Trang chủThị trường
Những chất liệu từng gây tiếng vang trong làng smartphone trước Titan trên iPhone 15 Pro
Những chất liệu từng gây tiếng vang trong làng smartphone trước Titan trên iPhone 15 Pro

Những chất liệu từng gây tiếng vang trong làng smartphone trước Titan trên iPhone 15 Pro

Những chất liệu từng gây tiếng vang trong làng smartphone trước Titan trên iPhone 15 Pro

Nguyễn Charlie
Ngày đăng: 20/09/2023-Cập nhật: 20/09/2023
gg news

Gần đây, iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max đã xuất hiện với lớp vỏ Titan khiến cho cộng đồng người dùng không khỏi tò mò nhưng cũng không ít nghi ngờ về độ bền thực sự của chất liệu mới này.

Cả iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max đều là hai mẫu điện thoại thông minh cao cấp của Apple, vừa được ra mắt trong ít ngày vừa qua. Đây là những chiếc điện thoại đầu tiên của Apple sử dụng chất liệu Titan làm khung vỏ, thay cho thép không gỉ như những thế hệ trước đó. Chất liệu Titan đã mang lại cho iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max những ưu điểm và đặc trưng riêng biệt, khiến chúng trở thành những sản phẩm nổi bật hàng đầu trên thị trường.

Trước khi Titan trên dòng iPhone 15 Pro xuất hiện, các nhà sản xuất đã dùng rất nhiều các chất liệu khác nhau để liên tục thay đổi và thử nghiệm chất liệu tốt nhất trên các thiết bị của hãng. Trong số đó, không ít chất liệu đã từng gây được tiếng vang và thu hút sự chú ý của giới công nghệ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những chất liệu từng xuất hiện trên smartphone và phân tích xem Titan của iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max sẽ có ưu nhược điểm và sự khác biệt thế nào so với các chất liệu khác.

Khung Titan trên iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max đem lại nhiều hứng thú nhưng cũng không ít nghi ngờ. Ảnh Duy Luân

Nhựa là vô đối của thế kỷ và thập kỷ trước

Trước khi bắt đầu kỷ nguyên kim loại, các loại nhựa được chế tạo từ dầu hỏa chiếm vị trí độc tôn trong thế giới điện thoại thông minh. Đầu tiên có thể kể đến dòng nhựa Bakelite, dòng nhựa được dùng để chế tác các sản phẩm điện thoại quay số thời xưa.

Tiếp tục chuyển mình qua những chiếc điện thoại số nhỏ gọn hơn với nhựa ABS khẳng định khả năng siêu bền chắc của mình. Đỉnh cao của dòng nhựa này phải nhắc đến Nokia với hàng loạt sản phẩm đình đám như 'đập đá' Nokia 3310i huyền thoại hay Nokia 5800 Xpressmusic.

Nokia 3310 được mệnh danh là chiếc điện thoại siêu bền với nhựa ABS

Ngoài ra, Nokia cũng chính là thương hiệu tiên phong và sáng tạo gần như mạnh mẽ nhất trong thập kỷ 10 của thế kỷ 21. Những sản phẩm của Nokia liên tục cho ra mắt hàng loạt các chất liệu và phong cách khác nhau khiến nhiều đổi thủ phải học hỏi để có thể phát triển cho kịp thời đại. Đặc biệt trong số đó là sự ra đời của nhựa Poly thế hệ đầu tiên thay thế cho nhựa ABS với nhiều nhược điểm như giòn hay dễ vỡ. Chiếc điện thoại đầu tiên được dùng nhựa Poly ra đời khá sớm vào khoảng năm 1992 với tên gọi Nokia 1110i.

Nokia 1110i sở hữu loại nhựa Poly gần như sớm nhất trên thị trường smartphone

Mãi đến năm 2011, trở lại với thế hệ điện thoại thông minh tiếp theo, Nokia lại tiếp tục dẫn đầu xu hướng chuyển sang chất liệu nhựa Poly trên màn hình cảm ứng với Nokia Lumia 800. Chiếc điện thoại được khởi chạy trên hệ điều hành Windows Phone 7.5 Mango với điểm nhấn là có rất nhiều màu sắc và tươi sáng.

Thời điểm này Nokia vẫn chiếm được rất nhiều cảm tình đến từ người dùng và các hãng ngay lập tức chuyển theo trào lưu nhựa Poly chất lượng cao trên smartphone như Galaxy S2, Galaxy S3 hay LG G2 được ra mắt cùng thời điểm.

