RTX 2050 vs GTX 1650: Nên chọn mẫu nào?


Ở phân khúc card đồ họa tầm trung, hai cái tên thường xuyên được đặt lên bàn cân chính là RTX 2050 vs GTX 1650. Vậy đâu là lựa chọn đáng đầu tư hơn ở thời điểm hiện tại?
Nếu bạn đang phân vân giữa hai dòng GPU: RTX 2050 vs GTX 1650 thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về hai sản phẩm này. Mời bạn cùng theo dõi!

Sơ lược về 2 loại card đồ họa RTX 2050 và GTX 1650
GTX 1650 là một trong những dòng card phổ thông ra mắt năm 2019 của NVIDIA, được xây dựng trên kiến trúc Turing. Card này xuất hiện khá phổ biến trong các mẫu laptop gaming giá rẻ và máy tính văn phòng cao cấp, nhờ khả năng xử lý ổn định với các tác vụ đồ họa cơ bản, chơi game nhẹ nhàng và tiết kiệm điện.
Trong khi đó, RTX 2050 ra mắt sau đó vào cuối năm 2021, sử dụng kiến trúc Ampere, thế hệ mới hơn so với Turing. Dù mang tên RTX, nhưng RTX 2050 lại được xem là "cây cầu nối" giữa GTX và các dòng RTX cao cấp, vì nó có nhiều tính năng cao cấp như Ray Tracing, DLSS, nhưng hiệu năng vẫn nằm trong phân khúc phổ thông. Điều này khiến RTX 2050 vs GTX 1650 trở thành chủ đề so sánh khá thú vị cho người dùng đang muốn lựa chọn laptop hoặc PC phù hợp.
Nếu bạn đang tìm hiểu về sự khác biệt giữa RTX 2050 và GTX 1650 thì chắc hẳn bạn cũng đang cân nhắc lựa chọn một chiếc laptop phù hợp. Dưới đây là một số mẫu laptop đang được nhiều người dùng quan tâm tại CellphoneS, mời bạn cùng tham khảo nhé.
[Product_Listing categoryid="2197" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop/ai.html" title="Danh sách Laptop AI đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
So sánh chi tiết về thông số kỹ thuật
RTX 2050 và GTX 1650 đều là GPU phổ biến trên laptop, nhưng có nhiều điểm khác biệt rõ ràng. RTX 2050 dùng kiến trúc Ampere mới hơn, với 2048 lõi CUDA – gấp đôi so với 1024 lõi của GTX 1650. Nhờ đó, hiệu năng xử lý của RTX 2050 nhìn chung tốt hơn, đặc biệt khi chạy các tác vụ nặng về đồ họa.
Cả hai đều có 4GB VRAM, nhưng RTX 2050 dùng chuẩn GDDR6 cho tốc độ cao hơn, trong khi GTX 1650 thường đi với GDDR5. Xung nhịp của RTX 2050 dao động từ 1155 đến 1477 MHz, thấp hơn một chút so với GTX 1650 (từ 1245 đến 1560 MHz), nhưng vẫn đảm bảo hiệu năng nhờ kiến trúc mới và nhiều lõi hơn.
Điểm nổi bật nhất của RTX 2050 là hỗ trợ Ray Tracing và DLSS – những công nghệ giúp hình ảnh đẹp và mượt hơn khi chơi game. GTX 1650 không có hai tính năng này.
Cuối cùng, RTX 2050 chỉ tiêu thụ từ 30 đến 45W điện năng, thấp hơn GTX 1650 khoảng 75W, nên mát mẻ và tiết kiệm pin hơn, rất phù hợp với laptop mỏng nhẹ.

