Quảng cáo thì nhiều nhưng rốt cuộc kính cường lực Gorilla Glass bền đến mức nào?


Các thiết bị smartphone ngày nay sử dụng rất nhiều loại mặt kính cường lực. Cho dù smartphone có kích thước có ngày cảng lớn, hay mặt sau giúp hỗ trợ sạc không dây thì kính vẫn là vật liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất những smartphone cao cấp. Tuy nhiên, ở thời buổi 'bình minh' của smartphone, các nhà sản xuất như Samsung và Apple thường sử dụng vỏ nhựa, vì chúng bền hơn, ít bị trầy xước hoặc nứt vỡ hơn. Một trong những yếu tố chính khiến các nhà sản xuất chuyển sang sử dụng kính là nhờ kính cường lực Gorilla glass của Corning.
Xuất thân của kính cường lực 'khỉ đột'
Vào năm 2007, Steve Job đã phải thay vỏ nhựa chiếc iPhone của mình bằng lớp kính cường lực sau khi bị trầy xước thậm tệ vì để trong túi. Điều này chỉ diễn ra vài tuần trước khi chiếc iPhone mới ra mắt hoàn toàn. Sau đó, kính cường lực Gorilla đã trở thành một tiêu chuẩn hoàn toàn mới đối với Apple nhiều năm về sau.
Mặc dù bên ngoài có thể trông giống như một tấm kính rất mỏng bình thường, nhưng Gorilla Glass đã trải qua quy trình xử lý hóa học để làm chúng trở nên cứng cáp hơn và có khả năng chống vỡ cao hơn. Điều này đạt được bằng cách nhúng các tấm kính bình thường vào các bồn chứa kali cực nóng. Trong điều kiện này, các ion natri trong thủy tinh sẽ được thay thế bằng các icon kali có kích thước lớn hơn.

Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mặt kính bị hư tổn. Với tấm kính thủy tinh bình thường khi bị hư hỏng, chúng thường dẫn đến các đường nứt thêm dọc theo vị trí ban đầu, bởi lúc này toàn bộ bề mặt tấm kính mát đi tính nguyên vẹn. Kính cường lực Gorilla Glass giảm thiểu hiệu ứng nứt vỡ này, khoanh vùng khu vực bị tổn thương. Đồng thời, chúng cũng có độ đàn hồi cao hơn khi chịu va đập và trầy xước.
Phiên bản kính cường lực Gorilla Glass nào tốt nhất?
Kể từ lần ra mắt đầu tiên năm 2008, đã có tám biến thể kính cường lực Gorilla Glass khác nhau được trang bị cho các thiết bị như smartphone, máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị đeo. Một số trong các biến thể này có tính chuyên biệt hơn, chẳng hạn như Gorilla Glass SR+ và DX+ được sử dụng trên smartwatch. Thậm chí Gorilla Glass cũng từng xuất hiện trên kính chắn gió của một số xe Ford ở Mỹ, vì vậy, chúng không chỉ giới hạn ở các sản phẩm công nghệ thuần túy. Với mỗi lần ra mắt phiên bản mới, Corning đều tìm ra những cách mới để cải thiện độ bền của vật liệu cũng như làm cho mặt kính mỏng hơn.

Về độ bền
Các thế hệ kính cường lực Gorilla Glass khác nhau đều có mức độ dẻo dai riêng của mình, và được cải thiện sau mỗi phiên bản. Trong tài liệu giới thiệu của phiên bản Victus, Corning tuyên bố phiên bản mới này có thể sống sót sau khi rơi xuống bề mặt cứng từ độ cao 2m. Khi so sánh với kính Aluminosilicate từ các nhà sản xuất khác thường bị hư hỏng khi rơi từ độ cao 0.8m. Ngoài ra, khả năng chống xước của Gorilla Glass Victus tốt hơn gấp 4 lần so với kính aluminosilicate thông thường.

Do đó, mặc dù khó có thể xảy ra, nhưng kính cường lực Gorilla Glass không phải là không thể phá hủy, đặc biệt là trong trường hợp rơi từ độ cao 2 mét. Tuy nhiên, chúng đảm bảo cho điện thoại có khả năng sống sót cao hơn khi bất ngờ bị rơi xuống từ mặt bàn.
Những lựa chọn thay thế khác
Mặc dù Gorilla Glass là cái tên đã có mặt trên thị trường được khoảng một thập kỷ, nhưng không có tên nhiều đối thủ cạnh tranh của họ trên danh sách điện thoại cao cấp.
Apple đã sử dụng tấm nền Gorilla Glass trên các mẫu iPhone của mình trong nhiều năm. Tuy nhiên bạn có thể nhận thấy rằng kể từ iPhone 12, Apple đã sử dụng các tấm chắn gốm theo công nghệ Ceramic Shield thay cho Gorilla Glass. Chúng được tạo ra bằng cách đưa các tinh thể gốm nano - cứng hơn hầu hết các kim loại - vào thủy tinh để cho độ bền cao hơn. Đồng thời, quy trình trao đổi ion kép giúp chúng bảo vệ chống lại các vết xước, nứt và hao mòn hằng ngày. Tuy nhiên, Ceramic Shield là sản phẩm do Corning và Apple hợp tác cùng nhau.

Có lẽ đối thủ lớn nhất của Gorilla Glass là dòng kính Xensation của Schott. Sản phẩm này gần đây đã xuất hiện trên một vài mẫu flagship của Vivo, bao gồm cả Vivo X70 Pro, nhưng có vẻ như dòng kính này cũng không có điểm nào cho thấy chúng sẽ tranh giành thị trường với Gorilla Glass.
Kết luận
Kính cường lực Gorilla Glass về cơ bản vẫn hoàn toàn là thủy tinh, do đó chúng có thể được tái chế. Rõ ràng rằng quy trình sản xuất ra Gorilla Glass sử dụng nhiều năng lượng, vì vậy, không tốt cho môi trường. Nhưng với mục đích sử dụng cho các màn hình hiển thị, chúng vẫn là sản phẩm tốt, thân thiện với môi trường. Hãy thử tìm hiểu xem chiếc điện thoại trên tay bạn đang sử dụng kính cường lực Gorilla Glass phiên bản nào, và chúng có những ưu điểm gì.
- Xem thêm bài viết chuyên mụcThị trường

Bình luận (0)