Nokia Lumia 800, dòng điện thoại đẳng cấp nhất và màu sắc nhất tại thời điểm ra mắt

Nhìn lại iPhone 4 và iPhone 4s: Chất liệu kim loại “dẹp loạn” nhựa Poly

Bộ đôi iPhone 4 và iPhone 4s là hai mẫu điện thoại thông minh của Apple, được ra mắt vào năm 2010 và 2011. Đây là những chiếc điện thoại đầu tiên của Apple sử dụng chất liệu kim loại làm khung vỏ, thay cho nhựa ABS như các dòng trước đó. Từ đó đã giúp 2 sản phẩm này trở thành tiêu chuẩn cao cấp của các sản phẩm sau này.

Theo các nguồn tin, chất liệu kim loại được sử dụng cho khung vỏ của iPhone 4 và iPhone 4s là thép không gỉ hoặc hợp kim thép không gỉ. Đây là một loại kim loại có tính chất cứng, bền, chống gỉ sét và chịu được nhiệt độ cao. Chất liệu này cũng có độ bóng cao, tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp cho thiết kế của điện thoại.

iPhone 4 đã cho thấy sức mạnh của chất liệu cấu thành điện thoại

Điểm nhấn của iPhone 4 và iPhone 4s chính là thiết kế vượt thời gian so với các sản phẩm được ra mắt thời điểm bấy giờ. Cả 2 được thiết kế theo phong cách rất công nghiệp, với các cạnh vuông vắn và các chi tiết tinh xảo. Khung vỏ này không chỉ đóng vai trò bảo vệ máy, mà còn là một phần của hệ thống anten của điện thoại. Cụ thể, khung vỏ được chia thành bốn phần, mỗi phần là một anten riêng biệt, hỗ trợ cho các kết nối như Wi-Fi, Bluetooth, GSM hoặc CDMA.

Tuy nhiên, chất liệu kim loại cũng gây ra một số vấn đề cho iPhone 4 và iPhone 4s. Một trong số đó là hiện tượng suy giảm tín hiệu khi người dùng cầm điện thoại theo một cách nhất định, làm ngắt quãng liên lạc giữa các anten. Apple đã gọi đây là 'vấn đề tiếp xúc' (antenna-gate) và khuyên người dùng nên sử dụng ốp lưng hoặc cầm điện thoại theo cách khác để tránh hiện tượng này.

Mặc dù gặp không ít

Tuy có nhiều 'phốt' liên quan đến iPhone 4 và iPhone 4s vào thời điểm ra mắt nhưng dù sao bộ đôi vẫn cho cả thế giới thấy được tầm quan trọng của chất liệu cấu thành lên chiếc điện thoại hàng đầu vào thời điểm đó. Sự chắc chắn, sang trọng và bóng bẩy của khung viền đã vô hình biến chiếc điện thoại hàng đầu của hãng trở nên nổi bật và được đặt trên một bậc so với các dòng điện thoại khác chỉ sử dụng nhựa.

Tiêu chuẩn này đã được chứng minh mạnh mẽ hơn khi Sony, hãng điện thoại chạy hệ điều hành Android đầu tiên chuẩn sang thiết kế Unibody với Xperia Z đầu tiên. Tiếp sau đó, lần lượt là LG với LG G6, Samsung với thế hệ Galaxy S6 series và các hãng điện thoại Trung Quốc cũng học tập thiết kế khung viền kim loại với 2 mặt kính trước sau làm tiêu chuẩn.

Galaxy S4 thời điểm đó nhận không ít chỉ trích do vỏ nhựa ọp ẹp, rẻ tiền

Trước khi chạy theo trào lưu kim loại, các điện thoại Android lúc đó như Galaxy S4 hay LG G2 với chất liệu nhựa ABS cũng có vài ưu điểm khá thú vị. Đặc biệt nhất là trọng lượng nhẹ, dễ tạo hình và có nhiều màu sắc. Tuy nhiên, những chất liệu này cũng có nhược điểm là dễ bị vỡ, trầy xước, bám bẩn hay phai màu.

Ngoài ra, việc thay thế được pin dễ dàng và nắp lưng tháo rời cũng là ưu điểm rất lớn trước khi các hãng thay thế chúng bằng lớp kính và thiết kế nguyên khối. Tất nhiên rồi, bao giờ thay đổi cũng có 2 mặt nhưng với kim loại và kính đã thúc đẩy công nghệ rất nhiều, điển hình là pin và biến điện thoại không chỉ còn công cụ mà là món trang sức đắt tiền.