Hiệu năng khi sử dụng RTX 2050 và GTX 1650
Hiệu năng thực tế là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn card đồ họa, đặc biệt với người dùng cần hiệu suất ổn định trong công việc hoặc giải trí. Vậy khi đặt RTX 2050 và GTX 1650 vào các tình huống sử dụng cụ thể, chúng sẽ thể hiện ra sao?
Khi chơi game
Khi xét đến khả năng chiến game, RTX 2050 tỏ ra nhỉnh hơn khá nhiều so với GTX 1650, đặc biệt ở các tựa game phổ biến hiện nay. Theo một số bài thử nghiệm:
- League of Legends: RTX 2050 đạt trung bình ~450 FPS, còn GTX 1650 chỉ đạt ~226 FPS.
- CS:GO: RTX 2050 đạt khoảng 240 FPS, trong khi GTX 1650 là ~120 FPS.
- Cyberpunk 2077: RTX 2050 cho khoảng 30 FPS ở thiết lập thấp, còn GTX 1650 chỉ đạt tầm 18 FPS.
Như vậy, nếu bạn thường xuyên chơi các game từ trung bình đến nặng, RTX 2050 laptop sẽ mang lại trải nghiệm mượt mà và ổn định hơn. Đặc biệt, nếu game có hỗ trợ DLSS, RTX 2050 sẽ tận dụng được công nghệ này để tăng hiệu suất mà vẫn giữ chất lượng hình ảnh tốt.
Khi sử dụng các ứng dụng đồ họa
Đối với công việc như chỉnh sửa ảnh, dựng video, thiết kế 3D,… RTX 2050 tiếp tục thể hiện ưu thế với sức mạnh xử lý và khả năng tận dụng GPU tốt hơn. Khả năng hỗ trợ CUDA hiệu quả hơn giúp giảm thời gian render, preview mượt mà hơn trong Premiere, After Effects hay Blender.
Tuy nhiên, GTX 1650 vẫn hoàn thành tốt các tác vụ đồ họa cơ bản, nhưng với những ai làm việc chuyên sâu hoặc muốn nâng cấp hiệu suất lâu dài, RTX 2050 là bước tiến rõ rệt.

Mức giá và tính khả dụng của hai loại card
Một yếu tố không thể bỏ qua trong so sánh RTX 2050 vs GTX 1650 là giá cả và khả năng tiếp cận.
- GTX 1650 hiện vẫn xuất hiện trên nhiều mẫu laptop phổ thông có giá từ 13 đến 18 triệu đồng, phù hợp cho sinh viên, người dùng văn phòng, hoặc gamer không quá khắt khe về đồ họa.
- RTX 2050 giá thường nằm trong khoảng 17 đến 23 triệu đồng, xuất hiện trong các mẫu laptop gaming tầm trung hoặc laptop học tập đa dụng đời mới.
Tuy nhiên, RTX 2050 đang dần thay thế GTX 1650 trong các dòng máy mới ra mắt. Vì vậy, về lâu dài, việc mua một laptop hay build một bộ PC có RTX 2050 cũng sẽ đảm bảo khả năng cập nhật phần mềm và tối ưu hiệu năng tốt hơn.
Đâu là lựa chọn tốt nhất?
Nếu bạn chỉ cần một chiếc laptop hoặc PC đủ mạnh để chơi game phổ thông, làm việc văn phòng hoặc xử lý hình ảnh đơn giản, giữa RTX 2050 vs GTX 1650 thì GTX vẫn là một lựa chọn ổn áp, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đầu tư cho hiệu suất tốt hơn, chuẩn bị cho các nhu cầu cao hơn trong tương lai, hoặc đơn giản là muốn tận hưởng công nghệ mới như DLSS, RTX 2050 chắc chắn sẽ là lựa chọn đáng giá hơn.

Cuộc đối đầu RTX 2050 vs GTX 1650 không chỉ đơn giản là so hiệu năng mà còn là bài toán cân đối giữa nhu cầu, ngân sách, hiệu năng và khả năng nâng cấp trong tương lai. Với mức giá không chênh lệch quá nhiều nhưng mang lại cải tiến rõ rệt, RTX 2050 đang dần trở thành lựa chọn “vừa tầm” cho đa số người dùng hiện nay. Nếu bạn đang tìm một chiếc laptop hoặc PC làm việc đồ họa nhẹ, hãy cân nhắc thật kỹ, bởi sự lựa chọn hôm nay có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn trong vài năm tới.
- Xem thêm: Máy tính - Laptop - Tablet

Bình luận (0)