Ngày càng có nhiều người tìm đến kỹ thuật chụp Panorama vì nó có thể chụp rất nhiều loại ảnh bao gồm phong cảnh, kiến trúc và không gian. Nhờ vào sự phát triển đột phá ở trong giới nhiếp ảnh thời gian gần đây mà kỹ thuật chụp Panorama là một phương tiện vô cùng hữu ích cho những ai muốn ghi lại mọi thứ xung quanh chỉ trong một tấm hình duy nhất.
Vậy Panorama là gì? Hãy khám phá trong bài viết dưới đây mà Sforum để biết thông tin chi tiết nhé.
Panorama là gì?
Trong tiếng Hy Lạp, từ Panorama được tạo bởi 2 từ pano (nghĩa là tất cả) và horama (nghĩa là cảnh). Nghĩa của nó là một bức ảnh hoặc bức tranh mô tả toàn cảnh của một không gian bất kỳ.
Panorama đã xuất hiện từ rất lâu trước đây và được thấy trên những bức bích họa tại Pompeii từ năm 20 sau Công Nguyên. Năm 1787, thuật ngữ này được công nhận và đặt tên bởi họa sĩ người Anh – Robert Barker.
Chụp ảnh Panorama là gì?
Panorama đã được phát triển để giúp chụp toàn cảnh không gian dưới góc nhìn rộng khắp. Nhưng việc quan trọng đối với bức ảnh này là góc chụp, cần phải đạt ít nhất 110 độ (tầm nhìn bằng hoặc lớn hơn mắt người) mới được xem là Panorama. Không những thế, tỉ lệ ảnh Panorama thường là 2:1, hoặc thậm chí là 4:1 hoặc 10:1 với góc chụp tới 360 độ. Trong nhiếp ảnh Panorama, tỉ lệ khung hình và độ bao phủ trường hình ảnh thường đóng vai trò quan trọng nhất, đòi hỏi sự chú ý và kỹ năng tinh tế của người chụp ảnh.
Tuy nhiên, nhờ vào những phần mềm tiện ích như AutoPano, Panorama Make, Photoshop,… việc chụp ảnh Panorama đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần bạn sở hữu một thiết bị kỹ thuật số như máy ảnh DSLR, máy ảnh du lịch hay thậm chí là điện thoại thông minh cũng đều hỗ trợ tính năng chụp Panorama, mọi người có thể tạo ra những bức ảnh Panorama tuyệt đẹp mà không cần tới những kỹ năng chuyên môn.
Những loại ảnh Panorama
Vertical Panorama
Vertical Panorama được biết đến là kỹ thuật chụp ảnh toàn cảnh không gian theo chiều dọc. Bằng cách chụp theo chiều dọc, ảnh sẽ có chiều cao lớn hơn chiều rộng. Điều này cho phép thu được chi tiết toàn cảnh đối tượng một cách rõ ràng chỉ với một ống kính góc hẹp. Vì vậy, ngay cả khi bạn không có ống kính góc rộng, vẫn có thể chụp được những bức ảnh toàn cảnh đẹp và chất lượng.
Horizon Panorama
Horizon Panorama là kỹ thuật chụp ảnh toàn cảnh ngang bao quát không gian phổ biến nhất hiện nay. Thông thường, tỉ lệ của ảnh chụp là 2:1 (chiều ngang gấp đôi chiều dọc).
Những nhiếp ảnh gia ngày nay rất chú trọng đến kỹ thuật chụp ảnh Horizon Panorama bởi nó giúp tạo ra những bức ảnh toàn cảnh có độ phân giải cao phục vụ cho mục đích thương mại hoặc cá nhân. Đây là kỹ thuật thường được sử dụng để chụp những không gian lớn như biển, núi non, không gian khách sạn, nhà hàng và nhiều địa điểm khác.
Partial Panorama
Partial Panorama là kỹ thuật chụp ảnh được dùng rộng rãi ở trên nhiều thiết bị từ máy ảnh kỹ thuật số đến smartphone. Khi bạn dùng kỹ thuật này, nhiều bức hình sẽ được ghép lại với nhau thành một khung để tạo ra bức ảnh Partial Panorama.
360° Panorama
360° Panorama là một loại ảnh Panorama phức tạp bởi vì nó bao quát toàn cảnh xung quanh. Thông thường, bạn sẽ thấy loại ảnh này xuất hiện ở trên Facebook 360 hoặc trên Google Maps.
Để có thể chụp ảnh 360° Panorama, bạn có thể bắt đầu bằng một vài ảnh Panorama và chụp tiếp cho đến khi ảnh cuối cùng quay trở lại góc độ ban đầu. Khi ghép những hình ảnh này lại với nhau, bạn sẽ tạo nên một bức ảnh 360° Panorama hoàn chỉnh.
Hướng dẫn chụp ảnh Panorama ở trên điện thoại
Điện thoại Android
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy ấn vào Camera (Máy ảnh) ở trên điện thoại Android của mình.
Bước 2: Bấm tiếp vào mục Thêm nữa và chọn chế độ Panorama để bắt đầu chụp ảnh.
Điện thoại iPhone
Bước 1: Khởi động ứng dụng Camera ở trên iPhone.
Bước 2: Ấn chọn vào chế độ Toàn cảnh (Panorama) để tiến hành chụp ảnh.
Tạm kết
Tuy trên thị trường hiện nay có rất nhiều máy hỗ trợ chế độ Panorama nhưng bạn cũng nên tìm hiểu những kỹ thuật đơn giản để tạo nên những bức ảnh ưng ý nhất. Mong rằng bài viết ngắn này sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật chụp ảnh này.
- Xem thêm: Thủ thuật Android, Thủ thuật iOS
Thông tin người gửi