Các chất liệu đặc biệt từng xuất hiện trên điện thoại

Ngoài nhựa và kim loại, có rất nhiều chất liệu đặc biệt từng xuất hiện trên điện thoại như sợi kevlar hay gốm. Nhưng trong bài viết này mình chỉ đề cập đến chất liệu gốm là phổ biến nhất vì đã từng có rất nhiều hãng sản xuất sử dụng và được nhiều người dùng quan tâm.

Galaxy S10 Ceramic White là một trong những sản phẩm tiên phong cho trào lưu dùng gốm

Gốm là một loại vật liệu có nhiều ưu điểm như cứng, bền, chống trầy xước và chịu nhiệt. Gốm cũng có độ bóng cao, tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp cho các sản phẩm sử dụng nó. Trong lĩnh vực điện thoại, gốm đã được sử dụng làm vỏ cho một số mẫu điện thoại cao cấp như Mi Mix 2 hay Galaxy S10 Ceramic White. Tuy nhiên, gốm cũng có một số hạn chế khiến nó chưa phổ biến trên thị trường.

Gốm có độ cứng chỉ thấp hơn kim cương và sapphire, hai loại vật liệu được coi là cứng nhất trên thế giới. Điều này có nghĩa là chỉ có kim cương và sapphire mới có thể làm xước gốm, còn các vật liệu khác như kính, kim loại hay nhựa đều không thể. Đây là một lợi thế lớn cho gốm khi sử dụng làm vỏ điện thoại, bởi nó giúp bảo vệ điện thoại khỏi các tác động bên ngoài.

Bên cạnh đó, gốm còn sở hữu khả năng chống ăn mòn tốt hơn hầu hết các vật liệu khác. Gốm không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nước, oxy, axit hay bazơ. Điều này giúp gốm duy trì được độ bền và độ bóng lâu dài, không bị phai màu hay oxi hóa như kim loại hay kính.

Gốm cho độ cứng và độ bền cực kỳ cao trên OPPO Find X5 Pro

Ngoài ra, gốm cũng sở hữu khả năng chịu nhiệt cao hơn kính và kim loại. Gốm có thể chịu được nhiệt độ lên tới 2000 độ C mà không bị biến dạng hay tan chảy. Điều này giúp gốm không bị ảnh hưởng bởi các nguồn nhiệt như ánh nắng mặt trời hay sạc pin.

Cuối cùng, gôm cung cấp khả năng tương thích với sạc không dây nhờ vào tính chất dẫn điện tốt, cho phép sóng điện từ trường đi qua để sạc pin cho điện thoại. Điều này giúp gốm tương thích với các loại sạc không dây phổ biến trên thị trường, mang lại sự tiện lợi cho người dùng.

Khả năng chống trầy xước của gốm cũng rất đặc biệt

Song song với ưu điểm vốn có, gốm còn sở hữu vài nhược điểm lớn, đặc biệt là một loại vật liệu không có sẵn và cần phải đặt hàng trước mới có thể mua được. Quá trình sản xuất gốm cũng khá phức tạp và tốn kém, yêu cầu nhiều công đoạn như ép, nung, gia công và phủ lớp hoàn thiện. Do đó, gốm có giá thành cao hơn nhiều so với các vật liệu khác. Ví dụ, chiếc Apple Watch vỏ nhôm có giá là 370 đô la (khoảng 8.9 triệu đồng), trong khi đó phiên bản vỏ gốm có giá lên đến 1250 đô la (khoảng 30.3 triệu đồng).

Gốm cũng có một nhược điểm là khó tạo hình và chỉ có một số kiểu dáng cơ bản. Gốm không thể uốn cong hay gập như kính hay kim loại, mà chỉ có thể ép theo khuôn. Điều này hạn chế sự sáng tạo và đa dạng của các nhà thiết kế khi sử dụng gốm làm vỏ điện thoại. Mặc dù gốm rất cứng và chống trầy xước, nhưng nó lại có khả năng chịu lực kém hơn kính và kim loại. Gốm dễ bị vỡ khi bị rơi hay va đập mạnh, và không thể dán lại được như kính. Điều này khiến gốm trở thành một loại vật liệu không an toàn cho điện thoại.

