18 phong tục ngày Tết làm nên văn hoá Việt mà bạn nên biết


Ý nghĩa phong tục ngày Tết Việt Nam luôn là đề tài được nhiều người say mê tìm hiểu. Không chỉ đa dạng và chứa đựng giá trị truyền thống, phong tục đẹp ngày lễ Tết cổ truyền ở Việt Nam còn tạo ra sự gắn kết của một mùa xuân ấm áp. Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
Hiện tại, CellphoneS đang diễn ra chương trình SALE TẾT với nhiều sản phẩm công nghệ giảm giá cực sốc:
Phong tục là gì?
Phong tục là một khái niệm mô tả những thói quen, quy tắc xã hội và các hành động truyền thống mà một cộng đồng hay quốc gia nào đó duy trì và truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây không chỉ là các hành động cụ thể, mà còn là cách mọi người hiểu và đánh giá giáo dục, tôn giáo và quan hệ xã hội.
Trong mỗi nền văn hóa, phong tục có thể bao gồm lễ nghi (điển hình là phong tục lễ Tết ở Việt Nam), tập quán gia đình, các nghi lễ tôn giáo, và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống hàng ngày. Đây không chỉ là những quy tắc ứng xử, mà còn là cách mà mọi người tương tác và xây dựng mối quan hệ xã hội.
Phong tục thường phản ánh bản sắc văn hóa, đặc điểm độc đáo của mỗi cộng đồng, và chúng có thể thay đổi theo thời gian. Đồng thời, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thế hệ, giữ gìn giá trị truyền thống và xây dựng sự đoàn kết trong cộng đồng.
Giải mã ý nghĩa của các phong tục ngày Tết
Tết Nguyên Đán, không chỉ là một dịp lễ truyền thống mà còn đựơc coi là ngày lễ vô cùng quan trọng. Nó không chỉ đánh dấu sự kết thúc của một năm và sự bắt đầu của một năm mới, mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc được thể hiện qua những phong tục đẹp ngày Tết cổ truyền.
Lịch sử
Đâu tiên, phải kể đến những phong tục ngày Tết Việt Nam gắn với lịch sử của dân tộc. Từ những sự kiện lịch sử đặc biệt đến những giai đoạn quan trọng đều có thể là cở sở hình thành một phong tục và được phát huy qua nhiều thế hệ. Điển hình là Tảo mộ - phong tục gắn liền với lịch sử của một dòng họ; Hay các lễ hội gắn liền với một vị anh hùng dân tộc.
Tư liệu dân gian
Tư liệu dân gian mà điển hình là những câu chuyện truyền miệng cũng vai trò quan trọng trong việc duy trì và truyền thống hóa các phong tục. Câu chuyện về nguồn gốc và ý nghĩa của các phong tục thường được truyền đạt qua các thế hệ, như câu chuyện về ông Công ông Táo, người cai quản vạn sự trong nhà.
Địa hình và khí hậu
Ngoài ra, đặc điểm địa hình và khí hậu cũng là yếu tố khiến phong tục ngày Tết tuy thống nhất nhưng lại có nét riêng của từng vùng miền. Ví dụ, ở các vùng đồng bằng khí hậu ấm áp ở phía nam nước ta, người dân làm nông là chủ yếu, nên phong tục Tết thường liên quan mật thiết đến đất đai và sản xuất nông nghiệp. Điển hình là cúng đất, cúng thần nông - những nghi lễ tôn kính và mong ước cho một mùa màng bội thu.
18 phong tục ngày Tết Việt Nam cần phải biết
Dù có nguồn gốc từ đâu thì cũng không thể phủ nhận ý nghĩa phong tục ngày Tết Việt Nam mang lại. Chính vì thế, việc tìm hiểu và tiếp tục kế thừa phát huy những giá trị tốt đẹp đó là niềm tự hào của mỗi chúng ta.
Dọn dẹp nhà cửa
Trong những ngày trước Tết, mọi gia đình thường hăng say lau chùi, quét dọn nhà cửa, làm sạch sẽ từ trần đến sàn, từ góc này đến góc khác. Đồ đạc không cần thiết thường được loại bỏ, tạo không gian thoải mái và gọn gàng hơn. Ngoài ra, việc trang trí nhà cửa cũng là một phần quan trọng trong tục dọn nhà. Hoa mai, hoa đào và loài hoa rực rỡ khác được đặt trang trí để tạo ra không khí tết ngập tràn trong ngôi nhà.
