Những tựa game huyền thoại “chết yểu” khi lên mobile


- Top 5 game mobile mới hot nhất tháng 9 không thể bỏ lỡ
- Hãy làm cho tỉ lệ thắng Tốc Chiến hay bất kỳ tựa game MOBA nào khác tăng vọt bằng 4 mẹo sau đây
Nhưng có người thành công cũng sẽ có kẻ thất bại, rất nhiều cái tên trong đó tuy rất được chào đón nhưng lại sớm lụi tàn trong thời gian ngắn. Và Sforum sẽ cùng các bạn điểm mặt chỉ tên những kẻ “ngã ngựa” từng mang danh huyền thoại nhé.
Audition
Nếu nhắc tới game online thời xưa gắn liền với các thế hệ 8X, 9X thì khộng thể nào bỏ qua được cái tên Audition. Không chỉ tạo nên tiếng vang nhờ vào lối chơi khác biệt hoàn toàn với phần đông game online theo phong cách kiếm hiệp ở thời điểm đó, Audition còn tạo nên cơn sốt trong giới trẻ nhờ vào hàng loạt các sự kiện hot teen, giao lưu, âm nhạc…nói không ngoa khi rất nhiều ca sĩ hiện nay như Đông Nhi, Ngô Kiến Huy, Bảo Thy nổi lên cũng một phần nhờ vào tựa game này. Với thành tích đồ sộ như vậy, rất nhiều người đã rất trông đợi vào Audition khi có thông tin tựa game này ra mắt phiên bản mobile.
Thế nhưng sau rất nhiều lần ra mắt bản mobile với đủ tên gọi: Au 2, Audition Mobile VNG, Au Mobile hay gần nhất là Audition Online VTC. Tất cả những gì mà cái tên này nhận được là một rổ gạch đá cùng những lời than phiền từ phía game thủ dành cho cả nhà phát hành lẫn tựa game. Có lẽ điểm mấu chốt lớn nhất dành cho tựa game này nằm ở việc nó hoàn toàn không phù hợp với mobile: đồ họa thì quá cũ kĩ còn người chơi thì chẳng thể nào tìm lại được cảm giác “phá bàn phím” ngày xưa trên một màn hình cảm ứng cả.
Boom Online
Cũng tương tự như Audition, Boom Online ngày xưa cũng là một trong những cái tên đình đám gắn liền tuổi thơ biết bao thế hệ game thủ với những cái tên nhân vật quen thuộc như Khò Khò, Bé Bỏng, Thịt Mỡ, Mơ Màng hay Nhanh Nhảu…chắc chắn nói ra thì bất kì ai thuộc thế hệ 8x, 9x sẽ đều nhớ.
Với việc chuyển thể đến 99% phiên bản PC: từ đồ họa, nhân vật cho đến lối chơi, rất nhiều người đã hi vọng vào cuộc hồi sinh thần kì của tựa game này. Thế nhưng hi vọng nhiều rồi thất vọng nhiều, cả hai nhà phát hành lớn của Việt Nam là VNG và VTC đều phải nhận cái kết đắng với tựa game này. Thậm chí VTC dù đã hợp tác đồng phát hành với công ty chủ quản của tựa game là Nexon nhưng cũng chỉ có thể duy trì Boom M trong một thời gian rất ngắn.
GunBound
Khoảng thời gian 2004, GunBound nổi lên như một hiện tượng game online ở thời điểm đó, lối chơi vui nhộn, màu sắc tươi sáng cùng hiệu ứng biểu cảm nhân vật dễ thương đã khiến game lọt top doanh thu trong một thời gian dài.
Có thể nói bản thân GunBound cũng là một trong những tựa game được làm lại trên nền tảng mobile nhiều nhất. Đơn cử có thể kển đến GunPow và Gunny Mobi của VNG, Gun Gun Mobile của Sohagame, Gunbound M của Dragon Studio, GunX: Fire của Gamota. Khó có thể nói rằng GunBound đã chết yểu với số lượng bản làm lại lớn như vậy. Nhưng với việc có quá nhiều phiên bản cùng lúc khiến lượng người chơi bị dàn đều cũng là một trong những nguyên nhân khiến tựa game này không thể quay lại thời kỳ đỉnh cao danh tiếng của mình.
Kiếm Thế Mobile
Là một trong những tựa game kiếm hiệp làm nên tên tuổi của nhà phát hành VNG, thế nên không khó hiểu vì sao Kiếm Thế Mobile được nhà phát hành này kì vọng rất nhiều về mặt doanh thu. Thế nhưng thay vì đầu tư kĩ lưỡng về mặt đồ họa hay sự tiện ích tối đa cho game thủ mobile, những gì mà người chơi nhận được lại là một phiên bản “pha ke” với game play và đồ họa thậm chí còn thua xa phiên bản PC.
Với một tựa game tệ hại như vậy nhưng bằng một cách thần kì nào đó, VNG vẫn có thể duy trì nó suốt 3 năm và chỉ vừa mới chịu đóng của tựa game này vào ngày 31/08/2021 sau khi tạo điều kiện cho người chơi chuyển sang 2 tựa game mobile khác là Perfect World VNG và Tân Tiếu Ngạo VNG.
Crossfire Legends
Sẽ thật oan uổng cho CFL khi nó xuất hiện trong danh sách ngày hôm nay bởi khác với những cái tên ở trên, chết yểu do không được sự đón nhận của game thủ thì Crossfire Legends lại hoàn toàn ngược lại. Dù không được phát hành cùng nhà với bản PC nhưng Đột Kích phiên bản mobile vẫn thu hút được một lượng người chơi khổng lồ và từng được đánh giá là tựa game mobile hay nhất ở thời điểm ra mắt.
Nguyên nhận cho sự “bạc phận” của Crossfire Legends đến từ việc thiếu ý thức của một bộ phận game thủ sử dụng hack và sự tắc trách trong quản lí của VNG dẫn đến việc tựa game này bị người chơi ruồng bỏ. Hậu quả là cuối năm 2020, CFL chính thức tuyên bố ngừng phát hành tại Việt Nam, khiến game thủ mãi ngậm ngùi khi không thể tiếp cận phiên bản thứ 2 của tựa game này.
Tạm kết
Không biết là vô tình hay cố ý nhưng cả năm cái tên trong danh sách ngày hôm nay đều có sự xuất hiện của VNG. Nhiều người vẫn lên tiếng về việc người Việt nên ủng hộ nhà phát hành Việt nhưng với sự “mát tay” trong việc tàn sát các tựa game mobile hay nhất 2021của mình, VNG có lẽ cũng nên chấp nhận việc bản thân trở thành cái tên bị cộng đồng game thủ anti nhiều nhất. Còn bạn thì sao, 5 cái tên ở trên, đâu là sự nuối tiếc lớn nhất của bạn? Cùng chia sẻ với Sforum nhé.

Bình luận (0)