Nhưng gốm có khá nhiều ưu điểm nên đã ra mắt khá lâu vẫn chưa được trọng dụng

Titan trên iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max có gì đặc biệt?

Trước khi chuyển mình sang chất liệu Titan đắt tiền, Apple từng có nhiều năm phát triển dòng sản phẩm cao cấp của mình với chất liệu thép không gỉ. Một chất liệu kim loại cao cấp khác nhưng lại rất ít sử dụng trên những dòng điện thoại vì còn khá mới mẻ chính là thép không gỉ. Thế hệ chất liệu này mang lại cho những chiếc điện thoại độ cứng rất cao với khả năng chống chịu va đập tốt hơn nhiều so với nhôm thông thường hoặc nhựa.

Ngoài ra, chất liệu thép không gỉ về cơ bản mang lại độ bóng sáng đẹp mắt và sang trọng so với nhôm có phần hơi sần sùi cần phủ thêm một lớp mới hơn. Nhưng lại có điểm trừ lớn trên vật liệu này là lại bị khá nhiều vết xước dăm dù cho bạn có bảo quản kỹ lưỡng ra sao. Những chiếc điện thoại điển hình cho chất liệu này có thể kể đến những chiếc flagship của Apple như iPhone Xs Max trở về sau thuộc dòng Pro. Đỉnh cao nhất của dòng vật liệu đắt đỏ này là iPhone 14 Pro Max vừa tròn 1 năm tuổi khi Apple ra mắt iPhone 15 series trong ít ngày vừa qua.

Thép không gỉ xuất hiện lại trên iPhone 12 Pro Max sau thời gian dài xa cách

Đây không phải là lần đầu tiên, chất liệu Titan được sử dụng để cấu thành khung vỏ của điện thoại. Chất liệu này từng được sử dụng trong các chiếc điện thoại đặc biệt trên thị trường điển hình có thể kể đến Vertu Signature Touch for Bentley hay Nokia 8800 Sirocco Edition.

Theo các nguồn tin, chất liệu Titan được sử dụng cho khung vỏ của iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max là Titan cấp 5 (Titan Grade 5), còn được gọi là Ti-6Al-4V. Đây là một loại hợp kim gồm gần 90% Titan, 6% nhôm, 4% vanadi, 0.25% sắt và 0.2% ferit. Chất liệu này có tính chất cực kỳ bền, nhẹ và chống ăn mòn. Ngoài ra, Titan còn sở hữu độ bóng cao, tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp cho thiết kế của điện thoại.

Titan 5 là vật liệu cấu thành nên iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max

Titan có độ bền kéo cao hơn thép không gỉ khoảng 30%, trong khi trọng lượng lại nhẹ hơn khoảng 40%. Điều này có nghĩa là Titan có tỷ lệ giữa độ bền và trọng lượng cao nhất trong các loại kim loại hiện nay. Từ đó, giúp cho Titan có khả năng chịu được va đập, uốn cong hay biến dạng mà không bị gãy hoặc nứt.

Cùng với đó, Titan còn cung cấp khả năng chống ăn mòn tốt hơn hầu hết các kim loại khác. Titan không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nước, oxy, axit hay bazơ. Điều này giúp Titan duy trì được độ bền và độ bóng lâu dài, không bị phai màu hay oxi hóa như thép không gỉ.

Điểm mạnh của Titan còn thể hiện qua khả năng chịu nhiệt cao hơn thép không gỉ. Titan có thể chịu được nhiệt độ lên tới 600 độ C mà không bị biến dạng hay tan chảy. Mặc dù vẫn thấp hơn đáng kể so với gốm nhưng Titan đã cho thấy khả năng tuyệt vời của mình so với các kim loại thông thường khác.

Titan đã giúp cho iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max nhẹ hơn cũng như cứng cáp hơn. Ảnh: Duy Luân

Titan là một loại kim loại hiếm và khó khai thác, do đó có giá thành cao hơn nhiều so với các kim loại khác. Quá trình sản xuất Titan cũng khá phức tạp và tốn kém, yêu cầu nhiều công đoạn như luyện kim, gia công và phủ lớp hoàn thiện. Chính vì thế, Titan là một chất liệu xa xỉ và chỉ được sử dụng cho các sản phẩm cao cấp.

Titan cũng có một nhược điểm là khó tạo hình và chỉ có một số kiểu dáng cơ bản. Titan không thể uốn cong hay gập như thép không gỉ hay nhôm, mà chỉ có thể ép theo khuôn. Chính vì yếu tố này mà lớp vỏ Titan của iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max chỉ là lớp phủ với chất kết dính cực kỳ bền giữa vỏ Titan và nhôm nền.

