Nổ điện thoại khiến một thanh niên nát bét bàn tay chỉ vì vừa sạc vừa chơi game


Vừa qua, Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nội đã tiếp nhận một trường hợp thanh niên V.T.T bị chấn thương nặng, cụ thể là phần môi bị rách với vết thương 2x2cm, bàn tay bị nát mất 2-3 phần mềm, phần cẳng chân bị thương nặng,... Đây là hậu quả của việc vừa sạc điện thoại vừa chơi game, khiến cho smartphone phát nổ gây tai nạn không đáng có.
Qua điều trị, người bệnh đã được phẫu thuật để khâu vết thương ngón 3, xử lý mỏm cụt ngón 1 và 2; xử lý vết thường phần mềm ở vùng ô mô cái và phần cẳng chân bị thương. Vẫn may mắn việc phát nổ không ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như vậy. Được biết, các bệnh viện khác cũng đã tiếp nhận một số trường hợp tai nạn do nổ smartphone trong lúc chơi game gây bỏng mặt, cụt các chi,... Người dùng cần nhận thức rõ hơn về tính nghiêm trọng của việc dùng smartphone quá độ khi sạc dẫn đến sự cố không nên xảy ra.
[caption id='attachment_596902' align='aligncenter' width='1280']

Khi pin sạc, quá trình nạp năng lượng vào pin, dòng điện được giảm áp sẽ được truyền vào smartphone thông qua củ sạc. Lúc này, hệ thống quản lý năng lượng sẽ hoạt động để kiểm soát dòng điện vào trong pin, các cell pin với thành phần hoá học lithium sẽ lưu trữ điện để bạn sử dụng điện thoại. Trong quá trình sạc, bộ quản lý năng lượng sẽ hoạt động dẫn đến nóng máy, đồng thời pin khi được nạp năng lượng cũng sẽ phát sinh ra nhiệt. Máy vốn dĩ khi sạc đã nóng, mà lại còn chơi game, đặc biệt là các game nặng 'bào' máy như Liên Quân, PUBG, Genshin Impact,... làm cho các vi xử lý phải hoạt động hết công suất, đã nóng nay lại còn nóng hơn.
Khác với laptop, PC vừa cắm điện vừa dùng vẫn an toàn, không bị gì, các dòng điện thoại hầu hết không có quạt tản nhiệt để làm mát máy khi vừa nạp điện vừa sử dụng. Dẫn đến tình trạng quá nóng không kiểm soát trên smartphone, dẫn đến phát nổ.
Pin có thành phần hoá học, quá nóng là nổPhần lớn tai nạn khi vừa sạc vừa chơi là do phát nổ chứ không phải do giật điện. Dòng điện không trực tiếp gây ra nguy hiểm như mọi người lầm tưởng mà chủ yếu là nhiệt độ của pin. Trong pin có các thành phần hoá học rất dễ nổ, đặc biệt khi tiếp xúc nhiệt độ cao pin còn dễ sinh ra các khí H2, CH4, CO, HF,... vốn rất dễ bắt lửa. Khi đã quá mức chịu đựng của viên pin, chúng sẽ cùng với các hoá chất phát nổ dẫn đến sát thương rất lớn cho người cầm máy.
Chẳng phải trong smartphone có chip quản lý năng lượng và nhiệt rồi tại sao vẫn nổ? Bộ phận quản lý năng lượng cũng chỉ quản lý được trong một mức nhất định, hơn nữa chúng chỉ điều chỉnh năng lượng nạp vào máy chứ không thể điều chỉnh được hiệu năng của vi xử lý khi đang chơi game để giảm nhiệt độ.
Smartphone là vật cần thiết, không phải lúc nào cũng có thể để cho máy sạc xong mới được sử dụng, đặc biệt với những người sử dụng smartphone làm 'cần câu cơm'. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đang cắm sạc chính hãng và đúng với công suất của máy, hoặc chắc ăn hơn thì dùng sạc dự phòng hoặc sạc qua laptop để hạn chế sự mất kiểm soát của dòng điện dẫn đến quá nhiệt.
Hơn nữa, hãy để ý nhiệt độ của điện thoại, nếu máy quá nóng thì tạm ngưng sử dụng và đợi cho máy nguội và nên hạn chế vừa sạc vừa dùng tại các nơi quá nóng hoặc dưới trời trưa nắng. Tốt hơn hết, bạn không cần chờ máy đầy, cứ rút khi vừa đủ pin cần dùng để không phải vừa xài vừa sạc.
Quá nhiều sự việc thương tâm do nổ smartphone dù đã có rất nhiều lời cảnh báo. Hãy ngưng vừa chơi game vừa cắm sạc điện thoại để bảo vệ bản thân, gia đình và thậm chí bảo vệ chính chiếc smartphone của bạn.
- Xem thêm:Chuyên mục Khám phá

Bình luận (0)