Mâm ngũ quả
Bàn thờ tổ tiên được trang trí trang nghiêm với những vật phẩm linh thiêng, cùng với mâm cỗ được bày gồm năm loại quả thường là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung hoặc quýt dâng lên tổ tiên và mong ước cho sự bình an và phồn thịnh trong năm mới.
Cúng ông Công, ông Táo
Người Việt tin rằng, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm là dịp ông Công và ông Táo lên thiên đình để báo cáo về những công việc của gia chủ trước Ngọc Hoàng. Nghi lễ cúng ông Công, ông Táo thường diễn ra bằng cách mua cá vàng, biểu tượng của sự phồn thịnh và may mắn, để cúng bày trước bàn thờ. Bàn thờ được trang trí cầu kỳ với những vật phẩm linh thiêng, giấy vàng, lá cỏ, và mâm cỗ đặc biệt với những món ăn truyền thống.
Cúng tổ tiên
Cúng tổ tiên, ông bà là một trong những nét đặc trưng của phong tục Tết Việt Nam. Chiều ngày 30 tháng Chạp, mọi gia đình thường bắt đầu chuẩn bị cho lễ rước ông bà. Vào ngày này, bàn thờ tổ tiên được trang trí trang nghiêm với những vật phẩm linh thiêng, làm từ các loại hoa lá và trái cây tươi tắn. Mâm cơm được bày cúng đặc biệt, với những món ăn truyền thống như bánh chưng, giò lụa, nem, gà luộc. Sau ba ngày Tết, nghi lễ đưa tiễn tổ tiên ông bà sẽ được tổ chức tương tự.
Cúng giao thừa
Lễ cúng giao thừa là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động tâm linh của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán. Trước hết, gia đình chuẩn bị bàn thờ tổ tiên, trang trí cầu kỳ với những vật phẩm linh thiêng và mâm cơm truyền thống. Khi đến 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp, gia đình tổ chức lễ cúng, thực hiện các bước như châm hương, đặt trầu và thắp nhang, đồng thời diễn ra những lời cầu nguyện và lời tri ân đối với tổ tiên.
Dựng nêu
Vào tối 30 Tết, gia đình sẽ cùng nhau dựng nêu tại vị trí quan trọng, thường là trước nhà hoặc trong sân vườn. Người ta tinh rằng, cây nêu sẽ giúp trấn giữ tà ma, không cho chúng quấy nhiễu sự bình an trong cả một năm. Ngày nay, nhiều gia đình đã thay thế cây nêu bằng bùa nêu treo trước của nhà.
Hái lộc
Hái lộc đầu xuân là một trong những phong tục đẹp ngày Tết cổ truyền. Đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết, người ta thường ngoài chọn những nụ non mới nhú tràn đầy sức sống (của cây mai, cây si hay một số cây ra hoa vào mùa xuân) để hái và mang về nhà - đó gọi là hái lộc. Người ta tin răng hành động này mang lại sự may mắn cho cả năm.
Xuất hành
Người Việt thường xem ngày mùng 1 là một lúc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Do đó, việc xuất hành trong ngày này được coi là bước khởi đầu quan trọng, tượng trưng cho sự khởi đầu mới, may mắn và thành công trong năm mới. Trước khi xuất hành, mọi người thường chọn kỹ lưỡng hướng đi, giờ xuất phát và phương tiện di chuyển.
Chúc Tết
Mọi người thường dành thời gian để chúc Tết, tỏ lòng tri ân và đặt niềm tin vào những lời chúc phúc. Gia đình và bạn bè thường gửi nhau những lời chúc tốt lành, chúc sức khỏe, thành công, và may mắn trong năm mới, con cháu cũng có thể mang những giỏ quà đến biếu ông bà cha mẹ. Đây là phong tục lễ Tết ở Việt Nam thể hiện lòng quan tâm mà và sự khích lệ để bắt đầu một năm mới với tinh thần lạc quan.