Dù bền và cứng nhưng iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max lại kém đàn hồi và dễ để lại dấu vết va chạm vĩnh viễn

Apple không phải hãng đầu tiên dùng Titan làm khung vỏ điện thoại

Như đã nói ở đề mục phía trên, Apple không phải là công ty duy nhất sử dụng Titan cho điện thoại. Trước đó, đã có một số hãng khác đã từng dùng chất liệu này cho các sản phẩm của mình. Mình sẽ điểm danh vài cái tên hấp dẫn nhất ở bên dưới mời các bạn cùng tham khảo.

Đầu tiên là một chiếc điện thoại siêu sang do Vertu, một công ty chuyên sản xuất các thiết bị di động xa xỉ, hợp tác với Bentley, một thương hiệu xe hơi danh tiếng, ra mắt vào năm 2015. Chiếc điện thoại này có khung vỏ được làm bằng Titan cấp 5, mang lại sự chắc chắn và sang trọng. Mặt sau của chiếc điện thoại này được bọc da thuộc cao cấp, có logo Bentley khắc bằng laser. Sản phẩm cũng được trang bị một số tính năng đặc biệt như dịch vụ hỗ trợ cá nhân Vertu Concierge, ứng dụng Vertu Life và Vertu Certainty.

Vertu Signature Touch for Bentley biểu tượng thời trang cho vật liệu titan

Ngoài ra, dòng điện thoại thanh lịch trứ danh do Nokia, một công ty phần cứng và phần mềm viễn thông hàng đầu thế giới, ra mắt vào năm 2006. Chiếc điện thoại này có khung vỏ được làm bằng Titan chống xước, mang lại sự bền bỉ và tinh tế. Mặt kính của chiếc điện thoại được làm bằng kính sapphire chống trầy xước. Chiếc điện thoại này cũng có thiết kế trượt độc đáo, âm thanh stereo và camera 2MP.

Dòng điện thoại thanh lịch Nokia 8800 Sirocco Edition vẫn còn được nhiều người dùng tìm kiếm ở thời điểm hiện tại

Một dòng điện thoại huyền thoại không kém Nokia 8800 do HTC, một công ty sản xuất thiết bị di động và máy tính bảng của Đài Loan, ra mắt vào năm 2015. Dòng sản phẩm này có khung vỏ được làm bằng hợp kim nhôm-Titan, mang lại sự nhẹ nhàng và cứng cáp. Mặt sau của chiếc điện thoại này được phủ lớp hoàn thiện bằng nhôm màu xám hoặc vàng. Cấu hình của thiết bị cũng đạt đỉnh ở thời điểm ra mắt với màn hình 5inch Full HD, chip Snapdragon 810 và camera 20MP.

Khung vỏ titan và nhôm được đánh giá cao về hoàn thiện của HTC One M9 vào những năm 2015

Tóm lại

Rõ ràng, chất liệu Titan trên iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max không phải quá mới mẻ vì đã có nhiều hãng sử dụng cho những sản phẩm của họ. Tuy nhiên, sau khi Apple sử dụng chất liệu này, chắc chắn những hãng smartphone hàng đầu khác cũng không thể bỏ qua trào lưu này. Nhờ Apple, chất liệu Titan như được tái sinh, xuất hiện nhiều hơn trên các thiết bị di độgn và cho thấy tiềm năng rất lớn.

Khung vỏ của iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max không chỉ được hoàn thiện từ Titan mà còn có lớp nền bằng nhôm nguyên khối. Cả 2 được liên kết với nhau thông qua lớp kết dính chân không cực kỳ chắc chắn. Hiện chưa rõ về độ bền thực sự của bộ đôi này nhưng hy vọng cùng với Titan, trong tương lai sắp tới các nhà sản xuất sẽ phát triển thêm các chất liệu khác để điện thoại di động ngày càng nhẹ hơn, đảm bảo độ bền và thẩm mỹ tốt hơn hiện tại.

Xem thêm:

[cpsSubscriber id='43150']


[cpsSubscriber id='43151']

Mình tên thật là Khang Nguyễn, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc viết bài công nghệ cùng nghiên cứu những tin tức công nghệ liên quan, những bài viết sau này hy vọng sẽ liên tục đạt được nhiều đề tài hay và view cao nhất.