Trang chủKhám phá
Tác hại bất ngờ đến từ thói quen gập laptop rồi xuất ra màn hình rời sử dụng
Tác hại bất ngờ đến từ thói quen gập laptop rồi xuất ra màn hình rời sử dụng

Tác hại bất ngờ đến từ thói quen gập laptop rồi xuất ra màn hình rời sử dụng

Tác hại bất ngờ đến từ thói quen gập laptop rồi xuất ra màn hình rời sử dụng

Huỳnh Minh, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Huỳnh Minh
Ngày đăng: 22/10/2022-Cập nhật: 14/03/2024
gg news
Chúng ta thường có thói quen gặp màn hình laptop mặc dù hệ thống vẫn còn đang chạy ngầm, điều đó có nên không?

Nếu sử dụng máy tính xách tay đi kèm với một màn hình bên ngoài được gắn trên bàn làm việc, có thể chúng ta sẽ muốn gặp màn hình máy tính để tiết kiệm không gian. Tuy nhiên, máy tính xách tay của chúng ta không được thiết kế để hoạt động khi gập màn hình, điều đó có thật sự đúng hay không?

Mối quan tâm chính khi chúng ta sử dụng máy tính xách tay gập màn hình dù cho hệ thống vẫn đang chạy là có được làm mát đầy đủ hay không. Tuy nhiên điều đó cũng có thể đúng hoặc sai bởi phụ thuộc phần lớn vào thiết kế tản nhiệt của từng loại máy tính xách tay khác nhau. Nếu như bạn đang nghĩ đến một chiếc MacBook Air M1 hoặc M2 không sử dụng quạt tản nhiệt, hiệu suất thấp thì việc gập máy tính dù hệ thống đang chạy hoàn toàn có thể.

Mặt khác, nếu sử dụng một máy tính hiệu năng cao, một laptop gaming thì nhiều khả năng khu vực phía trên của máy tính đóng vai trò khá quan trọng trong việc tản nhiệt. Nếu gập máy màn hình ngay lập tức có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông luồng hơi nóng cần được thoát ra. Một số dòng máy tính xách tay được thiết kế phần màn hình khi mở lên có thể nâng phần dưới của máy khỏi mặt bàn. Với kiểu thiết kế này, chúng ta càng không nên chạy hệ thống với màn hình được gập.

Như chúng ta đã biết, quạt tản nhiệt chỉ làm mát được một phần CPU và GPU. Khi gập màn hình laptop, tấm nền LCD sẽ tiếp xúc gần với thân máy có nhiệt độ cao, điều này dễ gây các tình trạng hư hỏng màn hình.

Tương tự như các thiết bị điện tử khác, tấm nền LCD cũng có ngưỡng nhiệt độ an toàn của riêng nó dao động từ 40 - 60 độ C. Màn hình máy tính xách tay khi gập giữ một lớp không khí giữa chính nó và thân máy tính xách tay, nên có thể tưởng tượng rằng nhiệt độ trong khoảng trống đó có thể cao đến mức ảnh hưởng đến tuổi thọ của các tinh thể lỏng hoặc lớp phủ của màn hình.

Dù nhiệt độ cao có thể chưa làm hỏng màn hình ngay trong thời gian ngắn, thế nhưng nó hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị của tấm nền. Thế nên để đảm bảo an toàn cho thiết bị của mình, chúng ta nên để màn hình máy tính xách tay ở trong một phạm vi nhiệt độ lý tưởng.

Vậy thì cách tốt nhất là chúng ta chỉ nên gập màn hình máy tính xách tay với một góc nghiêng vừa đủ để màn hình tắt, nhưng vẫn không gây ảnh hưởng tới màn hình bởi nhiệt độ, miễn làm sao hơi nóng không thoát trực tiếp lên màn hình. Thế nhưng điều này cũng sẽ khiến cho bụi dễ dàng bám lên bề mặt laptop và màn hình hơn, chúng ta sẽ phải tốn thời gian và chi phí để vệ sinh.

Nếu như máy tính xách tay đang trở nên quá nhiệt và làm giảm hiệu suất hoạt động của nó khi gập màn hình thì đây chắc chắn là vấn đề mà bạn cần quan tâm. Chúng ta chỉ nên cho máy hoạt động ở tác vụ nhẹ nhàng, mang hiệu suất thấp khi có nhu cần gập màn hình lại, điều đó sẽ giúp tăng tuổi thọ sử dụng của máy. Mặc dù phải tính tới mọi trường hợp có thể xảy ra nhưng việc màn hình máy tính bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thoát ra bên ngoài vẫn tương đối hiếm gặp.

Suy cho cùng, cách tốt nhất và an toàn nhất để bảo vệ máy tính xách tay của chúng ta là phải mở màn hình khi chạy hệ thống bên trong. Ngoài ra, chúng ta cũng nên “sắm” thêm một màn hình phụ kết nối bên ngoài và nó sẽ có ích hơn rất nhiều so với việc chỉ sử dụng một màn hình duy nhất.

Dù biết khi gập màn hình lại và chạy hệ thống kèm theo màn hình rời bên ngoài sẽ giúp tiết kiệm không gian nhưng đừng nên quá quan tâm tới hình thức và tính thẩm mỹ vì nó có thể sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc cũng như dễ gây hư hỏng cho máy tính xách tay của bạn.

  • Xem thêm các bài viết chuyên mục Khám phá

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Hướng tới những bài viết tối giản, xúc tích và chất lượng để dễ tiếp cận độc giả

Bình luận (0)

sforum facebook group logo