Lì xì
Lì xì, hay còn gọi là 'mừng tuổi,' là một phần không thể thiếu của phong tục Tết cổ truyền. Người lớn thường trao lì xì cho trẻ em và người lao động trẻ, tượng trưng cho sự chúc phúc và may mắn. Giá trị của bao lì xì không phải ở mệnh giá mà là ở tấm chân tình và sự yêu thương của những người thân trong gia đình.
Lễ chùa đầu năm
Lễ chùa đầu năm là một trong những nghi lễ truyền thống không riêng ở Việt Nam mà còn tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nền văn hóa có sự ảnh hưởng của đạo Phật. Lễ chùa đầu năm thường diễn ra vào đêm 30 tháng Chạp và sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán, mang theo ý nghĩa tâm linh, lòng biết ơn và khao khát hạnh phúc, an lành cho cả cộng đồng.
Tảo mộ
Phong tục tảo mộ ngày cận Tết là một nghi lễ truyền thống chặt chẽ, mà người Việt thực hiện với lòng biết ơn và tôn kính đối với ông bà, tổ tiên đã khuất. Trước ngày Tết, gia đình thường tập trung đến nghĩa trang hoặc các nơi an táng để chuẩn bị cho nghi lễ này.
Xông đất
Theo quan niệm dân gian, người đầu tiên bước chân vào nhà mới trong năm mới sẽ ảnh hưởng lớn đến vận mệnh và may mắn của gia đình trong suốt năm tới. Do đó, việc lựa chọn người xông đất được coi là một quyết định quan trọng và được chú trọng khắp nơi. Người ta thường dựa vào năm sinh (con giáp) của một người để chọn ra người xông đất hợp mệnh với gia chủ nhất.
Nước đầy lu, gạo đầy hủ
Phong tục chuẩn bị nước đầy lu và gạo đầy hủ là một trong những nghi thức truyền thống quan trọng trong chuỗi các hoạt động chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, chủ yếu tại các tỉnh miền tây nam bộ. Họ tin rằng đây là điềm lành tượng trưng cho một năm mới ấm no.
Đi chợ Tết
Người Việt thường bắt đầu chuẩn bị cho Tết từ những ngày cuối năm dương lịch. Đi chợ Tết không chỉ là cơ hội để mua sắm các vật dụng cần thiết như thực phẩm, đồ dùng gia đình, quần áo mới, mà còn là dịp để tận hưởng không khí sôi động và trang trí đẹp đẽ trên các khu chợ truyền thống.
Cúng thần Nông
Phong tục cúng thần Nông là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam, được thực hiện trong dịp Tết Nguyên Đán (thường diễn ra vào ngày mùng 7 tháng 1 âm lịch) để tôn vinh Thần Nông - vị thần được coi là bậc thầy của nghề nông, là người bảo vệ và mang lại mùa màng bội thu.
Không quét nhà 3 ngày Tết
Có nhiều lý giả cho phong tục này. Một trong số đó là điểm cho rằng, khi quét nhà, người ta có thể đẩy đi tài lộc và cơ hội, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phồn thịnh trong năm mới. Người ra tin rằng việc quét nhà vào ngày Tết sẽ đánh rơi đi tài vận và may mắn của gia đình.
Gói bánh Chưng, bánh Tét
Bánh Chưng hay bánh Tét đều là loại bánh truyền thống của Việt Nam. Nhiều gia đình chọn cách tự quay quần gói bánh và hấp bánh cùng nhau. Đây là dịp để gia đình tụ họp, trò chuyện và chia sẻ những câu chuyện của một năm vừa qua.
Hoạt động thể hiện ý nghĩa phong tục ngày Tết như thế này là những khoảng khắc đáng nhớ mà bạn nên ghi lại cho mình. Không cần quá cầu kỳ, chỉ với một chiếc điện thoại đầy đủ tính năng sau đây, bạn đã cho thể lưu lại và chia sẻ cho những người thân yêu.
[Product_Listing categoryid='3' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/mobile.html' title='Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
Ý nghĩa phong tục ngày Tết Việt Nam chính là những giá trị quý giá mà dù đi đến đâu bạn vẫn thấy nhớ. Hãy chia sẻ phong tục đẹp ngày lễ Tết cổ truyền ở Việt Nam mà bạn yêu thích nhất bằng cách bình luận ngay bên dưới nhé

Bình luận (0)