năng giữ máy ở nhiều góc độ khác nhau (Flex Mode).

Quan trọng hơn, thiết kế bản lề mới đã giúp giảm độ dày của máy xuống còn 16.8 mm và 6.9mm khi mở. Dù chỉ giảm 0.3mm khi gập nhưng đây là một nỗ lực kỹ thuật khổng lồ, đánh dấu bước đi đầu tiên trong hành trình làm cho thiết bị gập trở nên gọn gàng và tinh tế hơn.
Galaxy Z Fold3 (2021): Hoàn thiện trải nghiệm với kháng nước và bút S Pen
Với Galaxy Z Fold3, Samsung tạm thời không đặt việc giảm độ mỏng làm ưu tiên hàng đầu. Thay vào đó, hãng tập trung vào việc củng cố độ bền và mở rộng tính năng, giải quyết những lo ngại lớn nhất của người dùng về điện thoại gập. Độ dày của máy chỉ giảm nhẹ xuống 16.0 mm và 6.4 mm khi mở.

Tuy nhiên, Z Fold3 lại là thế hệ đầu tiên trên thế giới được trang bị chuẩn kháng nước IPX8, một kỳ tích kỹ thuật trên một thiết bị có quá nhiều bộ phận chuyển động. Hơn nữa, việc hỗ trợ bút S Pen và sử dụng vật liệu Nhôm Armor đã biến Z Fold3 thành một mẫu máy làm việc di động bền bỉ hơn những thế hệ trước khá nhiều.
Galaxy Z Fold4 (2022): Tinh chỉnh cơ cấu, cải thiện trải nghiệm
Hành trình tối ưu hóa lần lượt từng điểm còn thiếu tiếp tục với Galaxy Z Fold4. Lần này, Samsung tập trung vào việc cải tiến cấu trúc bên trong bản lề. Hãng đã thay đổi cơ cấu từ dạng bánh răng phức tạp sang chuyển động tuyến tính, một giải pháp giúp giảm bớt các chi tiết cơ khí trong bản lề.

Sự thay đổi trên đã giúp giảm độ dày máy xuống còn 15.8 mm và 6.3mm khi mở. Quan trọng hơn là làm cho thiết bị nhẹ hơn đáng kể. Đây là một bước tinh chỉnh quan trọng, giúp cải thiện trải nghiệm cầm nắm và sử dụng hàng ngày của người dùng.
Galaxy Z Fold5 (2023): Cuộc cách mạng mang tên "Bản lề Flex"
Sau bốn thế hệ vật lộn với khe hở khi gập màn hình, năm 2023 là thời khắc mà Samsung đưa ra lời giải với Galaxy Z Fold5 và "Bản lề Flex". Bằng cách cho phép màn hình mềm dẻo uốn theo hình giọt nước, bản lề này đã giúp hai nửa màn hình có thể áp sát vào nhau hoàn toàn khi gập, loại bỏ khe hở vốn tồn tại từ Galaxy Z Fold thế hệ đầu tiên.

Cú nhảy vọt về thiết kế này đã giúp máy đạt độ mỏng kỷ lục 13.4 mm khi gập và 6.4mm khi mở, đưa dòng Fold từ thế hệ này trở nên mỏng nhẹ hơn.
Galaxy Z Fold6 (2024): Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
Nối tiếp thành công của Galaxy Z Fold5 và "Bản lề Flex", Z Fold6 không trực tiếp tạo ra một cuộc cách mạng mới mà tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Cấu trúc bản lề được cải tiến với thiết kế ray kép đối xứng, không chỉ giúp máy gập phẳng hoàn toàn mà còn tăng cường độ cứng cáp khi mở ở các góc độ khác nhau. Mỗi chi tiết nhỏ đều được tính toán lại để tiếp tục rút gọn độ dày xuống còn 12.1 mm khi gập và 5.6mm khi mở, đưa Z Fold6 trở thành một trong những chiếc điện thoại gập mỏng và cân bằng nhất tại thời điểm mà nó ra mắt.
Galaxy Z Fold7 (2025): Thiết lập một tiêu chuẩn mới về độ mỏng
Cuối cùng, Galaxy Z Fold7 đã thiết lập một tiêu chuẩn mới về độ mỏng với chỉ 8.9mm khi gập và 4.2mm khi mở, trở thành mẫu điện thoại gập mỏng nhất của Samsung từ trước đến nay và xóa nhòa ranh giới với các smartphone dạng thanh truyền thống (thậm chí còn mỏng hơn một smartphone dạng thanh). Thành tựu này đến từ cấu trúc bản lề hoàn toàn mới có tên "Armor FlexHinge", một cơ chế kết hợp vật liệu siêu nhẹ, siêu bền cùng thiết kế cơ khí được tối ưu hóa.

Độ mỏng vượt trội này cho phép Samsung tích hợp màn hình phụ lên tới 6.5 inch và màn hình chính 8.0 inch mà không làm tăng kích thước tổng thể, mang lại một không gian hiển thị lớn trong một thiết kế nhỏ gọn.
Bảng so sánh kích thước độ dày của 7 thế hệ Samsung Galaxy Z Fold
Dưới đây là Bảng so sánh kích thước độ dày khi gập, mở của 7 thế hệ Samsung Galaxy Z Fold:
Thế hệ | Độ dày khi gập (mm) |
Độ dày khi mở (mm) |
Galaxy Fold (2019) | 17.1 | 7.6 |
Galaxy Z Fold2 (2020) | 16.8 | 6.9 |
Galaxy Z Fold3 (2021) | 16.0 | 6.4 |
Galaxy Z Fold4 (2022) | 15.8 | 6.3 |
Galaxy Z Fold5 (2023) | 13.4 | 6.1 |
Galaxy Z Fold6 (2024) | 12.1 | 5.6 |
Galaxy Z Fold7 (2025) | 8.9 | 4.2 |
Nhìn lại chặng đường 7 thế hệ, từ một Galaxy Fold dày 17.1mm đến một Galaxy Z Fold7 chỉ còn 8.9mm, có thể thấy công nghệ bản lề chính là chìa khóa then chốt trong cuộc cách mạng thiết kế của Samsung. Hành trình này không chỉ là một cuộc chạy đua về thông số. Nó là minh chứng cho một chiến lược dài hạn, nơi mà mỗi cải tiến đều hướng đến một mục tiêu duy nhất: biến điện thoại gập từ một sản phẩm của tương lai trở nên hoàn thiện, tiện dụng và gần gũi hơn với tất cả mọi người ngay trong hiện tại.

Xem thêm:
- Samsung Galaxy Z Fold 7 có bút không? Sự thật cần biết trước khi mua
- Samsung Galaxy Z Fold 7 có bao nhiêu phiên bản? Hé lộ cấu hình RAM khủng
- Samsung Galaxy Z Fold 7 có bao nhiêu màu, màu nào đẹp nhất?
Mời bạn đọc tham khảo chương trình đặt trước Galaxy Z Fold7 và Galaxy Z Flip7 ngay dưới đây!
[Product_Info id='99770']
[Product_Info id='99769']

Bình luận (0)