Sốc: Vệ tinh 10 tỷ đô được NASA phóng lên vũ trụ chỉ được trang bị ổ cứng...68GB


James Webb được thiết kế với mục đích chính là giúp tiến hành các hoạt động thiên văn học bằng tia hồng ngoại. Là kính thiên văn quang học lớn nhất trong không gian, độ nhạy và độ phân giải tia hồng ngoại được cải thiện đáng kể cho phép nó quan sát các vật thể ở quá xa hoặc quá mờ mà người tiền nhiệm - Kính viễn vọng Không gian Hubble không thể quan sát được.
Kính thiên văn không gian James Webb là tia hy vọng nhằm mở ra một loạt các cuộc điều tra trong các lĩnh vực thiên văn học và vũ trụ học, chẳng hạn như quan sát các ngôi sao đầu tiên, sự hình thành của các thiên hà đầu tiên, và xem xét chi tiết đặc điểm khí quyển của các hành tinh tiềm năng mà sinh vật có thể sinh sống được.

Vậy tại sao lại tồn tại điều kì lạ này, với kinh phí lên đến 10 tỷ đô thì đương nhiên NASA có thể dễ dàng trang bị cho James Webb một hệ thống lưu trữ lớn hơn. Nhưng ta cũng cần phải hiểu rằng việc so sánh công nghệ hoạt động trong quỹ đạo không gian với công nghệ hoạt động trên Trái đất là gần như không thể.
Hơn nữa, vì vệ tinh sẽ phải làm nhiệm vụ trong vũ trụ bao la nên cũng có những yêu cầu thiết yếu mà các thiết bị này cần đáp ứng chẵng hạn như khả năng chịu nhiệt, độ bền,...
Kính viễn vọng James Webb hoạt động cách xa Trái đất lên đến một triệu sáu trăm nghìn kilomet, liên tục chịu ảnh hưởng của bức xạ và nhiệt độ dưới khoảng -223 độ C (-370 độ F). Vì vậy, ổ cứng SSD, cũng giống như tất cả các bộ phận khác được sử dụng trong kính thiên văn này đã phải hoàn thành quy trình chứng nhận nghiêm ngặt và có khả năng chống bức xạ cũng như chịu được nhiệt độ khắc nghiệt.
[caption id='attachment_624598' align='aligncenter' width='1080']

Ngoài ra, vệ tinh 10 tỷ đô này cũng gửi truyền dữ liệu trở lại Trái đất nhanh hơn nhiều lần so với kính thiên văn không gian Hubble. Tốc độ có thể lên đến 28 megabits trên giây (xấp xỉ 57GB dữ liệu mỗi ngày). Có vẻ như cuối cùng thì 68GB là con số dung lượng lưu trữ vừa đủ cho hoạt động hằng ngày của James Webb.
Hằng ngày, James Webb chỉ có khung giờ 4 tiếng mỗi ngày để có thể kết nối với Trái đất. Do đó, dung lượng của SSD trang bị trên kính thiên văn James Webb không thực sự quan trọng vì nó chỉ cần dung lượng lưu trữ trong ngày.
Tuy nhiên, NASA dự kiến rằng trong 10 năm nữa sẽ chỉ còn 60 GB dung lượng lưu trữ là vẫn có thể truy cập và 3% trong số đó phải được dùng cho mục đích thiết lập các dữ liệu kỹ thuật và hoạt động. Con số tuy khá suýt soát nhưng bạn cũng đừng lo lắng vì NASA quy tụ toàn những nhà khoa học tài giỏi, mọi nguy cơ đều đã được xem xét.

Khả năng lưu trữ của kính viễn vọng James Webb đúng là có hạn nhưng ở trang bị tiên tiến khác thì chiếc kính này có thừa! Ống kính chính 25 mét vuông của James Webb có thể thu được ánh sáng hồng ngoại với bước sóng lên đến 28μm.
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ tiếp tục phục vụ lâu dài như người tiền nhiệm của nó - Kính thiên văn Hubble, vẫn được sử dụng sau 32 năm nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch.
- Xem thêm các bài viết chuyên mụcKhám phá

Bình luận (0)